Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Trang địa phương

Dân làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 mừng nhà rông mới

PV - 17:10, 10/10/2022

Được sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự chung sức, đồng lòng của người dân, làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1, phường Trường Chinh, Tp. Kon Tum (Kon Tum) đã xây dựng được nhà rông mới theo đúng truyền thống của dân tộc Ba Na.

Nhà rông mới của làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1. (Ảnh: Đ.T)
Nhà rông mới của làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1. (Ảnh: Đ.T)

Tản bộ trên con đường Đoàn Khuê, nơi có hàng cây xanh rợp bóng mát, già làng A Pruih vừa trò chuyện vừa dẫn tôi đến nhà rông mới của làng. Đúng như giới thiệu của già làng A Pruih, càng đến gần, ngôi nhà rông trông càng cao và đẹp, nổi bật giữa làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1.

Lúc chúng tôi đến, Trưởng thôn A Yek và Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Huynh đã chờ sẵn trước nhà rông. Hai người này cũng giống như già làng A Pruih, đều gắn bó lâu năm, biết được lịch sử hình thành, phát triển của làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 và cuộc sống của các thế hệ người dân trong làng.

Sau khi niềm nở, thân mật chào đón chúng tôi, trưởng thôn A Yek lấy chiếc chìa khóa duy nhất mà dân làng tín nhiệm giao cất giữ mở cửa nhà rông. “Nhà rông là tài sản lớn, nên dân làng thống nhất chỉ sử dụng 1 chìa để mở khóa cửa”, Trưởng thôn A Yek cho hay.

Chiều buông dần, bầu trời bắt đầu tối, Trưởng thôn A Yek đi một vòng quanh nhà rông để bật tất cả bóng đèn. Không gian xung quanh nhà rông trở nên bừng sáng, lũ trẻ khắp nơi trong làng ùa đến vui chơi, nô đùa.

Trên khuôn mặt của Trưởng thôn A Yek, già làng A Pruih và Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Huynh lộ rõ vẻ phấn khởi và hạnh phúc khi tiếp chuyện tôi. Mọi người cùng chia sẻ, đã từ rất lâu, dân làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 mong mỏi có được ngôi nhà rông to và đẹp. Trải qua quãng thời gian dài, dân làng mới có được nhà rông thiết kế theo đúng tâm nguyện của mình.

Bên trong nhà rông rộng rãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, chính trị của dân làng. (Ảnh: Đ.T)
Bên trong nhà rông rộng rãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, chính trị của dân làng. (Ảnh: Đ.T)

Già làng A Pruih nhớ lại: Lúc tôi còn nhỏ, nhà rông của làng ở vị trí cách nhà rông mới không xa, nhưng kích thước nhà rông nhỏ, chỉ đáp ứng sinh hoạt cộng đồng cho vài chục hộ dân. Trải qua hàng chục năm, số hộ dân và khẩu tăng dần, dân làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 quyết định tháo dỡ nhà rông nhỏ, cùng vào những cánh rừng ở xã Đăk Rơ Wa (Tp. Kon Tum) và xã Đăk Tờ Re (huyện Kon Rẫy) tìm kiếm vật liệu đem về dựng nhà rông mới. Nhà rông có diện tích hơn 100 m2.

“Mọi người đã bỏ ra rất nhiều công sức để tìm kiếm các vật liệu và chung tay dựng nên. Ai cũng bảo ban nhau phải gìn giữ và bảo vệ nhà rông. Tuy nhiên, sau 3 năm sử dụng, vào đợt mưa bão năm 2008, nhà rông không may bị sét đánh trúng và bị cháy. Khi nhà rông bị cháy, tôi và các hộ dân trong làng trông cậy hoàn toàn vào lực lượng Cảnh sát chữa cháy. Dẫu vậy, vì lửa bén nhanh và lớn nên kết cấu gỗ, tranh, tre, nứa của nhà rông đều bị cháy toàn bộ”, Trưởng thôn A Yek tiếp lời.

Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Huynh cho hay, đầu năm 2011, làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 được Nhà nước đầu tư xây dựng nhà rông mới bằng kết cấu bê tông, cốt thép và mái tôn trên diện tích gần 70 m2 với tổng kinh phí thực hiện hơn 326 triệu đồng. Vì diện tích sử dụng không lớn và kiến trúc chưa thật sự phù hợp với không gian văn hóa truyền thống của đồng bào tại địa phương, vì vậy, đến đầu năm 2021, Đảng ủy phường Trường Chinh đã chỉ đạo UBND phường chuẩn bị về kinh phí, tổ chức họp làng để cùng bàn bạc, xây dựng nhà rông mới và được bà con dân làng đồng tình ủng hộ.

Dân làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 treo bảng tên, các quyết định, giấy khen cá nhân, tập thể tiêu biểu lên các phên vách của nhà rông. (Ảnh: ĐT)
Dân làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 treo bảng tên, các quyết định, giấy khen cá nhân, tập thể tiêu biểu lên các phên vách của nhà rông. (Ảnh: ĐT)

Theo bà Huynh, nhà rông mới được khởi công xây dựng vào tháng 3/2022, vị trí xây dựng trên nền nhà rông cũ. Với sự quyết tâm, đồng lòng của cả hệ thống chính trị, sự đóng góp của các cá nhân, tổ chức, sau 6 tháng thi công xây dựng, nhà rông mới đã hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhà rông có tổng kinh phí xây dựng gần 1,96 tỷ đồng, diện tích sử dụng 173,7 m2, có kết cấu xây dựng vật liệu tự nhiên kết hợp với vật liệu nhân tạo. “Ngoài đầu tư xây dựng nhà rông mới cho làng, UBND phường Trường Chinh còn đầu tư xây dựng cổng, tường rào dài 39,3 m và làm mới sân bê tông xung quanh nhà rông”, bà Huynh nói.

Làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 đến nay có 260 hộ với 1.199 khẩu, hầu hết các hộ dân trong làng là người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Ba Na) và sinh sống bằng nghề làm nông. Nhà rông có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống tinh thần, sinh hoạt văn hóa của bà con DTTS trong làng. Nhà rông có khuôn viên sân rộng nên phù hợp tổ chức các hoạt động văn hóa của làng. Sau khi khánh thành và đưa nhà rông mới vào sử dụng, dân làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 đã sắp xếp lại bàn ghế, bục tượng Bác Hồ và treo bảng tên, các quyết định, giấy khen cá nhân, tập thể tiêu biểu lên các phên vách. Đội cồng chiêng xoang của làng cũng lấy nhà rông làm địa điểm để tập luyện tham gia Hội thi cồng chiêng xoang cấp thành phố vừa qua.

“Khuôn viên nhà rông sáng, sạch và đẹp, bà con dân làng ai cũng rất vui mừng. Từ khi nhà rông hoàn thành, chiều mỗi ngày, thanh niên và trẻ em trong làng đều đến đá bóng, đạp xe, nô đùa rất vui”, già làng A Pruih cười nói.

“Từ nay, làng Kon Mơ Nay Sơ Lam 1 có nhà rông kiên cố. Chúng tôi sẽ vận động bà con trồng thêm hoa và cây xanh, cùng gìn giữ, bảo vệ nhà rông thật tốt, để thời gian sử dụng được lâu dài góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc”, Trưởng thôn A Yek, già làng A Pruih và Bí thư chi bộ Nguyễn Thị Huynh cùng cho biết.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Ngày 27/02/2024, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Cảnh báo tình trạng người dân phát, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy”. Tuy nhiên, tình trạng này không dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những cánh rừng đang bị tàn phá “tan hoang” từng ngày. Việc phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “buông lỏng” của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và điều đáng nói là trong báo cáo kiểm tra, xác minh của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng!?
Tin nổi bật trang chủ
Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe - Minh Nhật - 4 phút trước
Những ngày qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, đã xuất hiện các trường hợp học sinh ngộ độc sau khi ăn các loại kẹo lạ bán trước cổng trường, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Trang địa phương - Ngọc Chí - 8 phút trước
Ngày 27/02/2024, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Cảnh báo tình trạng người dân phát, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy”. Tuy nhiên, tình trạng này không dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những cánh rừng đang bị tàn phá “tan hoang” từng ngày. Việc phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “buông lỏng” của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và điều đáng nói là trong báo cáo kiểm tra, xác minh của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng!?
Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Tin tức - Minh Nhật - 12 phút trước
Mưa đá, giông lốc xuất hiện tại nhiều tỉnh phía Bắc trong ngày 28-3, gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân.
9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Thời sự - Văn Hoa - Hương Diệp - 17 phút trước
Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024).
Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Kinh tế - H.Trường - T.Nhân - 24 phút trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định cấp 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu để các địa phương thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Thời sự - PV - 22:05, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) do ông Masayoshi Fujimoto và ông Masayuki Hyodo, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam dẫn đầu đang thăm Việt Nam, tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.
Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân

Tiếp tục phát huy tính tiên phong, gương mẫu, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân

Thời sự - PV - 22:05, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Nhà Quốc hội, phát biểu tại lễ phát động thi đua hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6/1/1946-6/1/2026) do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Hưởng ứng phong trào thi đua với nhiều nội dung trọng tâm, các vị đại biểu Quốc hội phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu với bản lĩnh chính trị vững vàng, có nhiều ý kiến đóng góp sâu sắc, trí tuệ cho Quốc hội, xứng đáng với niềm tin của cử tri và nhân dân.
Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thủ tướng tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam

Thời sự - PV - 20:50, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam Carolyn Turk đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện

Pháp luật - Minh Nhật - 08:42, 28/03/2024
Thời gian qua, lực lượng chức năng các tỉnh Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Sơn La....liên tục phát hiện nhiều trường hợp người dân trồng trái phép hàng chục nghìn cây thuốc phiện trên địa bàn. Có đối tượng còn bất chấp pháp luật ngang nhiên trồng cây thuốc phiện trong vườn nhà ở ngay khu phố thị.
Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Quảng Ngãi: Tập trung triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719 làm động lực để phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường (Thực hiện) - 08:37, 28/03/2024
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) là một Chương trình ý nghĩa, là động lực để vùng đồng bào DTTS và miền núi phát triển đi lên. Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ngãi đã tích cực triển khai nhiều dự án, tiểu dự án từ Chương trình. Nhờ đó, diện mạo vùng miền núi có nhiều khởi sắc, đời sống của đồng bào có những thay đổi tích cực. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trò chuyện với ông Hồ Ngọc Thịnh, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi về việc triển khai Chương trình tại địa phương.