Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Những cuốn sách được viết trên lá cây có tuổi đời hàng trăm năm

Lữ Phú - 17:30, 02/05/2024

Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.

 Ông Vi Thanh Tuấn, bản Kèo Lực 2, xã Phà Đánh, là thế hệ thứ 4, còn lưu giữ được bộ sách Thái cổ viết trên lá cây.
Ông Vi Thanh Tuấn, bản Kèo Lực 2, xã Phà Đánh, là thế hệ thứ 4, còn lưu giữ được bộ sách Thái cổ viết trên lá cây.

Báu vật được lưu giữ qua nhiều thế hệ

Gia đình ông Vi Thanh Tuấn, bản Kèo Lực 2, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn là một trong những chủ nhân may mắn còn lưu giữ được bộ sách cổ viết trên lá cây bằng chữ Thái hệ Lai Pao của dân tộc Thái. Bộ sách gồm 5 cuốn, bìa được làm bằng gỗ, các trang sách bằng lá cây, chiều dài khoảng chừng 25cm, rộng 5cm được kết với nhau bằng sợi dây gai xuyên ở chính giữa cuốn sách. Loại chữ và hoa văn được vẽ trên sách cổ bằng lá cây này rất hiếm gặp. Mặc dù là người lưu giữ và bảo quản cuốn sách cổ đã gần 40 năm nay, nhưng ông Vi Thanh Tuấn cũng như nhiều vị cao niên khác trong bản cũng không thể đọc được dạng chữ viết này.

Nói về nguồn gốc của cuốn sách, ông Vi Thanh Tuấn, cho biết: “Gia đình tôi giữ quyển sách này rất nhiều thế hệ rồi. Tôi cũng muốn nhờ các cụ dịch sang tiếng Việt để bày, dạy cho con cháu sử dụng và hiểu được nội dung và ý nghĩa của chữ cổ mà cha ông mình để lại, để truyền thống của dân tộc không bị mất đi, nhưng giờ vẫn chưa dịch được…”

Ông Kha Ngọc Minh, bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An giới thiệu cuốn sách Thái cổ của gia đình.
Ông Kha Ngọc Minh, bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An giới thiệu cuốn sách Thái cổ của gia đình.

Gia đình ông Kha Ngọc Minh ở bản Xốp Tụ, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, cũng đang giữ một cuốn sách cổ tương tự. Ông Minh xem cuốn sách cổ này là báu vật. Ông bảo, đó là văn hóa, là chữ viết của dân tộc, ẩn chứa những phong tục tập quán tốt đẹp truyền thống. Để viết được những cuốn sách bằng lá cây, người viết phải có kiến thức uyên thâm về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống và phải mất hàng năm trời, mới viết xong một cuốn sách trên những tấm lá như thế này.

Nội dung của các cuốn sách chủ yếu, là kể lại những câu chuyện dân gian mang đậm nét bản sắc văn hóa của người Thái vùng dọc sông Lam, như: Truyền thuyết lập bản, lập mường, hay chuyện kể về quá trình chống giặc ngoại xâm.

Cần có phương án bảo tồn sách cổ

Tên gọi Lai Pao theo tiếng Thái nhóm “Tay Mương” là chữ viết của người Thái cư trú dọc sông Pao hay còn gọi là sông Cả (sông Lam). Qua tìm hiểu, được biết, cuối thế kỷ XIX, người Thái vùng dọc sông Lam vẫn còn sử dụng loại chữ viết và văn tự này trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, ngày nay, những người còn đọc được chữ Thái trên địa bàn các huyện dọc sông sông Pao nói chung, huyện biên giới Kỳ Sơn nói riêng, còn rất ít. Phần lớn họ là những người đã cao tuổi, già yếu … người trẻ tuổi hầu như không ai biết đọc, biết viết chữ Thái.

Ngoài viết trên lá thì chữ Thái cũng được tìm thấy trong các cuốn sách cổ bằng giấy thường.
Ngoài viết trên lá thì chữ Thái cũng được tìm thấy trong các cuốn sách cổ bằng giấy thường.

"Những cuốn sách cổ chữ Thái từ ngày xưa để lại, chủ yếu đang lưu giữ trong phạm vi các gia đình, dòng họ. Ngành văn hóa tỉnh Nghệ An chưa có một cuộc kiểm kê, khảo sát mang tính tổng thể nào để kiểm đếm số lượng sách cổ còn lại trong các bản làng. Từ đó có hướng bảo quản, lưu trữ bằng việc mã hóa tư liệu cổ hoặc áp dụng biện pháp khoa học kỹ thuật để bảo vệ an toàn và kéo dài tuổi thọ của tài liệu, nhằm phục vụ tốt nhất cho việc sử dụng chúng trong hiện tại và tương lai.”

Nhà nghiên cứu văn hóa, truyền dạy chữ Thái -Sầm Văn Bình (Nghệ An)


Ông Lô Văn Liệu, Bí thư Đảng ủy xã Bắc Lý, một trong số ít người còn đọc được chữ Thái, chia sẻ: Trước đây, những quyển sách như thế này vẫn được nhiều gia đình người Thái trên địa bàn các xã dọc sông Nậm Nơn lưu giữ khá nhiều. Nội dung các cuốn sách là những tập truyện được viết bằng lá cây, gọi theo tiếng Thái là “bớ lan”. Tuy nhiên qua thời gian, nhiều gia đình lưu giữ không cẩn thận đã làm thất lạc hoặc bị mối mọt, hư hỏng sách cổ. Nếu chính quyền và các ngành chức năng không có phương án lưu giữ, bảo tồn thì dần dần những cuốn sách này sẽ hư hỏng, thất lạc hết.

Theo bà Vi Thị Quyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Sơn, những cuốn sách cổ này do người Thái khu vực miền tây Nghệ An viết, có niên đại trên 200 năm. Huyện cũng đang lên kế hoạch thực hiện Đề án bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện thông qua việc sưu tầm các cuốn sách được viết trên lá cây.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Kỳ Sơn, trên địa bàn huyện có khoảng 10 bộ sách cổ bằng chữ Thái Lai Pao, được viết trên lá cây. Đây là những bộ sách cổ, quý hiếm. Vì vậy, nhiệm vụ bảo tồn chữ viết của các dân tộc nói chung và dân tộc Thái nói riêng là rất cấp thiết nhằm góp phần bảo tồn, phát huy nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.