Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lửa thiêng cao nguyên

PV - 15:42, 10/08/2020

Lửa có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Ngọn lửa trước sân nhà rông quy tụ mọi người trong những đêm hội của cộng đồng với tiếng chiêng, nhịp trống, điệu múa xoang, ché rượu cần... Ngọn lửa chất chứa bao huyền thoại của vùng đất cao nguyên trong những đêm kể khan của già làng, là biểu tượng cho quyền năng thần bí của Vua Lửa (Pơtao Apuih) từng được lưu trong sử sách.

 Đêm hội buôn làng. Ảnh: HÒA CAROL
Đêm hội buôn làng. Ảnh: HÒA CAROL

Người miền núi từ thời xa xưa không chỉ dựa vào lửa trời mà còn “phát minh”, làm ra ngọn lửa bằng nhiều cách để phục vụ cuộc sống của mình. Cách phổ biến nhất mà nhiều tộc người hay làm là lấy một ống tre ngắn có nắp đậy hoặc may cái túi nhỏ bằng da chó. Trong ống hoặc túi da đó có một miếng sắt dẹp nhỏ bằng ngón tay cái, một miếng đá gan gà có màu nâu và là một ít bùi nhùi. Khi cần có lửa, người ta lấy các thứ đó ra, một tay cầm đá có kèm theo bùi nhùi, tay kia cầm thanh sắt đánh mạnh vào đá thì lập tức bén ra nhiều tia lửa. Tia lửa rơi vào bùi nhùi bắt lửa cháy, bà con lấy một ít lá khô nhóm lên, thế là có một bếp lửa. Cách đó đồng bào gọi là làm quẹt lửa. Bí quyết của nó là phải có thanh sắt được luyện thật tốt (loại không đảm bảo chất lượng thì khó có thể đánh ra lửa) và bắt buộc phải có một viên đá gan gà vì đá đen, đá trắng đánh ít ra lửa. Còn bùi nhùi thì đồng bào chặt cây một vài loại cây rừng, cạo lấy lớp vỏ ngoài của nó bỏ vào túi cho khỏi bị ẩm và để dành dùng dần. Đá gan gà chạm mạnh vào thanh sắt tốt thì sẽ phát ra lửa, gặp bùi nhùi là chất mồi tạo nên ngọn lửa-đó thật sự là cái quẹt lửa nguyên thủy, phổ biến của nhiều tộc người.

Cách thứ hai là kéo lửa từ cây tre khô. Người ta vào rừng tìm một cây tre non thật khô, chẻ ống tre ra thành cái máng. Lấy máng tre đó khoét thành một cái lỗ ở giữa rồi để trên mặt đất và lấy ống tre khác chẻ ra làm thành miếng dát mỏng để kéo lửa. Dùng hai bàn chân giữ chặt hai đầu máng tre và hai tay kéo lát tre qua cái máng. Cứ kéo cò cưa qua lại liên tiếp như kéo đàn nhị cho đến khi đứt dây lát tre khô là có lửa để nhóm hút thuốc, nấu ăn. Cách kéo lửa như thế này được làm vào mùa nắng mới dễ cháy, còn mùa mưa thì hơi khó.


Bếp lửa mang lại sự sống cho mỗi gia đình và cho toàn cộng đồng. Lửa cũng là thứ ánh sáng huyền thoại cháy rực trong đêm sâu thẳm của núi rừng, buôn làng. Trong các ngôi nhà dài truyền thống, mỗi bếp lửa tượng trưng cho một gia đình. Càng nhiều gia đình, nhiều thế hệ sống chung trong ngôi nhà dài thì càng nhiều bếp lửa. Mỗi bếp luôn đỏ lửa sáng trưa, chiều tối, khói bếp bay quyện quanh mỗi mái nhà là hình ảnh thân quen, gợi lên một cuộc sống ấm no. Trên bếp lửa ám khói trong mỗi ngôi nhà còn được bố trí kho lúa, các loại hạt giống và ngay dưới đó, gần về phía bếp lửa hơn là một cái giàn thường được dùng để sấy khô các loại thực phẩm như thịt cá nhằm giữ gìn chúng được lâu dài hơn. Thịt gác bếp là món đặc sản được ưa thích của đồng bào miền núi.

Từ xưa, đồng bào các dân tộc dọc Trường Sơn-Tây Nguyên đã rất có ý thức trong việc kiềm chế thần lửa khi đốt rẫy, dọn đất để canh tác luôn phong phú và được mọi người tuân thủ nghiêm ngặt. Khi đốt rẫy, bà con thường làm một cây đuốc bằng tre khô đập dập, nhét vào giữa cây đuốc một cái lông công, rồi dùng mỡ heo hoặc mỡ trâu bò thoa khắp thân cây tre khô, để lúc đốt lửa không bị tắt mà cháy bốc như đuôi con chim công xòe. Người ta đốt từ ngoài rìa đốt vào, từ chỗ thấp nhất lên chỗ cao. Họ phải báo cho nhau biết thời gian đốt rẫy để ai có rẫy gần nhau thì cùng đốt luôn một lúc. Nếu rẫy được đốt gần buôn làng thì cũng báo cho dân biết để canh chừng khỏi bị cháy làng.

Luật tục Jrai nói rõ về “Tội cố ý làm cháy nhà (buôn, làng, rừng)” như sau: “Nếu châm diêm nó sẽ đốt cháy rừng thưa. Nếu thắp đuốc nó sẽ đốt cháy rừng rậm. Nó châm lửa trong rừng thưa. Nó nhóm lửa trong bãi rậm. Nó đốt lửa trong cỏ khô. Lửa sẽ đốt cháy buôn làng, rẫy lúa, rừng khô, thú vật, đồ đạc, tài sản của người khác. Bởi thế, phải đưa nó ra xét xử”. Luật tục M’Nông có những điều luật quy định việc giữ gìn vốn rừng, đặc biệt là nhắc nhở, khuyên răn mọi thành viên trong cộng đồng không được làm cháy rừng và phải có trách nhiệm dập lửa cứu rừng nếu phát hiện rừng bị cháy: “Rừng bị cháy ta phải giúp dập. Nước chảy tràn ta phải giúp chặn. Chòi bị cháy chỉ một người buồn. Nhà bị cháy cả làng phải buồn. Rừng bị cháy mọi người đều buồn”. Luật tục của đồng bào Tây Nguyên xử phạt rất nghiêm khắc đối với các tội như đốt rẫy làm cháy rừng, đốt rẫy mình cháy lan sang rẫy người khác, tội phát hiện cháy rừng mà không ra tay dập tắt, tội làm cháy chòi canh trên rẫy, tội làm cháy nhà, cháy bản làng... Kẻ gây ra hỏa hoạn, làm thiệt hại đến buôn làng, bị xếp vào loại trọng tội, thậm chí ngày xưa bị làm nô lệ để gán nợ cho gia đình bị hại.

Ngọn lửa là biểu tượng thiêng liêng, làm nên văn hóa, duy trì cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bằng vốn hiểu biết, kinh nghiệm trong việc tạo ra lửa, giữ lửa, kiểm soát được ngọn lửa và lối ứng xử, luật tục, tín ngưỡng dân gian phong phú đã phần nào soi rọi những nét văn hóa lý thú, vẫn còn giá trị trong cuộc sống hôm nay tại các buôn làng, phát huy những yếu tố tích cực của tập quán cổ truyền, nhất là trong việc giữ và bảo vệ rừng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thủ tướng: Pháp luật phải vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt chẽ, vừa kiến tạo phát triển, huy động tối đa các nguồn lực phát triển, tạo không gian phát triển mới; quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm.
Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Trực tiếp tiếp cận hiện trường tìm kiếm nạn nhân thứ 9 bị vùi lấp do sạt lở đất tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 12 giờ trước
Sau nhiều ngày đường đi huyện Lục Yên chia cắt vì giao thông tê liệt, ngày hôm nay chúng tôi mới có thể tiếp cận hiện trường vụ sạt lở đất xảy ra lúc 2h sáng ngày 10/9 tại thôn Át Thượng, xã Minh Xuân.
Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Công đoàn Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (CĐ Vietcombank) ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

Xã hội - Khánh Sơn - 23:01, 14/09/2024
Trước những ảnh hưởng nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra đối với nhiều tỉnh, thành miền Bắc thời gian qua, Công đoàn Vietcombank ủng hộ trên 10 tỷ đồng cho đồng bào bị thiệt hại do bão, lũ.
“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

“Trung thu năm nay đối với các cháu đang sống trong vùng lũ lụt, sạt lở, cần được quan tâm đặc biệt”

Thời sự - Lê Hường - 23:00, 14/09/2024
Đó là ý kiến phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tại Chương trình Trung thu cho em “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” với chủ đề “Trung thu cùng bạn vui đến trường”, tối 14/9 (tức 12/8 âm lịch) tại Tp.Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) do Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Đồng Hỷ (Thái Nguyên): Thực hiện chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển giáo dục vùng DTTS

Công tác Dân tộc - Vân Khánh - 22:58, 14/09/2024
Thời gian qua, huyện Đồng Hỷ không ngừng quan tâm triển khai đồng bộ hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển giáo dục và đầu tư cơ sở hạ tầng trường lớp học, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Những hòn than nguội ngắt!

Những hòn than nguội ngắt!

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 22:55, 14/09/2024
UBND huyện Bát Xát (Lào Cai) vừa ban hành Quyết định tạm đình chỉ công tác đối với 2 chủ tịch xã vì lơ là trong công tác phòng chống bão lũ. Giữa thời điểm “nước sôi lửa bỏng”, khi mà vấn đề phòng chống mưa lũ, sạt lở đất liên tục được nâng mức cảnh báo nguy hiểm, thì các ông lại bỏ nhiệm sở đi đâu và làm gì?
Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Đánh cược mạng sống với dòng nước lũ

Media - Tuấn Ninh - Mạnh Hà - 22:46, 14/09/2024
Những trận mưa lớn từ nhiều ngày trước kết hợp thủy điện Thác Bà xả lũ đã khiến hàng trăm mét khối gỗ của các xưởng gỗ phía thượng nguồn bị cuốn trôi về hạ du. Tại thời điểm này, dù mưa đã ngừng, lũ đã rút dần nhưng lưu lượng nước đổ ra sông Chảy qua địa phận xã Hán Đà huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái vẫn rất xiết và vô cùng nguy hiểm.
Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Trao không gian đọc sách, sinh hoạt Đội và tặng quà Trung thu cho thiếu nhi Đắk Lắk

Xã hội - Lê Hường - 20:11, 14/09/2024
Chiều 14/9, tại Trường Tiểu học Võ Thị Sáu (Tp. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) Trung ương Đoàn, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức khánh thành “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội”. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của Chương trình Trung thu cho em và “Lồng đèn thắp sáng ước mơ” do Trung ương Đoàn và Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk mở lớp dạy tiếng Ê Đê cho cán bộ xã

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 20:05, 14/09/2024
Ngày 14/9, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai giảng 2 lớp đào tạo tiếng DTTS (tiếng Ê Đê) cho cán bộ công chức, viên chức cấp xã vùng DTTS trên địa bàn huyện Cư M’gar và huyện Krông Bông. Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Kính dự khai giảng tại huyện Cư M’gar; Phó trưởng Ban Dân tộc Hà Huy Quang dự khai giảng tại huyện Krông Bông.
Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Đăk Tô (Kon Tum): Truyền dạy kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang

Tìm trong di sản - Ngọc Chí - 19:56, 14/09/2024
Nhằm bảo tồn di sản văn hóa cồng chiêng trong đời sống cộng đồng người DTTS, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đăk Tô (Kon Tum) phối hợp với UBND thị trấn Đăk Tô mở lớp truyền dạy về kỹ năng, kỹ thuật diễn tấu cồng chiêng, xoang và các bài chiêng truyền thống cho thanh niên ở Khối phố 1, thị trấn Đăk Tô.