Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ Nhảy lửa của người Dao đỏ tại Điện Biên

PV - 14:46, 29/11/2018

Tại Điện Biên, dân tộc Dao có hơn 6.000 người, sống tập trung chủ yếu ở các huyện Mường Nhé, Nậm Pồ, Tủa Chùa với các nhóm: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt, Dao Khâu. Trong vòng đời người Dao có nhiều lễ và hội như: Thờ cúng tổ tiên, Lễ tạ ơn Bàn Vương, Lễ thêm đinh- thêm người, lễ đặt tên, lễ cưới, lễ cấp sắc (Tủ cải)… và một trong những nghi lễ mang bản sắc văn hóa đặc trưng là Lễ nhảy lửa.

Nhóm người Dao đỏ ở bản Huổi Sâu, xã Pa Tần, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) cư trú ở vùng núi cao, xa xôi hiện vẫn còn lưu giữ được nhiều lễ thức của nghi lễ này. Bản Huổi Sâu có 95 hộ, 434 nhân khẩu, gồm có các họ chính như: Chảo, Tẩn, Phàn, Phùng... Năm nay, cộng đồng Dao đỏ bản Huổi Sâu đã chọn ngày 21/11 dương lịch (tức ngày 15/10 âm lịch) để tổ chức Lễ Nhảy lửa.

Những người đàn ông dân tộc Dao nhảy vào lửa bằng chân trần nhưng không bị bỏng. Những người đàn ông dân tộc Dao nhảy vào lửa bằng chân trần nhưng không bị bỏng.

Ngay từ sáng sớm, khi con gà rừng cất tiếng gáy đầu tiên cũng là lúc các ngôi nhà trong bản sáng đèn. Phụ nữ tất bật giúp nhau diện trang phục truyền thống, còn đàn ông trong nhà có nhiệm vụ chuẩn bị đồ cúng mang đến lễ. Trước kia, Lễ Nhảy lửa mang tính chất trong dòng họ nên chỉ diễn ra tại nhà trưởng họ. Song ngày nay đã được mở rộng, mang tính cố kết cộng đồng hơn nên bà con thường lựa chọn địa điểm tổ chức tại nhà thầy cúng (nếu đủ rộng) hoặc một nơi trung tâm của bản để mọi người cùng chung vui.

Ông Chảo Siêng Tá, già làng uy tín ở bản Huổi Sâu cho biết, tổ chức Lễ Nhảy lửa để cầu phúc, cầu may, xua đuổi ma tà, cái xấu cho dòng tộc và dân bản; cầu thần lửa mang lại sự ấm áp, vui mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng. Để chuẩn bị cho nghi lễ này, mâm lễ phải có đủ: một cái đầu lợn (hoặc lợn con); bát hương; nước trắng; rượu và năm cái chén; giấy dó tượng trưng vàng bạc âm phủ; quẻ âm dương (bằng một đoạn tre bổ đôi); 2 hào bạc; gạo đã được gói trong túm vải.

Khi lễ vật đã chuẩn bị đầy đủ, giờ tốt đến, dưới sự chủ trì của thầy cúng chính trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc sẽ thực hiện các nghi thức cúng lễ trước bàn thờ tổ tiên và mâm lễ. Trong suốt quá trình này, trống, chiêng là nhạc cụ quan trọng không thể thiếu, tiếng nhạc được xem như cầu nối, giúp các vị thần linh tìm về chung vui với dân bản. Nghi lễ cúng rất quan trọng, vì thế sẽ được thực hiện nhiều lần, với nhiều nghi thức.

Đồng bào Dao đỏ tại Điện Biên vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là trang phục, nghi lễ. Đồng bào Dao đỏ tại Điện Biên vẫn bảo tồn được những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, nhất là trang phục, nghi lễ.

Trước khi buổi lễ bắt đầu, một đống củi lớn được đốt lên ở khoảng sân rộng, thầy cúng bắt đầu ngồi vào mâm lễ đọc lời cầu khấn, những người muốn được nhảy lửa ngồi hầu lễ phía sau thầy cúng. Khi củi cháy thành đống than hồng rực đỏ, thầy cúng xin quẻ âm dương được thần lửa đồng ý, các chàng trai người Dao như được phù phép, trong phút thăng hoa xuất thần, họ nhảy bật lên bằng cả hai chân và lao vào nhảy giữa đống than hồng rừng rực.

Trong suốt quá trình này, người phụ nữ chỉ được đứng xung quanh đống lửa, tay cầm chổi liên tục quét gọn các tàn than bị tung ra. Điều đặc biệt là không phải ai cũng được tham gia nhảy lửa mà chỉ có đàn ông có sức khỏe, đảm bảo đầy đủ các điều kiện đặt ra trước đó mới được nhảy lửa. Họ nhảy bằng chân trần trên than hồng nhưng không bị bỏng, họ coi đó là cánh cửa chạm đến thần linh. Cứ như vậy, người nọ nối tiếp người kia cho đến khi đống than hồng tắt lịm dưới những đôi chân trần đen nhẻm do than để lại.

Sau khi nghi thức nhảy lửa là đến nghi thức trình diễn các điệu múa, đây cũng là một nghi thức rất quan trọng trong lễ nhảy lửa của người Dao đỏ. Trong Lễ nhảy lửa có hai thầy cúng đóng vai trò của người quán xuyến, một ông là chủ đám (Sliêu họ), một ông múa (Khoi tàn). Các điệu múa gồm có: “Tam nguyên an ham” hay còn gọi là múa “Ra binh vào tướng”; điệu múa chính thức là “Nhìang chầm đao”; điệu múa phát nương, múa điệu bắt ba ba; múa gà… Đây là các điệu múa thể hiện sức mạnh của tướng quân âm binh, biểu dương tinh thần thượng võ và tái hiện lại đời sống sinh hoạt, lao động thường ngày của người dân.

Nghi lễ cuối cùng là việc thầy cúng đốt tiền âm phủ biếu vàng mã để các cụ, ông bà, tổ tiên, các vị thần thánh trở về cõi tiên và cầu khấn để phù hộ cho gia đình, dòng họ, dân bản mọi sự tốt lành, bảo vệ cuộc sống được thanh bình, yên vui. Sau cùng là phần múa hát thể hiện niềm vui, niềm tin của bản làng qua nghi lễ.

Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm hoặc đầu xuân năm mới. Lửa mang lại sự ấm áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Đây là nét sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú và độc đáo của đồng bào Dao đỏ tại Điện Biên. Hiện nay ngành Văn hóa tỉnh Điện Biên đang rất nỗ lực để bảo tồn nét văn hóa này.

VŨ LỢI

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 8/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Thanh niên DTTS tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới: Vì khát vọng phát triển

Thanh niên DTTS tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu giới: Vì khát vọng phát triển

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Với sự am hiểu về bản sắc văn hóa, phong tục tập quán kết hợp với những kiến thức được tuyên truyền từ các chiến dịch, sáng kiến truyền thông, các chương trình lồng ghép giới trong nhà trường, cộng đồng... sẽ giúp cho đội ngũ thanh niên DTTS phát huy được vai trò tiên phong thay đổi định kiến, khuôn mẫu nhằm góp phần thúc đẩy bình đẳng giới ở vùng DTTS và miền núi.
Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Phòng Dân tộc huyện Krông Nô: Nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Những kiến thức về pháp luật tưởng chừng khô khan, cứng nhắc lại trở nên sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ thông qua hình thức sân khấu hóa. Đó là cảm nhận của những công chức xã tham gia Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc do UBND huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông vừa tổ chức vào cuối tháng 9 vừa qua.
Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 3 giờ trước
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Sức khỏe - Minh Nhật - 3 giờ trước
Theo Đông y, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe với phương thức “Thu đông dưỡng âm, phòng táo, nhuận phế” - nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm, nhuận tràng, bổ phế.
Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Sức khỏe - Lê Hường - 3 giờ trước
Cùng với dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, với hàng trăm ca mắc bệnh, cảnh báo nguy cơ cao “dịch chồng dịch” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Tin tức - N. Tâm - P. Nam - 3 giờ trước
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024. Đến dự có ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo; các Sở, Ngành có liên quan và gần 80 vị là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone

Thời sự - PV - 5 giờ trước
Sáng 8/10, ngay sau khi tới Thủ đô Vientiane, Lào để tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44 và 45, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone.
Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ là hạt nhân đoàn kết trong vùng đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Ông nêu gương sáng tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bà con, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cả sư Đổng Bạ là chỗ dựa tin cậy của chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 9 giờ trước
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 9 giờ trước
Chiều 7/10, tại xã Phước Bình, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái tổ chức lễ bàn giao 21 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và ông Ngô Quang Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, đơn vị hỗ trợ kinh phí xây dựng.