Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những ngôi nhà rông của người Ba Na ở Kông Chro

Hoàng Minh - Thùy Dung - 09:05, 05/11/2023

Sừng sững giữa núi non hùng vĩ, hơn 100 ngôi nhà rông ở huyện Krông Chro (Gia Lai) có thiết kế độc đáo, tinh xảo được người Ba Na lưu giữ và bảo tồn.

Những mái nhà rông vững chãi là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Ba Na, làm "điểm tựa" tinh thần cho bao thế hệ bà con buôn làng
Những mái nhà rông vững chãi là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Ba Na, làm "điểm tựa" tinh thần cho bao thế hệ bà con buôn làng

Nằm bề thế, vững chãi giữa trung tâm làng, nhà rông Plei Byang, thị trấn Kông Chro có chiều dài gần 20m, rộng 7m. Ngoài ra, còn có cầu thang chính giữa và cầu thang 2 bên giúp lên xuống thuận lợi. Tổng kinh phí xây dựng ngôi nhà lên đến 400 triệu đồng.

Dẫn chúng tôi đi thăm quan nhà rông trong làng, ông Đinh Bri (61 tuổi, trú tổ dân phố Plei Byang, thị trấn Kông Chro, Kông Chro, Gia Lai) là một trong những người xây dựng nhà rông Plei Byang kể: Theo quan niệm của người Ba Na thời xưa, làng nào không có nhà rông là làng đàn bà. Việc lập làng luôn đi đôi với dựng nhà rông. Đây là nơi diễn ra mọi sinh hoạt cộng đồng như thực hiện các nghi lễ, tổ chức các lễ hội lớn trong năm.

“Nhà rông Plei Byang được dựng từ lâu lắm rồi, khi ấy tôi còn là thanh niên, vẫn còn sức để cùng mọi người đẽo, tạc các bức tượng trang trí, phụ giúp lợp mái tranh cho nhà rông. Lúc dựng nhà rông, tất cả người dân trong làng tới phụ giúp nhau. Trong buổi đó, đàn ông thì đan, tạc tượng, còn phụ nữ thì hồ hởi giã gạo, nấu ăn…tạo nên không khí nhộn nhịp, đầm ấm ở làng nghèo”, ông Bri tự hào nói.

Nhà rông của người Ba Na thường cao vút, đồ sộ và bề thế, nhưng thanh thoát. Hình dáng lạ mắt tạo nên ấn tượng về sự hoành tráng và vẻ đẹp đặc trưng của nhà rông. Nhà rông ở Plei Hle Ktu (thị trấn Kông Chro) cũng vậy. Nhà rông cao vút được bố trí bên ngoài bằng những bức tượng gỗ, hình thù độc lạ và các cột trụ, miếng ván lót sàn đã lên màu đen bóng của thời gian. 

Nhà rông Plei Hle Ktu có thân to ngang đường bệ, mái thấp, thâm trầm với 2 màu chủ đạo đen, trắng. Với vật liệu thi công đều là gỗ, mây, tranh, tre nứa…. Nhà rông mang vẻ đẹp mộc mạc khiến cho người nhìn như được ngắm tấm thổ cẩm khổng lồ vừa được dệt xong rồi căng dây phơi trên khoảnh đất bằng phẳng trên nền trời xanh ngát.

Điều đặc biệt ở nhà rông Plei Hle Ktu đó là những cột trụ được chạm khắc, đục đẽo tinh xảo. Xung quanh và bên trong nhà rông, chú chim đại bàng, con rùa, tắc kè, tượng người được tạc bằng gỗ. Nhà rông được dựng nên hoàn toàn từ trí nhớ, trí tưởng tượng, sự căn chỉnh chính xác tuyệt đối mang tính kinh nghiệm và năng khiếu của một số ít người trong cộng đồng làng.

Xung quanh và bên trong nhà rông, chú chim đại bàng, con rùa, tắc kè, tượng người được tạc bằng gỗ
Xung quanh và bên trong nhà rông được trang trí những chú chim đại bàng, con rùa, tắc kè, tượng người được tạc bằng gỗ

Đây cũng là nơi diễn ra nhiều hoạt động của cộng đồng làng, nơi dân làng tụ họp chuyện trò, tổ chức ca hát; tổ chức lễ hội tưng bừng hay tiến hành các nghi lễ tín ngưỡng.

Người Ba Na tại huyện Kông Chro chiếm khoảng 75% dân số, sinh sống ở 74 thôn, làng. Hầu hết các ngôi làng Ba Na đều có nhà rông. Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn huyện có hơn 105 ngôi nhà rông truyền thống. Đây là nơi sinh hoạt chung của cộng đồng làng, biểu tượng văn hóa của người dân Ba Na. Trong đó, nhiều ngôi làng sở hữu từ 2 đến 3 nhà rông. Nhà rông sử dụng lâu thì cũng phải xuống cấp. Mỗi lần thấy có chỗ nào hư hỏng, dân làng đều kêu gọi nhau đóng góp công sức, của cải để tu sửa.

Năm 2018, vì nhà rông đã xuống cấp, người dân làng Hle Hlang (xã Yang Trung, huyện Kông Chro) đã chung tay đóng góp hơn 1 tỷ đồng đầu tư làm nhà rông vững chãi. Ngôi nhà có tổng diện tích hơn 100 m2, nằm trong khuôn viên rộng khoảng 1.000 m2, phía trước có khoảng sân rộng, cây xanh bóng mát.

Theo anh Đinh Chiêng, trước đây, gỗ, tranh, nứa là nguyên liệu chính để dựng nhà rông. Hiện nay, dân làng thống nhất sử dụng nguyên liệu hiện đại kết hợp nguyên liệu tự nhiên.

“Hiện nay, nguyên liệu gỗ, tranh khan hiếm nên ngôi nhà rông những năm gần đây đều được dựng thêm khung sắt để giúp thêm vững chắc. Ngoài là nơi sinh hoạt cộng đồng, nhà rông còn là nơi trưng bày những thành tích của làng đạt được trong mọi hoạt động như thực hiện phong trào xây dựng nông thôn mới, hội thi văn hóa, văn nghệ...”, anh Đinh Chiêng chia sẻ.

Vì nguyên liệu gỗ, tranh khan hiếm nên ngôi nhà rông những năm gần đây đều được dựng thêm khung, mái sắt để giúp thêm vững chắc
Vì nguyên liệu gỗ, tranh khan hiếm nên những năm gần đây, ngôi nhà rông được lợp mái tôn, khung sắt

Còn nhà rông làng Tờ Nùng - Măng (xã Ya Ma) được hoàn thành và đưa vào sử dụng gần 2 năm nay. Ngôi nhà nằm giữa trung tâm làng, có chiều dài gần 20 m, rộng 7m; cầu thang 2 bên giúp lên xuống thuận lợi. Tổng kinh phí xây dựng ngôi nhà lên đến 400 triệu đồng.

Ông Đinh Et cho biết: “Nhà rông cũ chật hẹp, sử dụng nhiều năm đã xuống cấp. Sau khi họp bàn, dân làng thống nhất đóng góp 1 triệu đồng/khẩu và cùng tham gia với hàng chục ngày công cùng bà con dựng nhà rông”.

Tường của nhà rông được đan thủ công từ tre, nứa như một tấm thổ căng dây phơi giữa trời bầu trời xanh ngát
Tường của nhà rông được đan thủ công từ tre, nứa

Những năm qua, cùng với việc quan tâm đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, huyện Kông Chro luôn chú trọng thực hiện giữ gìn các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS. Ông Nguyễn Trọng Hiếu, Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Kông Chro, cho biết: Để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của nhà rông truyền thống, chúng tôi tích cực phối hợp với các địa phương tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo tồn, gìn giữ nhà rông. Đồng thời, vận động bà con bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khác như cồng chiêng, đan lát, tạc tượng… gắn nhà rông với không gian sinh hoạt văn hóa, cuộc sống hàng ngày của người dân, buôn làng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khích lệ người dân tích cực sửa chữa, duy tu, bảo tồn nhà rông truyền thống, gìn giữ kiến trúc độc đáo này cho con cháu đời sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Thanh Hóa: Nâng cao kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Thanh Hóa: Nâng cao kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Ngày 11/12, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức công tác dân tộc - Học viện Dân tộc khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2023 cho 150 sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đang công tác tại Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh.
Tin nổi bật trang chủ
Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã chủ động triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi; truyền thông pháp luật, các chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái…
Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Hà Minh Hưng - 7 phút trước
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) huyện vùng cao biên giới Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho các tâng lớp cán bộ, Nhân dân về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Đánh giá về vai trò của Người uy tín trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khi nhắc về hai vị sư, Người có uy tín là Hoà thượng Tăng Nô và Thượng toạ Lý Đức, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiều lần nhấn mạnh, từ các hoạt động Phật sự và thế sự, các vị sư, Người uy tín đang đóng góp rất nhiều công sức và vật chất để giúp cộng đồng. Các vị là những tấm gương tiêu biểu được nhiều người suy tôn, kính trọng...
Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Từ những kết quả đã đạt được qua mô hình phát triển cây dược liệu đã cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, tạo thu nhập, sinh kế ổn định cho bà con DTTS trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Bạc Liêu: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Bạc Liêu: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Kinh tế - Minh Đạt - 19 phút trước
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tham gia vào các chuỗi liên kết, là đầu mối thực hiện ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên và nông dân. Tại tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây, các HTX đã phát huy vai trò của kinh tế tập thể, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo ra những thay đổi căn bản diện mạo nông thôn của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Lạng Sơn: Tăng cường đối thoại, gỡ khó cho các hợp tác xã nông nghiệp

Lạng Sơn: Tăng cường đối thoại, gỡ khó cho các hợp tác xã nông nghiệp

Kinh tế - Ngọc Hân - 22 phút trước
Những năm gần đây, các cấp, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường công tác gặp gỡ, đối thoại với các hợp tác xã (HTX), trong đó chủ yếu là các HTX nông nghiệp. Từ đó, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giúp HTX từng bước vươn lên phát triển.
Kray Sức với những nổ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Kray Sức với những nổ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
Khánh Hòa tăng cường thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khánh Hòa tăng cường thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Dân tộc - Hoàng Thanh - CTV - 1 giờ trước
Khánh Hòa có 35 dân tộc thiểu số (DTTS) với 72.000 người đang sinh sống ở hai huyện miền núi (MN) Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã miền núi thuộc huyện Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa, TP Cam Ranh, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa có 28 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và MN, trong đó có 66 thôn đặc biệt khó khăn; 03 dân tộc gặp nhiều khó khăn gồm: Dân tộc Raglai, dân tộc Ê-đê và dân tộc Cơ Ho (T’rin). Để tạo động lực cho vùng đồng bào DTTS phát triển, Khánh Hòa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho vùng đồng bào DTTS.
Hà Nội: Giáng sinh gõ cửa sớm tại phố Hàng Mã

Hà Nội: Giáng sinh gõ cửa sớm tại phố Hàng Mã

Photo - Vàng Ni - 1 giờ trước
Không khi nhộn nhịp trước mùa Giáng sinh tại phố Hàng Mã, cũng chính là lúc Thủ đô Hà Nội đang cận kề những ngày cuối năm. Nơi đây khoác trên mình những bộ áo lung linh sắc màu của những đồ vật trang trí nhân dịp Lễ Giáng sinh
Sắc màu biên cương nơi thượng nguồn sông Đà

Sắc màu biên cương nơi thượng nguồn sông Đà

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Sự kiện Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch huyện Mường Tè (Lai Châu) diễn ra từ ngày 8 - 11/12, mang tới những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn về miền đất nơi thượng nguồn sông Đà.