Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phóng sự

Người sở hữu gần 100 cuốn sách cổ về văn hóa Dao

Giang Lam - 15:05, 06/07/2022

Khi hỏi thăm đường vào nhà ông Lý Văn Bình, người dân ở thôn 7, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đều không quên nhắn nhủ, nếu không hẹn trước khó mà gặp được ông đấy. Mãi chiều muộn chúng tôi mới tới nhà, cũng vừa kịp lúc ông “tay nải” trở về. Bao năm nay, hành trình xuôi ngược bền bỉ tìm sách cổ, ghi chép tư liệu được ông Bình coi là niềm vui và trách nhiệm nhằm giữ mạch nguồn văn hóa chảy mãi nơi bản làng người Dao Thanh Y.

Chân dung Người có uy tín Lý Văn Bình
Người có uy tín Lý Văn Bình

30 năm hành trình cùng con chữ

Trong văn hóa tín ngưỡng của người Dao Thanh Y, mỗi gia đình đều có một cuốn gia phả. Cuốn gia phả này ghi chép đầy đủ lý lịch cũng như vai trò và công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ và mộ phần của gia đình hay một dòng họ. Gia phả được viết bằng chữ Nôm Dao. Do đó, nếu không học chữ Nôm Dao thì sẽ không đọc được sách, không hiểu được nguồn gốc của mình. Chưa kể, trong các dòng họ đều có những cuốn sách quý ghi chép về nghi lễ, những điều răn dạy của cha ông ngàn đời.

Đau đáu với chữ viết dân tộc mình, thế nên ngày ngày ông Bình vẫn cần mẫn chép lại từng cuốn sách cổ theo cách thủ công vì một khát khao “neo giữ” chữ Nôm Dao ở lại trong cuộc sống tất bật ngày hôm nay.

Và suốt bao năm qua, “như việc phải làm”, ông tự giao cho mình một nhiệm vụ sưu tầm, tìm hiểu cội nguồn văn hóa từ những cuốn sách cổ. Hiện nay, ông Bình sở hữu gần 100 cuốn sách cổ. Tất cả đều được dịch ra tiếng Việt để mọi người cùng hiểu và trân trọng văn hóa dân tộc. Ông bảo, kho tàng thơ ca, truyện cổ, lời Páo dung… của người Dao là "kho báu", mà kho báu càng nhiều người biết đến, yêu thích nó thì càng quý, càng có giá trị.

Ông Bình trao truyền chữ Nôm Dao cho các học trò
Ông Bình (ngồi giữa) trao truyền chữ Nôm Dao cho các học trò

Đặc biệt từ nhiều năm qua, căn nhà nhỏ ven sườn đồi nơi bản Đặng thuộc thôn 7 xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang là nơi nhiều học trò tìm đến để học chữ. Ông tâm sự, chữ Nôm gắn liền với các sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của người Dao. Tuy nhiên, hiện nay người biết đọc, biết viết không còn nhiều. Đó chính là trăn trở để ông Bình đến với nghiệp truyền dạy chữ.

Lớp học do ông tổ chức thu hút nhiều người, không chỉ người Dao trong vùng mà còn có cả học trò ở Yên Sơn, Na Hang, học trò ở tỉnh bạn như Hà Giang, Yên Bái đến xin theo học.

Anh Bàn Văn Bảo, xã Tân Long (Yên Sơn) chia sẻ: “Sách học được thầy giáo Bình dịch ra từ những cuốn sách cổ. Trước đây tôi chỉ biết nói chứ không biết viết tiếng Dao, được theo học tôi càng thấy chữ của người Dao mình rất hay. Đây là kho tàng kiến thức để sau này còn truyền dạy cho con cháu”.

Trong quá trình theo dạy chữ, ông Bình thường cho học trò học ý nghĩa của các từ cổ, đạo lý làm người, các bài cúng, bài hát dân tộc và cách thức tổ chức các nghi lễ dân tộc như, lễ cấp sắc, lễ cúng ngày Tết, ngày rằm… Với cách giảng dạy linh hoạt, học đi đôi với hành, ông cho học viên tham dự những nghi lễ để luyện tập và làm quen dần.

Khi nhớ về lớp lớp thế hệ học trò bao năm theo học cùng mình, ông Bình không thể nhớ nổi số lượng. Ông bày tỏ: “Cứ ai đến xin theo học là mình sẵn sàng nhận dạy miễn phí. Nôm Dao là chữ tượng hình, người học cần có sự tập trung, chuyên tâm, cần cù. Do đó, làm thầy dạy chữ thì cứ phải nhiệt tình để truyền động lực cho các học trò để khi vào bài khó không có trò nào nản rồi bỏ dở giữa chừng”.

Xây dựng nếp sống văn hóa mới

Ngay từ khi còn trai trẻ, Lý Văn Bình là “của hiếm” của bản khi 17 tuổi đã thông thạo chữ Nôm Dao, hiểu biết nhiều nghi lễ của đồng bào mình. Ông từng 11 năm đảm nhiệm chức vụ Trưởng thôn. Và từ năm 2011, ông được người dân bầu chọn là Người có uy tín.

Ông bảo, thôn 7 xã Tân Tiến được ghép từ 2 bản Đặng và bản Cháy với 126 hộ dân, chủ yếu đồng bào Dao Thanh Y. Bà con nơi đây vẫn luôn có ý thức giữ gìn văn hóa tín ngưỡng truyền thống. Điều khiến ông trăn trở đó là phải làm thế nào để thông tỏ tư tưởng về không tảo hôn, không sinh đẻ nhiều, không thách cưới cao, giảm bớt lễ nghi trong ma chay cưới hỏi, cấp sắc…

Bên cạnh những phong tục tập quán tốt đẹp thì nơi đây vẫn còn tồn tại nhiều hủ tục, nghi lễ rườm rà gây tốn kém. Có nhà làm đám cưới cho con trai hết hai con trâu, mổ thêm mấy con lợn nữa, chưa tính gà, vịt, gạo, rượu… Tốn kém quá, lại thành gương xấu cho nhà khác. Rồi chưa kể tang ma, cưới hỏi, đám chay… kéo dài tận mấy ngày, làng trên xóm dưới kéo đến tụ tập mất nhiều thời gian lắm! Không trách bà con được, xưa nay người Dao làm gì thì đều do các ông thầy đưa ra các lễ nghi, thủ tục thôi.

Nhờ ông Bình mà những phong tục tập quán của người Dao Thanh Y luôn được bảo tồn và phát triển
Nhờ ông Bình mà những phong tục tập quán của người Dao Thanh Y luôn được bảo tồn và phát triển

Hơn ai hết ông hiểu đó là trách nhiệm của mình, bởi mình vừa là cán bộ thôn vừa lại là thầy cúng của bản. Thế là ông Bình bắt đầu nghiên cứu để học các bài cúng từ ngắn đến dài, bàn bạc với các thầy tào, thầy cúng trong ngoài bản, chủ động cắt bỏ các lễ nghi rườm rà. Dần dà, các nghi thức ngắn gọn trở nên quen thuộc, người Dao ở đây tin rằng: Tổ tiên bây giờ cũng chả thích cúng nhiều, nói lâu nữa. Con cháu chỉ cần thành tâm là được thôi. Ví như trước đây, đám cưới mất tới 3 ngày 3 đêm thì giờ chỉ còn 2 ngày 1 đêm; lễ cấp sắc trước phải mất tới 3 ngày 2 đêm giờ chỉ còn 1 ngày 1 đêm. Còn các thủ tục thách cưới cũng chỉ là tượng trưng để nhắc nhở con cháu giá trị trong hôn nhân, tránh gây tốn kém, trở thành gánh nặng cho vợ chồng mới cưới.

Không chỉ góp phần cắt giảm các nghi thức tín ngưỡng, nhiều năm qua ông Bình còn là một “cây văn nghệ” năng nổ của thôn. Ông hiện là Chủ nhiệm Câu lạc bộ văn hóa văn nghệ người Dao thôn 7 Tân Tiến. Câu lạc bộ có 35 thành viên, thường xuyên đi biểu diễn khắp nơi trong và ngoài xã với các tiết mục hát Páo Dung, múa người Dao, biểu diễn trang phục người Dao Thanh Y… Ngoài sưu tầm những lời hát cổ, ông cũng “khoác áo mới” cho các làn điệu Páo Dung bằng những lời ca tươi mới phản ánh cuộc sống hôm nay. Những lời hát ca ngợi Đảng, Bác Hồ, về vẻ đẹp của quê hương vang vọng nơi bản làng: “Tân Tiến ơi, có đâu xa vời/ Hoa nở thơm ngát giữa mùa xuân/ Gió lộng ngạt ngào nắng chiều tím biếc/ Mây trắng vờn quanh quanh bản làng” (Về Tân Tiến hôm nay)…

Ông bảo rằng, người Dao có câu “Ruộng cũ cày sâu sẽ thành ruộng mới”… Việc đặt lời mới cho các làn điệu dân ca mở thêm con đường để văn hóa người Dao có sức sống lâu bền, trường tồn theo thời gian.

Nói được, làm được nên giờ đây mỗi câu nói ông có sức nặng như đá. Vừa qua, ông Lý Văn Bình vinh dự cùng Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc gặp mặt tại Phủ Chủ tịch. Đây là niềm vui và động lực, trách nhiệm để ông tiếp tục truyền lửa văn hóa người Dao cho thế hệ mai sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Nông dân Lai Châu thi hái, sao chè

Thi hái, sao chè là một trong các hoạt động sôi nổi tại “Lễ hội trà và Tuần Văn hóa du lịch huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu lần thứ nhất năm 2024”. Lễ hội nhằm tôn vinh, lưu giữ, phát triển giá trị của cây chè, người làm chè; gặp gỡ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của người trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh chè ở Than Uyên. Đây là dịp để quảng bá tiềm năng kinh tế, thế mạnh du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, giới thiệu cây chè, sản phẩm trà Tân Uyên tới du khách.
Tin nổi bật trang chủ
Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện

Chung sức xây dựng nông thôn mới ở Gia Lai: Đối diện "rớt" chuẩn và "lỗi hẹn" về đích NTM (Bài 2)

Kinh tế - Ngọc Thu - 6 giờ trước
Tuy đã có nhiều nỗ lực, song công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) tại Gia Lai vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Đặc biệt, các tiêu chí trong Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2021 - 2025 được điều chỉnh theo hướng nâng cao nên các địa phương gặp khó trong quá trình triển khai thực hiện. Do đời sống kinh tế-xã hội phát triển chưa thực sự bền vững, nhiều xã NTM trên địa bàn đang đứng trước nguy cơ “rớt chuẩn”các tiêu chí NTM và "lỗi hẹn" về tiến độ hoàn thành xây dựng NTM.
Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Hé lộ “thủ phủ tiệc cưới” phong cách hoàng gia sang xịn bậc nhất Việt Nam

Xã hội - PV - 8 giờ trước
Không chỉ đáp ứng nhu cầu về không gian rộng lớn, cảnh quan ấn tượng, Vinhomes Royal Island với những tiện ích sang trọng hàng đầu, còn mang tới những lễ cưới đẳng cấp, tinh tế theo phong cách hoàng gia chưa từng có tại Việt Nam.
Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Bắc Giang: Tổ chức tập huấn cho Trưởng nhóm Người có uy tín

Chính sách dân tộc - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Tại Tp. Bắc Giang, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức Hội nghị tập huấn chuyên sâu cho 82 đại biểu là Trưởng nhóm Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ mái đá ngườm lần thứ 5

Xã hội - Nguyễn Đình Hưng - 8 giờ trước
Vừa qua, tại UBND xã Thần Sa, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên, đã diễn Hội nghị Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Mái đá Ngườm lần thứ 5. Tham dự Hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai, đại diện Công an tỉnh, lãnh đạo Viện Khảo cổ học Việt Nam, đại biểu Cục Di sản văn hóa, Bảo tàng Địa chất Việt Nam, Trường Đại học Khoa học Thái Nguyên, các nhà khoa học, các nhà quản lý văn hóa.
Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Kon Tum: Đề xuất xử lý 15 cán bộ liên quan vụ hơn 25 ha rừng chết do Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước

Pháp luật - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Kon Tum đã có báo cáo gửi UBND tỉnh về việc đề xuất hướng xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc Thủy điện Thượng Kon Tum tích nước khiến hơn 25 ha rừng bị chết.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Kết nối doanh nghiệp Ấn Độ và Tây Nguyên

Tin tức - Hoàng Thùy - 8 giờ trước
Ngày 17/4, UBND tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị Doanh nghiệp và Đầu tư giữa Ấn Độ và Tây Nguyên. Ông Nguyễn Thiên Văn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; ông Madan Mohan Sethi - Tổng Lãnh sự quán Ấn Độ tại TP. Hồ Chí Minh đồng chủ trì Hội nghị.
Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Đắk Lắk: Bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp

Công tác Dân tộc - Lê Hường - Ngọc Lân - 8 giờ trước
Ngày 17/4, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc lớp Bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho đội ngũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp thường xuyên tiếp xúc, làm việc với đồng bào DTTS.
Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Trao 16 giải sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Tin tức - Thanh Nguyên - 8 giờ trước
Ngày 17/4, Cục Văn hóa Cơ sở, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tổ chức trao giải cuộc thi sáng tác Tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024) - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn.
Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Đẩy mạnh liên kết sản xuất để tăng giá trị trái cây xuất khẩu

Kinh tế - Minh Thu - 16:10, 17/04/2024
Theo dự báo của ngành chức năng, năm 2024, xuất khẩu trái cây của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh khi nhiều thị trường khó tính đang mở cửa tiếp nhận. Để đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD, đòi hỏi doanh nghiệp và người dân cần đẩy mạnh liên kết sản xuất để nâng chất lượng trái cây xuất khẩu.
Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Cần nghiên cứu bổ sung chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS

Thời sự - Hương Trà - 16:09, 17/04/2024
Cần nghiên cứu bổ sung một số chủ trương, chính sách đặc thù bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đồng bào DTTS, miền núi, hải đảo, di sản văn hóa quý hiếm có nguy cơ thất truyền… Đó là ý kiến phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Phiên họp thứ 32 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), ngày 17/4.