Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thăm nhà rông lớn nhất Tây Nguyên

PV - 12:02, 06/06/2021

Trong hương men rượu cần nồng nàn bên mái nhà rông, già làng Sôn, làng Kon Sơ Lăl, xã Hà Tây (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) nói với chúng tôi rằng: Với người làng Kon Sơ Lăl, nhà rông là hồn cốt dân tộc, là văn hóa mà ông bà để lại từ hàng ngàn đời nay. Vì vậy, ông luôn tìm mọi cách để giữ gìn vốn quý đó. Và đó cũng là lý do mà căn nhà rông được mệnh danh lớn nhất Tây Nguyên được ra đời.

Nhà rông làng Kon Sơ Lăl lớn nhất Tây Nguyên. Ảnh: Thùy Dung
Nhà rông làng Kon Sơ Lăl lớn nhất Tây Nguyên. Ảnh: Thùy Dung

Theo lời hẹn trước, già làng Sôn đón chúng tôi từ đầu làng. Già Sôn là người đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử của làng Kon Sơ Lăl. Chúng tôi theo chân già Sôn đến nhà rông, từ xa, nhà rông hiện lên thật sừng sững và uy nghi. Cùng chúng tôi vào tham quan nhà rông, già làng Sôn lấy một ghè rượu cần để mời khách quý. Trong hương men rượu cần, già Sôn bắt đầu đưa chúng tôi ngược dòng kí ức: “Đối với người làng Kon Sơ Lăl, ai cũng tự hào vì làng mình có nhà rông lớn nhất Tây Nguyên. Không những thế, nhà rông còn là hồn cốt, là văn hóa mà ông cha để lại, nó gắn liền với cuộc đời của mỗi con người và là niềm tự hào của dân tộc”.

“Tuy nhiên, ít ai biết rằng, người làng Kon Sơ Lăl từng phải chứng kiến cảnh nhà rông bị cháy. Đó là nhà rông ở làng Kon Sơ Lăl cũ cách làng mới khoảng chừng 4km. Ngày trước, hầu hết người làng đều ở đó, sau này chính quyền đã vận động người dân chuyển đến khu tái định cư gần trung tâm xã để thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Về làng mới, người làng tiếp tục dựng một nhà rông mới. Đồng thời, vẫn giữ gìn nhà rông ở làng cũ vì nó đã gắn bó với người làng bao đời nay”- già Sôn kể.

Những tưởng mọi thứ đều yên bình, nhưng một chiều tháng 4-2015, một cơn mưa giông, sấm sét đánh vang rền, phá tan sự yên bình vốn có của ngôi làng cũ. Nhà rông sừng sững bao năm qua bỗng cháy rực như ngọn đuốc trong sự bất lực của dân làng. Sau trận hỏa hoạn, ngôi làng trở nên trầm mặc. Người già trong làng đưa đôi mắt buồn hoang vắng bên những tàn tích còn sót lại như cố giữ lại những ngày hội, những đêm say rượu cần bên nhịp xoang, tiếng chiêng trong tiềm thức.

Sau bao đêm suy nghĩ, già làng Sôn quyết định bàn với những Người có uy tín ở làng để kêu gọi sức dân xây dựng lại căn nhà rông mới và làm theo kiến trúc nhà rông cũ. Sau khi hội đồng làng đã thống nhất, họ liền thông báo với người dân trong niềm vui mừng, phấn khởi và già làng Sôn là người chỉ đạo chính.

Ông Yưuh (thôn trưởng cũ làng Kon Sơ Lăl) cho biết: “Dựng nhà rông mới mất 1 năm. Tiền dựng nhà rông có được nhờ bán các trụ gỗ còn sót lại của nhà rông cũ. Chúng tôi huy động hết sức lực của dân làng để cùng chung sức xây dựng nhà rông. Cả làng chia làm 6 tổ. Mỗi tổ sẽ phải chịu trách nhiệm lên rừng lấy 2 cái trụ gỗ, 1 đà (xà) trên, 1 đà dưới. Các tổ tiếp tục phân chia công việc cho nhau, đàn ông, thanh niên trai tráng trong làng thì lên rừng lấy gỗ, mây, tre, nứa. Phụ nữ trong làng lên rừng lấy tranh về lợp mái, cứ 1 người thì phải lấy được 10 bó tranh”.

Cứ thế, nhà rông Kon Sơ Lăl được xây dựng trong vòng 4 tháng, bắt đầu từ tháng 4-2017. Trước đó, người dân đã bỏ ra 1 năm để chuẩn bị nguyên liệu. Khi thi công, người dân bỏ gần 4.000 ngày công. Nhà rông được hoàn thành vào tháng 8-2017 và trở thành nhà rông lớn nhất Tây Nguyên, với chiều dài là 23m, cao 20m, rộng chính giữa là 12m, rộng 2 bên, mỗi bên 10m.

Già làng Sôn (thứ 2 từ trái qua) và ông Yưuh - một trong những người có uy tín của làng Kon Sơ Lăl kể về những ngày dựng nhà rông. Ảnh: Thùy Dung
Già làng Sôn (thứ 2 từ trái qua) và ông Yưuh - một trong những người có uy tín của làng Kon Sơ Lăl kể về những ngày dựng nhà rông. Ảnh: Thùy Dung

Và một điều đặc biệt khi xây dựng căn nhà rông lớn nhất Tây Nguyên, đó là già làng Sôn không biết chữ, ông không vẽ bản thiết kế. Cách ông hướng dẫn người làng thực hiện các công việc là từ trí óc và con mắt. “Tôi không vẽ bản thiết kế nào cả, vì tôi không biết chữ, tất cả tôi chỉ nghĩ trong đầu. Tôi nói với bà con, nhà rông mới được dựng giống nhà rông ở làng cũ để bà con dễ hiểu. Bà con góp ý lại rằng, muốn làm nhà rông to hơn để chứa hết cả làng. Khi bắt tay vào thực hiện, những Người có uy tín trong làng đã cùng tôi giám sát các quy trình để đưa ra những phán đoán chuẩn xác nhất để dân làng mình thực hiện” - Già làng Sôn nói.

“Người làng lấy dây thừng làm thước đo. Dân mình làm nhà sàn ở quen rồi, cứ thế mà làm tuần tự thôi, dựng cột, đóng khung, đặt đà, lợp mái. Mà khó nhất là đặt đà ngang, nhìn không kĩ là sẽ làm nhà rông bị méo mó. Chúng tôi nhiều lần phải cùng nhau đứng xem và chỉnh sửa mới được như thế này”- Già làng Sôn cho biết thêm.

Cùng chúng tôi đi tham quan nhà rông, già làng Sôn trầm tư nói: “Nhà rông này được dựng lên để xoa dịu nỗi mất mát trong cơn hỏa hoạn năm xưa của dân làng. Nó được dựng lên theo đúng kiểu nhà rông truyền thống của người Ba Na. Để làm thành công nhà rông này là nhờ sự đoàn kết, cùng nhau chung sức, đồng lòng của dân làng. Đến nay, Kon Sơ Lăl được công nhận là làng văn hóa rồi, chỉ hy vọng sau này, thế hệ trẻ vẫn tích cực bảo tồn nhà rông của làng, giữ gìn hồn cốt dân tộc trên mảnh đất đại ngàn này”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lạ lùng thúng chai Việt

Lạ lùng thúng chai Việt

Giải trí - Bích Đào - 1 giờ trước
Thúng chai (thuyền thúng) từ lâu đã được mệnh danh là “trí khôn sông nước Việt”. Một phương tiện truyền thống đặc hữu của các tàu cá xa đất liền. Với ngư dân miền Trung, ra biển mà không có thúng chai thì ngang với… cụt tay.
Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Cao Bằng: Các tổ chức tôn giáo tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Thời gian qua, với sự hỗ trợ và tạo điều kiện từ chính quyền các cấp, đời sống tinh thần và tự do tín ngưỡng của đồng bào các DTTS tại tỉnh Cao Bằng được bảo đảm, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển của địa phương. Những nỗ lực này giúp đồng bào thực hiện đức tin, góp phần xây dựng cộng đồng gắn bó, đoàn kết và phát triển bền vững.
Trắng đêm giữ đất

Trắng đêm giữ đất

Xã hội - An Yên - 1 giờ trước
Ấy là câu chuyện người dân xã Đồng Văn (Thanh Chương, Nghệ An) đốt lửa, dựng lều, căng băng rôn, đánh trống... suốt ngày đêm, chỉ để xua đuổi đơn vị khai thác cát đang “hoành hành” ngay khúc sông quê nhà. Câu chuyện giữ đất, giữ làng trước nguy cơ sạt lở chưa bao giờ lại nóng bỏng đến vậy.
Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Thác Công chúa - Một kiệt tác thiên nhiên ở Gia Lai

Du lịch - Ngô Xuân Hiền - 1 giờ trước
Một trong những ngọn thác đẹp nhất ở Tây Nguyên đó là thác Công chúa thuộc làng Mơng, xã Ia Mơ Nông, huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai. Nhiều người vẫn chưa biết đến ngọn thác tuyệt đẹp này, dù thác chỉ cách trung tâm thành phố Pleiku chừng 40km. Bởi vậy, nhiều người ví von thác Công chúa như nàng công chúa ngủ trong rừng.
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Xuất khẩu rau quả sụt giảm do đâu?

Kinh tế - Thanh Phong - 1 giờ trước
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT), giá trị xuất khẩu hàng rau quả tháng 3 ước đạt 450 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu hàng rau quả quý I đạt hơn 1,1 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2024. Như vậy tính cả quý, các doanh nghiệp Việt Nam đã hụt thu lên tới hơn 2.800 tỷ đồng.
Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Đề nghị công nhận bia Ma Nhai ở Nghệ An là Bảo vật quốc gia

Tìm trong di sản - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bia Ma Nhai, một di tích lịch sử quan trọng, đặc sắc của vùng đất Con Cuông, đang được tỉnh Nghệ An làm hồ sơ đề nghị công nhận Bảo vật quốc gia.
Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Lễ hội Quà tặng du lịch Hà Nội: Điểm đến với nhiều hoạt động hấp dẫn từ ngày 11-13/4

Du lịch - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 11- 13/4, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức chương trình Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 với chủ đề
Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng

Tin tức - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Tối 3/4, tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Hàm Rồng Chiến thắng (3, 4/4/1965 - 3, 4/4/2025).
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 23:10, 03/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.