Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng

Đức Trí - 07:05, 03/11/2023

Cùng với cồng chiêng, sử thi (đồng bào Ê Đê gọi là klei khan) là di sản văn hóa đặc trưng của các dân tộc Tây Nguyên. Xu hướng phát triển của cuộc sống hiện đại, những đêm khan huyền thoại dần vắng bóng. Trước thực trạng đó, chính quyền và các nghệ nhân ở huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực tìm nhiều giải pháp để níu giữ những đêm khan ở lại với buôn làng.

Không gian diễn xướng sử thi trong nhà dài truyền thống, bà con quây quần bên chóe rượu cần
Không gian diễn xướng sử thi trong nhà dài truyền thống, bà con quây quần bên chóe rượu cần

Những cách làm hay

Huyện Cư M’gar là vùng đất sinh ra sử thi Đam San nức tiếng của người Ê Đê; là nơi còn lưu giữ đậm nét những giá trị văn hóa dân gian của người Ê Đê, đặc biệt là sử thi. Người Ê Đê có câu ca: “Thiếu tiếng chiêng, tiếng kư ưt, tiếng khan như cuộc sống thiếu cơm, thiếu muối…”. Điều đó đã khẳng định, sử thi là một trong những giá trị văn hóa tinh thần vô giá của người Ê Đê. Hiện nay, các dân tộc Tây Nguyên có khoảng 80 sử thi. Trong đó nổi bật là các sử thi như Đam San, Đăm Di, Khinh Dú, Đăm Đơ Roăn, Y Prao, Mhiêng, Đăm Di đi săn, Đăm Tiông, Đăm Trao - Đăm Rao…

Là một trong những nghệ nhân thuộc và hát kể được nhiều bài sử thi của người Ê Đê, Nghệ nhân ưu tú Y Wang HWing ở buôn Triă, xã Ea Tul, coi điệu khan thân thuộc như hơi thở cuộc sống của chính mình. Dù khó khăn trong cuộc sống, nhưng bao năm qua, nghệ nhân Y Wang vẫn say mê hát kể cho mọi người nghe và sẵn sàng truyền dạy cho người muốn học.

Nghệ nhân Y Wang HWing chia sẻ: Kể khan là sinh hoạt văn hóa dân gian được truyền miệng từ đời này qua đời khác. Không gian thiêng liêng để kể khan là bên bếp lửa bập bùng, ché rượu cần và bà con trong buôn quây quần. Bây giờ trong buôn làng của ông, không hát kể sử thi thường xuyên như ngày xưa, nhưng dịp mùa vụ, nghi lễ vòng đời, lễ hội của buôn hoặc chính quyền địa phương tổ chức, bà con lại tập trung nghe nghệ nhân hát kể. Người hát kể sử thi cũng đông hơn, trong đó đủ tầng lớp từ trung niên, thanh niên và cả thiếu niên. 

Người Ê Đê gọi sử thi là klei khan. Klei nghĩa là lời, bài; khan nghĩa là hát kể. Mỗi tác phẩm sử thi là một câu chuyện dài, có thể dài ba, bốn nghìn câu, cũng có tác phẩm dài đến hàng vạn câu. Nội dung cơ bản của sử thi Ê Đê chủ yếu ca ngợi, tôn vinh những người có công với cộng đồng buôn làng; đề cao sự sáng tạo, sự mưu trí, tài giỏi, ca ngợi tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau lúc khó khăn, hoạn nạn, đề cao chính nghĩa, phản kháng những điều trái với đạo lý, luật tục; đề cao cái đẹp về sức mạnh hình thể lẫn sức mạnh tâm hồn. Sử thi còn ca ngợi tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, mong muốn chinh phục thiên nhiên để cuộc sống tốt đẹp hơn. 

Ngoài ra, sử thi Ê Đê còn miêu tả cuộc sống sinh hoạt, lao động bình thường giản dị của buôn làng; thể hiện những nguyện vọng, ước mơ chính đáng của con người về một thế giới tốt đẹp hơn giữa người với người, giữa con người với thế giới tự nhiên và giữa con người với các đấng thần linh...

Để bảo tồn sử thi Ê Đê, những năm qua ngành văn hóa đã mở những lớp truyền dạy hát kể sử thi. Địa phương cũng định kỳ tổ chức các hoạt động văn hóa như Ngày hội Làng văn hóa các dân tộc xã Ea Tul được tổ chức định kỳ 2 năm một lần, đã tạo môi trường, không gian nghệ thuật để sử thi cũng như các giá trị văn hóa được diễn xướng.

Các học việc nhỏ tuổi (ngồi ghế bên phải) cũng thuộc và trình diễn một số đoạn sử thi
Các học viên nhỏ tuổi (ngồi ghế bên phải) tham gia trình diễn một số đoạn sử thi

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện Cư M’gar tổ chức lớp diễn xướng, truyền dạy sử thi của người Ê Đê tại xa Ea Tul. Lớp học có 20 học viên là thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên con em đồng bào dân tộc Ê Đê tham gia. Trong thời gian 2 tháng, các nghệ nhân cung cấp, trang bị những kiến thức cơ bản về sử thi, nghệ thuật diễn xướng hát kể sử thi của người Ê Đê.

Lớp truyền dạy sử thi không những tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp Nhân dân, mà còn nêu cao tinh thần trách nhiệm của thế hệ trẻ trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa sử thi trong đồng bào dân tộc Ê Đê.

Theo thống kê, đến nay huyện Cư M’gar còn 7 sử thi được ghi âm và phổ biến trong cộng đồng người Ê Đê ở Đắk Lắk, trong đó có 3 sử thi được biên dịch và xuất bản thành sách vào cuối năm 2010. Trong đó sử thi Đam San lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng người Ê Đê ở Đắk Lắk nói chung và huyện Cư M’gar nói riêng. Nhiều thế hệ người Ê Đê trong các buôn làng ở huyện Cư M’gar biết hát sử thi này, coi đó như một biểu tưởng văn hóa đáng tự hào của dân tộc mình.

Để sử thi còn mãi

Ngày nay, nghệ thuật hát kể sử thi của người Ê Đê vẫn được các thế hệ nghệ nhân trong các buôn trên địa bàn huyện Cư M’gar như Y Yêm Hwing, Y Wang Hwing, bà H’Bung Mlô… và thế hệ kế cận, gồm Y Thin Niê, Y Dhin Niê, Y Rang Kla và chị H’Ru Hwing gìn giữ, thực hành và trao truyền.

Nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing (thứ 2 bên phải) hát kể sử thi Đam San của dân tộc Ê Đê
Nghệ nhân ưu tú Y Wang Hwing (thứ 2 bên phải) hát kể sử thi Đam San của dân tộc Ê Đê

Xã Ea Tul được xem là chiếc nôi lưu giữ văn hóa dân gian của dân tộc Ê Đê, tiêu biểu nhất là sử thi. Vì thế, đầu tháng 8/2023, ngành văn hóa tỉnh Đắk Lắk đã chọn xã Ea Tul để tổ chức ghi âm, ghi hình diễn xướng di sản sử thi làm tư liệu nhằm gìn giữ, bảo tồn cho thế hệ mai sau.

Theo số liệu thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đắk Lắk, trên địa bàn huyện hiện còn 447 nghệ nhân đánh chiêng, 117 nghệ nhân truyền dạy đánh chiêng, 66 nghệ nhân biết chỉnh chiêng, 179 nghệ nhân chơi nhạc cụ dân tộc, 72 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc, 63 nghệ nhân tạc tượng, 318 nghệ nhân biết lời nói vần, 44 nghệ nhân kể sử thi, 69 đội văn nghệ…

Trong ngôi nhà truyền thống của gia đình bà H’Bung Mlô, cộng đồng người Ê Đê ở buôn Triă, xã Ea Tul quây quần bên những chóe rượu cần, nghe âm thanh du dương của sáo ống, nhịp điệu trầm bổng, lúc nỉ non, khi oai hùng của những bài kể khan.

 Các thế hệ nghệ nhân thay nhau diễn xướng trong không gian truyền thống đậm chất sử thi. Những nét cơ bản về lối hát kể khan, cách láy luyến làn điệu với lời hát kể, phương thức thực hành kỹ năng diễn xướng, cách ứng tác và ngẫu hứng sáng tạo trong nghệ thuật diễn xướng sử thi, đã được ghi lại cả bằng âm thanh và hình ảnh một cách sinh động.

Ông Y Mang, Phó trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Cư M’gar chia sẻ, nhìn từ thực tế, trong cuộc sống xã hội hiện đại ít nhiều tác động đến đời sống của bà con buôn làng nên một thời gian dài, ở nhiều buôn làng Ê Đê, đã thưa dần, thậm chí vắng bóng những đêm khan huyền thoại. 

Trước thực tế này, bằng nhiều giải pháp, huyện Cư M’gar đã khôi phục nhiều nghi lễ, lễ hội truyền thống của các dân tộc, trong đó có các lễ hội của người Ê Đê. Nhờ đó, những sinh hoạt văn hóa truyền thống của đồng bào Ê Đê vẫn được duy trì, thực hành thường xuyên dưới nhiều hình thức. Những nghi lễ, phong tục, tín ngưỡng, tâm linh đến hoạt động diễn xướng dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống, cồng chiêng, hát kể sử thi...đã được nghệ nhân ở các buôn làng trên địa bàn huyện gìn giữ, thực hành và truyền dạy.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Đẩy mạnh truyền thông thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Huyện Mèo Vạc (Hà Giang): Đẩy mạnh truyền thông thực hiện Dự án 8 Chương trình MTQG 1719

Nhằm đẩy mạnh triển khai thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), sáng 1/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) tổ chức Hội thi tìm kiếm giải pháp sáng tạo, hiệu quả trong truyền thông xóa bỏ định kiến giới, bạo lực gia đình, các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh năm 2023.
Tin nổi bật trang chủ
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh tuyên truyền công tác thông tin đối ngoại

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 3 giờ trước
Huyện Văn Lãng là huyện miền núi biên giới của tỉnh Lạng Sơn, có 5 xã biên giới tiếp giáp với thị Bằng Tường, Khu tự trị Dân tộc Choang-Quảng Tây, Trung Quốc, với đường biên giới dài 36km. Do đó, việc đẩy mạnh tuyên truyền công tác đối ngoại nói chung và đối ngoại với các huyện biên giới luôn được huyện Văn Lãng xác định là nhiệm vụ quan trọng đặc biệt.
Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Yên Bái: Nâng cao vị thế, vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số

Nhờ thực hiện nhiều giải pháp, khoảng cách chênh lệch về giới trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, việc làm, giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái ngày càng được rút ngắn. Việc thực hiện quyền năng của phụ nữ DTTS, thực hiện bình đẳng giới chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Độc đáo màn hát đối trên sông biên giới Việt - Trung

Ngày 30/11, trong khuôn khổ Hội chợ Quốc tế Việt - Trung lần thứ 15 diễn ra tại Quảng Ninh, Chương trình giao lưu hát đối trên sông biên giới giữa thanh niên hai thành phố Móng Cái (Việt Nam) và Đông Hưng (Trung Quốc) đã diễn ra tại cầu phao Km3+4, phường Hải Yên. Tham dự có hàng trăm diễn viên, ca sỹ, thanh niên của hai phía cùng đông đảo người dân, du khách, học sinh của Việt Nam và Trung Quốc.
Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Dự kiến gần 8.000 tỷ đồng xây dựng Cửa khẩu thông minh tại Lạng Sơn

Vừa qua, UBND tỉnh Lạng Sơn đã họp xem xét, cho ý kiến vào dự thảo Đề án thí điểm xây dựng cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1119-1120 và đường chuyên dụng vận chuyển hàng hóa khu vực mốc 1088/2-1089 thuộc cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan, tỉnh Lạng Sơn.
Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Cao Bằng: Khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại Cửa khẩu Sóc Giang

Sau thời gian tạm dừng vì dịch COVID-19, hoạt động xuất nhập cảnh qua cặp cửa khẩu Sóc Giang (Cao Bằng, Việt Nam) - Bình Mãng (Quảng Tây, Trung Quốc) được khôi phục từ ngày 28/11.
Tin trong ngày - 1/12/2023

Tin trong ngày - 1/12/2023

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 1/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Quy hoạch bảo quản, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn. Tháp Thần Nông được ghép từ 1.012 chiếc cối đá nhận Bằng kỷ lục Châu Á. Người chế tác cây sáo 7 khúc độc đáo của người Khơ Mú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho học sinh khu vực biên giới biển

Nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho các em học sinh khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý, vừa qua, Đồn Biên phòng Trung Bình, BĐBP Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở và Trung học phổ thông Trần Đề, huyện Trần Đề tổ chức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam và các văn bản pháp luật có liên quan đến chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các em học sinh.
An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

An Giang: Quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào Chăm phát triển và thực hành tôn giáo truyền thống

Với đặc thù về sinh hoạt tôn giáo và dân tộc, đồng bào Chăm thường sống khép kín và sinh hoạt theo cộng đồng. Để đồng bào thay đổi, tăng cường giao lưu đoàn kết lương-giáo cùng hòa hợp phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn, các cấp chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã rất chú trọng triển khai nhiều chính sách thiết thực, phù hợp; đồng thời tăng cường lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề cấp thiết trong đời sống của đồng bào Chăm để kịp thời có giải pháp hỗ trợ. Qua đó làm chuyển biến trong cộng đồng người Chăm từ tư duy đến hành động. Đồng bào đồng lòng với chính quyền địa phương xây dựng và phát triển làng Chăm ngày một đổi mới và phồn vinh.
Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Bảo Yên (Lào Cai): Các Tổ truyền thông cộng đồng tăng cường giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm

Tin tức - Trọng Bảo - 14 giờ trước
Vừa qua, Hội Phụ nữ huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã tổ chức các buổi giao lưu cho các Tổ truyền thông cộng đồng tại các cụm xã.
Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Yên Bái: Phát huy sức mạnh đoàn kết, tinh thần tự lực, tự cường của Nhân dân để triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Văn Hoa - 15 giờ trước
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, Giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) có nguồn lực lớn nhất từ trước đến nay dành riêng cho vùng đồng bào DTTS&MN. Sau 3 năm triển khai Chương trình tại tỉnh Yên Bái đã từng bước thay đổi diện mạo, nâng cao đời sống Nhân dân, đáp ứng được nguyện vọng của đồng bào vùng DTTS và miền núi. Để hiểu thêm về những kết quả trong thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Yên Bái, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có buổi trao đổi với ông Trần Xuân Thủy, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Yên Bái.
Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Các Chương trình MTQG thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS ở Nho Quan (Ninh Bình)

Sau gần 3 năm thực hiện các Chương trình MTQG giai đoạn 2021-2025, tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đã có hàng nghìn gia đình là đồng bào DTTS được hưởng lợi, có sinh kế bền vững, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện năm 2022 còn 3,54%, hộ cận nghèo còn 4,25%. Đời sống Nhân dân từng bước được cải thiện, trình độ, năng lực cán bộ xã, thôn, bản từng bước được nâng lên rõ rệt.