Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.
Đồng bào Ê đê đặt cho buôn căn cứ cách mạng Ea M’droh, xã Ea M’droh, huyện Cư M’Gar (Đăk Lăk) là buôn Cháy. Bởi trong kháng chiến, buôn Ea M’droh từng bị phóng hỏa thiêu rụi. Đất nước thống nhất, xây dựng lại từ đống tro tàn, “buôn Cháy” từng ngày khởi sắc, căng tràn sức sống.
Cư M’gar là tên gọi của một ngọn núi lửa đã tắt hàng triệu năm ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk. Người trong vùng còn quen gọi bằng cái tên rất đẹp-Núi Hoa. Đây là vùng đất có nhiều dân tộc cùng sinh sống với không gian văn hóa, lễ hội phong phú, đa dạng và độc đáo của các dân tộc thiểu số, trong đó, có Lễ hội Lồng tồng mang đặc trưng riêng của người Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc đã định cư ổn định ở xã Cư M’gar.
Xã hội -
Lê Hường -
16:20, 26/02/2021 Những năm gần đây, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) được tỉnh và các cấp ngành đánh giá, công nhận là địa phương điển hình trong thực hiện phong trào tiết kiệm theo gương Bác. Thông qua việc phát động, triển khai các mô hình, Cư M’gar đã tiết kiệm nhiều tỉ đồng để xây dựng nhà Đại đoàn kết, hỗ trợ con giống cho hộ có hoàn cảnh khó khăn; xây nhà vệ sinh cho các trường học vùng sâu.
Mạnh dạn thay đổi tư duy, không quanh quẩn ở buôn làng, quyết tâm học thêm ngoại ngữ và đăng ký đi xuất khẩu lao động sang nước ngoài làm việc, nhiều người dân trong các buôn làng ở Đăk Lăk đã tạo dựng được cơ ngơi tiền tỷ.
“Mái ấm công đoàn” là chương trình hoạt động nhằm hiện thực hóa ước mơ cho nhiều gia đình đoàn viên công nhân, viên chức, người lao động có hoàn cảnh khó khăn, có nhà ở ổn định cuộc sống. Chương trình do Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Đăk Lăk phát động, triển khai thực hiện trong những năm gần đây.