Chiều ngày 26/12, tại Thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông toàn quốc lần thứ III năm 2021.
Trong khuôn Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại Lai Châu, ngày 25/12 tại Trung tâm văn hóa tỉnh Lai Châu, TP Lai Châu (Lai Châu) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng và trình diễn trang phục dân tộc.
Sáng 24/12, tại Trung tâm hội nghị văn hóa tỉnh Lai Châu, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) và UBND tỉnh Lai Châu đã tổ chức Lễ khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch Ngày hội văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại Lai Châu, năm 2021.
Ngày 16/12, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban Nhân dân tỉnh Lai Châu tổ chức buổi họp báo “Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông lần thứ III tại tỉnh Lai Châu, năm 2021”.
Khá nhiều các kiến giải, nhận định về thực trạng cũng như tìm cách kế thừa, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số (DTTS) được ghi nhận tại Hội thảo "Bản sắc văn hóa các DTTS huyện Bắc Trà My - công tác bảo tồn và phát triển" vừa được tổ chức.
Nhằm bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc Sán Dìu, vừa qua, Câu lạc bộ (CLB) hát dân ca Soọng cô thôn Xạ Hương, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã mở lớp truyền dạy tiếng nói, chữ viết và hát dân ca Soọng cô cho thế hệ trẻ.
Từ ngày 1/12/2021 đến 2/1/2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Làng - Ngôi nhà chung của chúng ta”. Tại đây có sự tham gia của hơn 100 đồng bào thuộc 16 dân tộc đến từ nhiều địa phương khác nhau.
Bao đời nay, trong các dịp lễ hội, những điệu múa truyền thống lại được đồng bào M’nông thể hiện một cách sinh động, đắm say. Họ nắm chặt tay nhau cùng nhảy múa xung quanh ngọn lửa với ước vọng về một ngày mai tươi sáng hơn.
Hầu hết cư dân các dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống ở địa bàn miền núi, không gian cư trú cách biệt, khó khăn về giao thông và hạ tầng cơ sở khác. So với miền xuôi, với các đô thị lớn, đời sống của đồng bào còn DTTS còn thấp, trình độ dân trí chưa cao. Rút ngắn khoảng cách, tạo cơ hội phát triển đồng đều giữa các dân tộc là mục tiêu nhất quán trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và đã đạt nhiều thành tựu.
Bảo đảm ứng xử công bằng, khoa học, trên tinh thần tôn trọng các giá trị văn hóa của các dân tộc là một yêu cầu hết sức cần thiết. Đồng thời, cần nghiêm khắc nhìn nhận, xử lý, ngăn chặn và dẹp bỏ tâm lý dân tộc hẹp hòi dẫn đến những định kiến, kỳ thị không đáng có trong một xã hội văn minh và một quốc gia lấy tinh thần đại đoàn kết toàn dân làm sức mạnh nội sinh.
Không chỉ có cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, vùng đất Na Hang (Tuyên Quang) còn ẩn chứa trong mình những báu vật vô giá. Một trong những báu vật đó chính là những bộ trang phục rực rỡ mà người phụ nữ Dao đỏ mặc trên mình.
Trong đời sống tinh thần của người Khmer các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh những giá trị về kiến trúc, nghệ thuật tạo hình, dàn nhạc Ngũ âm được đồng bào xem là tài sản văn hóa quý báu, là nhạc cụ không thể thiếu trong các dịp diễn ra lễ hội, tết cổ truyền của đồng bào Khmer.
Huyện miền núi Vân Canh (Bình Định) là nơi cư trú lâu đời của nhiều DTTS như Chăm, Ba Na và số ít các dân tộc Thái, Mường… ở miền Bắc di cư vào. Trong đời sống sinh hoạt, các DTTS trên địa bàn vẫn duy trì được các hoạt động văn hóa, nhất là các nghi lễ, sinh hoạt văn hóa cồng chiêng, các nghề thủ công truyền thống..., qua đó góp phần tạo nên một nền văn hóa đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Đến với nghệ thuật hát đúm bằng niềm đam mê, 44 năm qua, cụ Ngô Đăng Nhuận (92 tuổi), khu 8, phường Phong Hải, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh đã gắn bó và dành hết tâm huyết để giữ gìn, phát triển nghệ thuật hát đúm. Ghi nhận đóng góp cho nghệ thuật truyền thống, cụ đã được phong danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” và đang trình cấp có thẩm quyền xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”...
Đồng bào Cor, Hrê, Ca Dong (thuộc dân tộc Xơ Đăng) sinh sống chủ yếu ở các huyện miền núi Quảng Ngãi như Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Ba Tơ, Minh Long. Trang phục của các dân tộc vùng cao Quảng Ngãi mang nét đẹp đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người.
Vừa qua, xã Tà Chải, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã thành lập và ra mắt Đội văn nghệ dân tộc Tày phục vụ du lịch.
Tiếp thu tinh hoa thế giới để làm các điệu múa dân gian dân tộc gần gũi với đời sống hiện đại rất cần sự khai phá và có chọn lọc của những nhà nghiên cứu, biên đạo và các nghệ sĩ biểu diễn.
Ở buôn cổ Ako Dhong TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cô gái trẻ H’Tit Aliô, dân tộc Ê Đê được cộng đồng đánh giá là điển hình trong việc “truyền lửa” bảo tồn văn hóa truyền thống đến các bạn trẻ.
Năm 2020, lần đầu tiên tại Quảng Ninh, Lễ hội Bàn Vương được tổ chức. Không chỉ tạo ra sức lan tỏa đối với cộng đồng người Dao cả nước, Lễ hội đã thực sự trở thành ngày hội, mang lại sức hút lớn trong du lịch văn hóa dân tộc đối với du khách...
Giống như trang phục của người Tày, trang phục truyền thống của người Nùng rất giản dị, được cắt may từ loại vải chàm do tự tay họ làm nên. Hiện nay, người Nùng không thường xuyên mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình trong ngày thường mà chỉ mặc trong những ngày lễ, tết hay khi đi làm.