Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo những mái nhà rông truyền thống

PV - 14:07, 07/09/2020

Nhà rông là một kiến trúc độc đáo của các buôn làng đồng bào sống ở vùng Trường Sơn – Tây Nguyên. Không chỉ mang ý nghĩa vật chất, nhà rông còn chứa đựng linh hồn, "trái tim" của mỗi ngôi làng.

Vị trí nhà rông trong tổng thể làng Đê KJêng, xã Ayun, huyện Mang Yang (Gia Lai). Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Vị trí nhà rông trong tổng thể làng Đê KJêng, xã Ayun, huyện Mang Yang (Gia Lai). Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

"Trái tim" của mỗi ngôi làng

Huyện Kông Chro nằm ở phía Đông của tỉnh Gia Lai. Cộng đồng người Bahnar trong nhiều ngôi làng trên địa bàn vẫn còn gìn giữ vẹn nguyên nếp nhà rông truyền thống.

Dọc theo con đường Đông Trường Sơn, rẽ vào thị trấn Kông Chro thêm chừng 1 km đã thấy ngôi nhà rông của thôn Plei Hle Ktu (thị trấn Kông Chro) sừng sững vươn cao giữa trời xanh. Ngôi nhà rông dài gần 30m được làm hoàn toàn bằng gỗ, tre và nứa. Những cột trụ, miếng ván lót sàn đã lên màu đen bóng của thời gian. Xung quanh và bên trong nhà rông, chú chim đại bàng, con rùa, tắc kè, tượng người được tạc bằng gỗ cũng đã nhuốm màu cũ kỹ của thời gian.

Già Đinh Văn Drem cho biết: "Nhà rông của Plei Hle Ktu được dựng từ lâu lắm rồi, tôi không nhớ rõ năm nhưng khi ấy tôi còn là thanh niên, vẫn còn sức để cùng mọi người đẽo, tạc các bức tượng trang trí, phụ giúp lợp mái tranh cho nhà rông. Mái tôn này mới được sửa gần đây thôi vì giờ tìm cỏ tranh không còn nữa. Hoạt động hay lễ cúng gì của thôn cũng vẫn diễn ra ở nhà rông đấy. Tối tối, đám thanh niên thỉnh thoảng vẫn đến đốt lửa ngủ lại".

Hiện nay, dù cuộc sống có nhiều thay đổi, văn hóa, đời sống hiện đại đã xâm nhập vào sâu trong cộng đồng người đồng bào dân tộc thiểu số. Song nhà rông vẫn là trái tim của cả tộc làng, là "nhà thiêng" của buôn làng. Như dân làng Tnùng, xã Ya Ma, huyện Kông Chro, dù đã được Nhà nước đầu tư xây dựng một nhà rông văn hóa mới song bất kỳ hoạt động nào của bà con làng Tnùng vẫn được tổ chức tại nhà rông cũ. Đó là mái nhà rông đã chứng kiến bao thăng trầm của dân làng Tnùng suốt 4 thập kỷ qua.

Già Khép - người dân làng Tnùng nhớ lại những ngày bà con không lên nương lên rẫy, cùng nhau ở nhà mấy tháng liền dựng nhà rông. Ngày ấy, từng khúc cây, tấm ván đều đẽo cắt thủ công. Nhà rông dựng lên dưới sự chỉ đạo của những người già trong làng. Già, trẻ, trai, gái ai cũng được phân công nhiệm vụ riêng. Vì thế bà con ai cũng yêu quý, trân trọng mái nhà rông ấy. Mỗi khi làng chuẩn bị có lễ cúng, nhà rông lại nhộn nhịp, rộn ràng bởi các già đến ngồi chẻ tre, chuốt nan làm cây nêu hay bàn cúng. Đám thanh niên thì đảm nhận những việc ít quan trọng hơn như đem bộ cồng chiêng ra lau chùi, tập luyện. Các thế hệ trong làng vì thế cứ mãi gắn kết, bền chặt.

Tương tự, trên khoảng sân rộng trước nhà rông của làng Brăng (xã Đak Tpang) vẫn còn chiếc bàn cúng làm bằng tre, lưu lại dấu tích của lễ đâm trâu vừa diễn ra cách đây vài tháng. Nhiều năm nay, mặc cho sự biến chuyển của thời gian, nhiều nghi lễ truyền thống vẫn được bà con làng Brăng gìn giữ và tổ chức ngay tại nhà rông. Anh Đinh Blớt - người làng Brăng nói: "Cách đây vài chục năm, mỗi nhà đều được giao "chỉ tiêu" phải đan bao nhiêu tấm phên tre, bao nhiêu tấm cỏ tranh lợp mái. Mất gần 5 năm nhà rông này mới hoàn thành. Từ đó cho đến nay, cứ có lễ cúng là bà con đều tự giác đến cùng nhau làm việc".

Dân làng Đê KJêng, xã Ayun, huyện Mang Yang (Gia Lai) cùng nhau quây quần chuẩn bị cho nghi Lễ lên nhà rông mới, được phục dựng theo đúng nghi Lễ truyền thống của đồng bào Bahnar nơi đây sau hàng chục năm bị lãng quên. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN
Dân làng Đê KJêng, xã Ayun, huyện Mang Yang (Gia Lai) cùng nhau quây quần chuẩn bị cho nghi Lễ lên nhà rông mới, được phục dựng theo đúng nghi Lễ truyền thống của đồng bào Bahnar nơi đây sau hàng chục năm bị lãng quên. Ảnh: Hoài Nam/TTXVN

Nỗ lực bảo tồn nhà rông

Hầu hết các ngôi làng Bahnar ở huyện Kông Chro đều có nhà rông. Có nhiều ngôi làng sở hữu từ 2 đến 3 nhà rông. Nhiều địa phương như xã Đak Tpang chỉ có 3 làng nhưng có đến 6 nhà rông; xã Ya Ma có 7 nhà rông. Phần lớn là kiểu nhà rông truyền thống bằng gỗ có từ rất lâu và bà con vẫn giữ gìn vẹn nguyên hồn cốt cho đến ngày nay.

Già Drem (thôn Plei Hle Ktu, thị trấn Kông Chro) chia sẻ: "Nhà rông sử dụng lâu thì cũng phải hư hỏng. Mỗi lần thấy có chỗ nào hỏng hóc, các già làng đều kêu gọi dân làng đóng góp công sức, của cải để tu sửa. Một góc thủng trên vách cũng phải được đan lại, ván mục phải thay thế ngay, có như vậy mới gìn giữ được lâu dài. Tiếc là mái tranh bây giờ không còn, đành phải dùng mái bằng tôn thôi". Đó cũng là cách làm của nhiều ngôi làng trên địa bàn huyện Kông Chro để giữ lại dáng dấp của nhà rông truyền thống.

Dù vậy không thể phủ nhận sự việc dùng gạch và các vật liệu hiện đại đang khiến diện mạo của nhiều nhà rông mới trên địa bàn huyện trở nên khô khan, cứng nhắc và vô hồn. Bên cạnh đó, những bếp lửa trong nhiều nhà rông cũng không thường xuyên được truyền hơi ấm. Thanh niên trong các ngôi làng không còn coi sàn nhà rông là nơi ngả lưng mỗi khi đêm về như ông bà vẫn làm trước đây.

Anh Pdin (thôn Plei Hle Ktu, thị trấn Kông Chro) tâm sự: "Trước đây thanh niên cả làng vẫn thường cùng nhau ra nhà rông ngủ mỗi tối. Nhưng do trước đây nhà nào cũng nhỏ, lại đông người nên thanh niên chưa vợ đều háo hức đến nhà rông ngủ lại, nghe già làng kể chuyện. Bây giờ thì nhà nào cũng rộng rãi rồi nên ít người đến lắm". Do đó, dù luôn rộng cửa song nhà rông lúc nào cũng vắng vẻ.

Nhà rông được dựng nên hoàn toàn từ trí nhớ, trí tưởng tượng, sự căn chỉnh chính xác tuyệt đối mang tính kinh nghiệm và năng khiếu của một số ít người trong cộng đồng làng. Vì thế khó để tìm kiếm bản vẽ hoàn chỉnh của nhà rông để lưu giữ. Một mái nhà rông có thể kiên trì, trụ vững chắc với dân làng từ vài thập kỷ đến trăm năm song vẫn không thể chống chọi lại sự bào mòn của thời gian. Trong khi đó, lớp người biết dựng nhà rông dần khuất núi khi lớp thanh niên trong làng lại không mặn mà với công việc đầy khó nhọc ấy.

Trước sự mai một các giá trị truyền thống của nhà rông, bên cạnh ý thức gìn giữ của bà con thì chính quyền các cấp huyện Kông Chro cũng đã hết sức quan tâm. Ông Vũ Cao Cường, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Ya Ma (huyện Kông Chro) cho hay: "Xã luôn khuyến khích, vận động bà con duy trì tổ chức các lễ hội ở nhà rông của làng gắn với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống khác như cồng chiêng, đan lát, tạc tượng. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng khích lệ bà con tích cực sửa chữa, duy tu, bảo tồn nhà rông truyền thống, cố gắng gìn giữ kiến trúc độc đáo này cho con cháu đời sau".





Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng ngày 28/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9/2023.
Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao vui tết Trung thu cùng trẻ em xã biên giới Môn Sơn

Tin tức - An Yên - 3 giờ trước
Tối 27/9, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng phối hợp với UBND tỉnh Nghệ An tổ chức chương trình “Biên cương - Đêm hội trăng rằm” tại Trường THCS Môn Sơn, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông.
Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Lạng Sơn: Tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Công tác Dân tộc - Thanh Nguyên - 3 giờ trước
Ngày 27/9, tại Lạng Sơn, UBND huyện Văn Lãng tổ chức Hội nghị tập huấn kỹ năng tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS năm 2023.
Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Kỳ vọng về một thế hệ trẻ am hiểu và đam mê âm nhạc dân gian Tây Nguyên

Giáo dục - Lê Hường - 4 giờ trước
Nhằm bảo tồn gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Đắk Lắk đã đưa môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên vào chương trình giảng dạy. Sau hơn 1 năm đưa vào giảng đường, trở thành môn học chính thức, môn âm nhạc dân gian Tây Nguyên đã đạt những kết quả khả quan. Nhiều sinh viên được mời đi biểu diễn ở những sự kiện lớn trong và ngoài tỉnh.
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang tập huấn triển khai Dự án 4, Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Minh Thu - 4 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang vừa tổ chức lớp tập huấn “Kỹ năng thực hiện gói thầu giao cho cộng đồng thi công theo cơ chế đặc thù và Công tác duy tu bảo dưỡng công trình cơ sở hạ tầng” cho 110 học viên là đại diện Ban phát triển các thôn có công trình đầu tư xây dựng thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang.
Tin trong ngày 26/9/2023

Tin trong ngày 26/9/2023

Bản tin hôm nay, ngày 26/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gửi Thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng nhân dịp Tết Trung thu năm 2023. Gia Lai: 59 nam giới là Người có uy tín trở thành hội viên danh dự của Hội LHPN Việt Nam. Người có duyên nợ với chiêng Mường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tỉnh Bình Phước cần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Tỉnh Bình Phước cần nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn

Thời sự - PV - 4 giờ trước
Chiều 27/9, tại Bình Phước, trong buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Phước về kết quả thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, đối ngoại và cải cách tư pháp của tỉnh 9 tháng đầu năm và nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2023, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nêu rõ: tỉnh Bình Phước cần triển khai các kế hoạch, chương trình hành động, giải pháp phù hợp, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lãnh thổ, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Phải gắn bó chặt chẽ giữa bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn.
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra thực hiện Chương trình MTQG 1719

Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm tra thực hiện Chương trình MTQG 1719

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 4 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế vừa tổ chức các Đoàn kiểm tra, giám sát kết quả triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cô gái dân tộc Thái giành Huy chương Đồng Taekwondo tại Asiad 19

Cô gái dân tộc Thái giành Huy chương Đồng Taekwondo tại Asiad 19

Thể thao - PV - 4 giờ trước
Ngày 27/9, Bạc Thị Khiêm mang về tấm Huy chương Đồng (HCĐ) đối kháng môn Taekwondo sau khi dừng bước ở bán kết, trước võ sĩ chủ nhà Trung Quốc, với tỷ số 0-2. Trước đó, ở tứ kết, Khiêm đã hạ đối thủ Hàn Quốc 2-0.
Đem đến cho các em thiếu niên, nhi đồng môi trường và điều kiện tốt nhất

Đem đến cho các em thiếu niên, nhi đồng môi trường và điều kiện tốt nhất

Thời sự - PV - 23:10, 27/09/2023
Tối 27/9, tại Thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, hơn 1.000 em thiếu nhi đã tham dự Chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp sáng ước mơ”, với chủ đề “Làm việc tốt cùng bạn vui Trung thu” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba

Thời sự - PV - 21:05, 27/09/2023
Ngày 27/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba do đồng chí Esteban Lazo Hernandez, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cộng hòa Cuba, dẫn đầu sang thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Lãnh tụ Fidel Castro tới Vùng giải phóng tỉnh Quảng Trị, miền Nam Việt Nam (9/1973 - 9/2023).