Trên địa bàn huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có một số cuốn sách cổ viết bằng chữ Thái hệ Lai Pao trên lá cây khá độc đáo. Tuy nhiên, những cuốn sách cổ này còn rất ít và số người biết đọc chữ Thái cũng không còn nhiều. Vì vậy, việc bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc Thái là điều hết sức cần thiết.
Media -
Trọng Bảo -
14:26, 13/03/2023 Trải qua những thăng trầm của lịch sử, cộng đồng dân tộc Dao ở Lào Cai đã tạo dựng nên các giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa các dân tộc Lào Cai. Đặc biệt, với người Dao, tri thức bản địa được ghi chép khá hệ thống, chi tiết và đầy đủ bằng văn tự. Đó là kho tàng sách cổ bằng chữ Nôm Dao.
Phóng sự -
Giang Lam -
15:05, 06/07/2022 Khi hỏi thăm đường vào nhà ông Lý Văn Bình, người dân ở thôn 7, xã Tân Tiến, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đều không quên nhắn nhủ, nếu không hẹn trước khó mà gặp được ông đấy. Mãi chiều muộn chúng tôi mới tới nhà, cũng vừa kịp lúc ông “tay nải” trở về. Bao năm nay, hành trình xuôi ngược bền bỉ tìm sách cổ, ghi chép tư liệu được ông Bình coi là niềm vui và trách nhiệm nhằm giữ mạch nguồn văn hóa chảy mãi nơi bản làng người Dao Thanh Y.
Nếu như người Dao ví những cuốn sách cổ là “phoochây” (chìa khóa), người Tày ví là “thoong khôn” (túi khôn), thì người Cao Lan gọi là “cụ chá ché tíu háy lực” (kho báu truyền đời). Hiện nay, có hàng nghìn cuốn sách cổ được các gia đình, các thầy cúng, thầy tạo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang lưu giữ. Đây chính là những “kho báu” được truyền lại cho thế hệ sau.