Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của đồng bào DTTS

Văn hóa dân tộc - PV - 10:58, 03/08/2022
Cùng với các lễ hội, nghề truyền thống, tiếng nói và chữ viết của đồng bào các (DTTS trên địa bàn tỉnh Đồng Nai được xem là nét văn hóa đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam nói chung, Đồng Nai nói riêng.
Sẽ tiến hành kiểm tra cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022

Sẽ tiến hành kiểm tra cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - 09:54, 03/08/2022
Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam năm 2022 đã khép lại, nhưng với những “hạt sạn lớn” trong cuộc thi thì không dễ gì làm cho công chúng có thể quên đi trong một sớm một chiều. Đặc biệt, cộng đồng các DTTS vẫn tiếp tục lên tiếng đề nghị lời giải thích từ phía Ban tổ chức và các cơ quan chức năng.
Soọng cô - một thứ “men” của đồng bào Sán Dìu: Mở rộng đất sống cho Soọng cô (Bài 4)

Soọng cô - một thứ “men” của đồng bào Sán Dìu: Mở rộng đất sống cho Soọng cô (Bài 4)

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - 08:46, 01/08/2022
Nhằm “cứu nguy” cho tiếng hát Soọng cô, thế hệ những người lớn tuổi bằng nhiều việc làm cụ thể đã nỗ lực gìn giữ, trao truyền cho thế hệ trẻ và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trước xu hướng phát triển, hội nhập của quê hương, đất nước, không gian diễn xướng Soọng cô dần thu hẹp. Để duy trì, bảo tồn, phát huy được bản sắc văn hóa dân gian này, các nghệ nhân, những người yêu Soọng cô đã linh hoạt trong không gian diễn xướng, khuyến khích lớp trẻ thể hiện trong những sự kiện, như trong lễ cưới, lễ hội, thể hiện trên sân khấu…
Hiệu quả từ chương trình cấp phát cồng chiêng: Sự tiếp nối cho mai sau (Bài cuối)

Hiệu quả từ chương trình cấp phát cồng chiêng: Sự tiếp nối cho mai sau (Bài cuối)

Văn hóa dân tộc - Lê Phương - 22:18, 30/07/2022
Chương trình trao tặng cồng chiêng không chỉ giúp cho các thôn làng có cồng chiêng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm của các cấp ngành trong việc gìn giữ và đề cao giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc. Từ sự quan tâm này đã và đang khơi dậy tình yêu cồng chiêng trong cộng đồng. Đối với các nghệ nhân, Người uy tín..., họ đã xem đây là động lực tiếp bước cho họ trên hành trình bảo vệ, sưu tầm và trao truyền nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng cho thế hệ mai sau...
Hiệu quả từ chương trình cấp phát cồng chiêng: Khơi lại niềm tự hào và quý trọng văn hóa dân tộc (Bài 2)

Hiệu quả từ chương trình cấp phát cồng chiêng: Khơi lại niềm tự hào và quý trọng văn hóa dân tộc (Bài 2)

Văn hóa dân tộc - Lê Phương - 20:25, 28/07/2022
Những năm qua, Chương trình trao tặng cồng chiêng cho các thôn làng đồng bào DTTS ở Bình Định đã phát huy hiệu quả tích cực. Nhờ có được cồng chiêng, những người có tâm huyết với văn hóa truyền thống đã tích cực vận động và truyền dạy cho bà con, đặc biệt là những người trẻ tuổi về giá trị độc đáo của nghệ thuật cồng chiêng; về niềm tự hào và quý trọng văn hóa truyền thống.
Soọng cô - một thứ

Soọng cô - một thứ "men" của đồng bào Sán Dìu: Soọng cô đang trở lại với chính mình (Bài 3)

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - 16:11, 28/07/2022
Trước thực trạng làn điệu Soọng cô đang dần bị mai một, có nguy cơ thất truyền, cộng đồng người Sán Dìu, chủ yếu là những người lớn tuổi đã nỗ lực gìn giữ bằng những việc làm cụ thể, dần dần tạo thành phong trào hát và bảo tồn tiếng hát Soọng cô một cách sôi động, bước đầu đã có những kết quả khá tích cực, tạo sức lan tỏa rộng rãi.
Hiệu quả từ chương trình cấp phát cồng chiêng: Cồng chiêng trở lại thôn làng (Bài 1)

Hiệu quả từ chương trình cấp phát cồng chiêng: Cồng chiêng trở lại thôn làng (Bài 1)

Văn hóa dân tộc - Lê Phương - 05:47, 27/07/2022
Biểu diễn cồng chiêng là nét văn hóa đặc sắc, luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào DTTS. Tuy nhiên, ở các vùng đồng bào DTTS tại Bình Định, hoạt động văn hóa này ngày càng thưa dần. Nguyên nhân là do nhiều làng không có cồng chiêng, nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà đây còn là nguy cơ mất đi loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.
Soọng cô - một thứ “men” của đồng bào Sán Dìu: Một thời xao nhãng (Bài 2)

Soọng cô - một thứ “men” của đồng bào Sán Dìu: Một thời xao nhãng (Bài 2)

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - 12:23, 24/07/2022
Đã từng có thời gian, âm nhạc hiện đại lấn lướt làn điệu Soọng cô, khiến cho phần lớn lớp trẻ không còn thích hát, không mặn mà và trân quý những câu hát Soọng cô nữa, thậm chí còn có nhiều bạn trẻ cảm thấy khó chịu khi nghe ông, bà của mình hát… Nguyên nhân do đâu?
Âm thanh đại ngàn: Lan tỏa niềm đam mê trong giới trẻ (Bài 2)

Âm thanh đại ngàn: Lan tỏa niềm đam mê trong giới trẻ (Bài 2)

Văn hóa dân tộc - Ngọc Thu - 15:36, 21/07/2022
Âm nhạc các DTTS Tây Nguyên, với những giá trị vốn có của mình đã trường tồn cùng dân tộc. Và ở bất cứ thời điểm nào trên hành trình phát triển của dân tộc, thái độ, cách ứng xử của giới trẻ luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng cho sự trường tồn này. Với những gì đang diễn ra trong đời sống văn hóa của giới trẻ DTTS ở Tây Nguyên hiện nay, một lần nữa chúng ta tin rằng, những giá trị văn hóa của cha ông lại được tiếp tục lưu giữ và trao truyền...
Soọng cô - một thứ

Soọng cô - một thứ "men" của đồng bào Sán Dìu: Niềm tự hào của cộng đồng (Bài 1)

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - 09:32, 21/07/2022
Soọng cô là làn điệu dân ca đặc sắc, là niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Sán Dìu, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hát soọng cô không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh, cũng như môi trường diễn xướng, có thể hát một đêm hay nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi đi làm nương, trong khi ru con và đi làng khác để hát giao lưu vào những lúc nông nhàn... Soọng cô được ví như một thứ “men say” khiến người Sán Dìu mê đắm, họ coi đó là báu vật, cố gắng gìn gữ cho thế hệ mai sau.
Những “hạt sạn lớn” trong cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022: Phải chăng Ban tổ chức đã cố tình xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc?

Những “hạt sạn lớn” trong cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022: Phải chăng Ban tổ chức đã cố tình xúc phạm bản sắc văn hóa dân tộc?

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - Hồng Minh - 09:48, 20/07/2022
Cuộc thi Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022 vừa khép lại với ngôi vị cao nhất thuộc về người đẹp Nông Thuý Hằng, dân tộc Tày, đến từ Hà Giang. Cuộc thi mang mục đích truyền tải vẻ đẹp, bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, đã tạo được sự quan tâm theo dõi của đông đảo người dân, đặc biệt là người DTTS. Tuy nhiên, có những “hạt sạn” không đáng có, làm ảnh hưởng đến hình ảnh người DTTS, dù đã được báo chí, cộng đồng các DTTS lên tiếng nhiều lần nhưng vẫn lặp lại nhiều lần ở cuộc thi.
Âm thanh đại ngàn: Trường tồn cùng dân tộc (Bài 1)

Âm thanh đại ngàn: Trường tồn cùng dân tộc (Bài 1)

Văn hóa dân tộc - Ngọc Thu - 11:22, 15/07/2022
Nhắc đến vùng đất Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng, ai cũng nghĩ đến vùng đất đỏ ba zan hùng vĩ , với nền văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Hrê, Cơ ho, Xơ Đăng, Mnông... Cùng với âm thanh cồng chiêng, tiếng đàn t'rưng, đàn Goong, K’ni, các bài hát dân ca của đồng bào các DTTS nơi đây đã làm say đắm lòng người; tất cả đã tạo nên nét đặc trưng chỉ có ở vùng đất Tây Nguyên.
Người sở hữu gần 100 cuốn sách cổ về văn hóa Dao

Người sở hữu gần 100 cuốn sách cổ về văn hóa Dao

Văn hóa dân tộc - Giang Lam - 15:05, 06/07/2022
Khi hỏi thăm đường vào nhà ông Lý Văn Bình, người dân ở thôn 7, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đều không quên nhắn nhủ, nếu không hẹn trước khó mà gặp được ông đấy. Mãi chiều muộn chúng tôi mới tới nhà, cũng vừa kịp lúc ông “tay nải” trở về. Bao năm nay, hành trình xuôi ngược bền bỉ tìm sách cổ, ghi chép tư liệu được ông Bình coi là niềm vui và trách nhiệm nhằm giữ mạch nguồn văn hóa chảy mãi nơi bản làng người Dao Thanh Y.
Quảng Ngãi: Bước tiến mới trong bảo tồn văn hóa dân tộc

Quảng Ngãi: Bước tiến mới trong bảo tồn văn hóa dân tộc

Văn hóa dân tộc - Thành Nhân - 18:21, 30/06/2022
Quảng Ngãi có 5 huyện miền núi, là nơi tập trung sinh sống của đồng bào DTTS. Mỗi dân tộc đều có vốn di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng. Thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, nhất là Đề án Bảo tồn văn hóa các dân tộc trên địa bàn Quảng Ngãi, các cấp, ngành, địa phương cùng người dân vùng cao đang nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc mình, để không bị mai một.
Ngày Gia đình Việt Nam - Một ngày rất thiêng liêng

Ngày Gia đình Việt Nam - Một ngày rất thiêng liêng

Văn hóa dân tộc - Hoàng Quý - 19:32, 27/06/2022
Gia đình là một tế bào của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa tốt đẹp, truyền thống của gia đình Việt, hằng năm cứ vào ngày 28/6, tất cả mọi người lại cùng hướng về gia đình, nơi mà có những người thân yêu nhất của chúng ta.
Đánh giá kết quả hoạt động và những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa DTTS

Đánh giá kết quả hoạt động và những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa DTTS

Văn hóa dân tộc - Tuệ An - 14:14, 27/05/2022
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ban hành Quyết định số 1141/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức Hội thảo Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa DTTS giai đoạn 2011- 2020.
Làng cổ của người Ba Na bên dòng sông Đăk Bla

Làng cổ của người Ba Na bên dòng sông Đăk Bla

Văn hóa dân tộc - Đ. Dương - 09:43, 25/05/2022
Làng cổ Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa,TP. Kon Tum nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng. Đây là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum với tuổi đời trên 300 năm. Nhiều năm nay, người Ba Na ở đây đã biết làm du lịch như mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn ... để thu hút du khách đến tham quan.
Nữ trưởng thôn

Nữ trưởng thôn "giữ lửa" cho văn hóa Mường ở Thanh Hóa

Văn hóa dân tộc - Quỳnh Trâm - 13:18, 19/05/2022
Không chỉ là nữ Trưởng thôn uy tín và trách nhiệm với công việc của thôn bản, chị Lê Thị Hương, ở xã Minh Sơn, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa) còn là một người đam mê và tâm huyết với việc giữ gìn văn hóa truyền thống của dân tộc Mường, nhất là những bộ trang phục, những làn điệu dân ca, dân vũ độc đáo.
Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Lễ cúng sức khỏe của người Ê Đê

Văn hóa dân tộc - Lê Hường - 08:40, 11/05/2022
Lễ chúc sức khỏe là một trong những nghi lễ quan trọng trong đời sống của đồng bào dân tộc Ê Đê. Nghi lễ thể hiện sự tôn kính, hiếu thảo của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Đồng thời, cầu mong các đấng thần linh, ông bà tổ tiên chở che, phù hộ cho con cháu được khỏe mạnh, thành đạt.
Nâng cao tình yêu văn hóa Sán Dìu

Nâng cao tình yêu văn hóa Sán Dìu

Văn hóa dân tộc - Văn Hoa - 11:31, 29/04/2022
Thực hiện chương trình công tác năm 2022 của Trung tâm Nghiên cứu bảo tồn và phát triển văn hóa Sán Dìu, ngày 30/4 - 1/5, Trung tâm kết hợp với Hội Tuổi trẻ Sán Dìu - Kết nối từ bản sắc tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm và giao lưu cộng đồng tại xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.