Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ nhân Lý Liền Siểu - Người gìn giữ “báu vật” của người Dao

Thanh Thuận - 07:41, 25/11/2023

Nhiều năm qua, nghệ nhân Lý Liền Siểu (bản Sín Chải, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để lưu giữ và bảo tồn những cuốn sách cổ có tuổi đời hàng trăm năm của dân tộc Dao. Đối với ông Siểu, đó là tài sản vô giá, nên ông luôn ý thức bảo quản, giữ gìn để thế hệ con cháu được biết đến vốn tri thức quý báu mà cha ông đã truyền lại cho đời sau.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ DÂN TỘC- TG) Gìn giữ “báu vật” của người Dao tại Điện Biên
Nghệ nhân Lý Liền Siểu nghiên cứu sách cổ của người Dao.

Cất giữ cẩn thận “báu vật” của cha ông

Chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân Lý Liền Siểu (65 tuổi), Bí thư chi bộ, Người có uy tín của bản Sín Chải, xã Nà Hỳ, một trong số ít người còn lưu giữ sách cổ của đồng bào dân tộc Dao đỏ ở xã Này Hỳ. Lúc này, ông Siểu vừa từ một lễ cấp sắc của người Dao đỏ trở về. Trên tường nhà ông có treo nhiều Bằng khen, Giấy khen do xã Nà Hỳ và huyện Nậm Pồ trao tặng vì những thành tích trong công tác xã hội và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc của ông. 

Ông Siểu sinh ra trong một gia đình Dao đỏ có truyền thống ông nội và bố đẻ là thầy Mo ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Sau khi lập gia đình, vợ chồng ông chuyển đến xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên sinh sống. Từ lúc trưởng thành, ông đã được bố truyền dạy cho chữ Nôm Dao. Sau đó, ông tiếp tục tự học thêm từ những người đi trước, tích cực đọc sách để nắm vững kiến thức. Vì thế năm 26 tuổi, ông đã trở thành thầy Mo có tiếng trong vùng. Với ông Siểu những cuốn sách cổ của tổ tiên để lại như báu vật trong nhà, nên ông cất giữ chúng cẩn thận. Có người sưu tầm hỏi mua, ông Siểu nhất định không bán dù họ trả bất cứ giá nào.

Khi chúng tôi ngỏ ý muốn được nhìn thấy những cuốn sách cổ đó, ông Siểu đã vào phòng đọc sách của mình mang ra một chiếc hòm gỗ, bên trong đựng những cuốn sách đã ngả màu thời gian, trong đó, nhiều cuốn đã cũ nát. Ông cho biết, các cuốn sách cổ đều được viết bằng chữ Nôm Dao cổ. Đây là chữ tượng hình, rất khó viết. Mực dùng để viết là mực tàu trên chất liệu giấy bản. Giấy bản thường được người Dao đỏ làm từ cây vầu, cây nứa, rơm. Ngày trước, nhà nào có người Dao đỏ sinh sống, cũng đều tự làm giấy bản để phục vụ cho nhu cầu của gia đình vào những ngày lễ, tết, ma chay, cưới hỏi, thờ cúng hoặc đóng thành quyển để viết chữ, làm sách.

Ông Lý Liền Siểu cho biết, những cuốn sách của ông đều được “thừa kế” từ “kho báu” do ông nội truyền lại, có cuốn có có lịch sử trên 100 năm, có cuốn lên đến 200 năm. Ông Siểu chia sẻ: "Các cụ bảo, những cuốn sách cổ là “báu vật” tổ tiên lưu lại cho con cháu qua bao đời. Từ xa xưa, theo quan niệm của người Dao đỏ, thì vạn vật đều có linh hồn, tồn tại các vị thần gió, thần mưa, thần trông coi lúa gạo, hoa màu và chăn nuôi... Do đó, người Dao đỏ có nhiều nghi lễ. Những nghi lễ đó được lưu giữ trong những cuốn sách cổ, nhưng phải là những người biết đọc chữ Dao mới có thể thực hiện được”.

Những cuốn sách cổ của người Dao được viết trên giấy bản mỏng, theo thời gian bị cũ nát, nhòe chữ; nhiều cuốn đã được ông Siểu kỳ công chép lại
Những cuốn sách cổ của người Dao được viết trên giấy bản mỏng, theo thời gian bị cũ nát, nhòe chữ; nhiều cuốn đã được ông Siểu kỳ công chép lại

Trăn trở bảo tồn bản sắc văn hóa của dân tộc Dao

Trong cộng đồng các DTTS ở nước ta, rất ít dân tộc có chữ viết, ngôn ngữ riêng như dân tộc Dao. Những cuốn sách cổ có lịch sử trăm năm mà ông Siểu đang gìn giữ, chính là kho tàng tri thức bản địa đặc biệt. Đó là những bằng chứng cho sự độc đáo, phong phú trong văn hóa, tín ngưỡng của dân tộc Dao.

Đưa bàn tay lần giở những trang sách giấy dó mỏng, ố vàng, ông Siểu chia sẻ: “ Sách cổ người Dao rất phong phú về đề tài, có cuốn ghi lại lịch sử hình thành, phát triển của dân tộc Dao, có cuốn tập hợp những bài cúng trong các ngày lễ, ngày Tết, các nghi lễ; có cuốn xem ngày lành, tháng tốt; có cuốn tập hợp những bài hát giao duyên, dân ca; có cuốn là những bài học về đạo lý làm người; có cuốn ghi chép các kiến thức về thời tiết, các bài thuốc chữa bệnh của người Dao...”.

“Trong những cuốn sách tôi có, cuốn “lủi sết sâu” để xem vận may, điềm gở, trừ tà ma có lịch sử trên 100 năm; cuốn “thông sâu” khoảng 200 năm để xem ngày tốt, ngày xấu, ngày làm lễ cấp sắc, ngày làm đám cưới...; một số sách cúng và một số sách dạy chữ Nôm... Có cuốn sách bị ẩm mốc, mờ chữ, hư hại. Tôi đã phải dành thời gian chép lại nội dung các cuốn sách và cất giữ cẩn thận để truyền cho con cháu đời sau”, ông Siểu bộc bạch.

(BÀI CHUYÊN ĐỀ DÂN TỘC- TG) Gìn giữ “báu vật” của người Dao tại Điện Biên 1
Nghệ nhân Lý Liền Siểu (bên trái) cùng người dân trong thôn nghiên cứu, trao đổi nội dung trong sách cổ của người Dao.

Theo ông Siểu, sách cổ của người Dao bị thất lạc, mất mát hoặc không còn tồn tại có nhiều nguyên nhân. Do đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, nhà cửa bị tàn phá, nhiều cuốn sách cổ bị thất lạc hoặc thiêu rụi theo. Bên cạnh đó, thời tiết nóng, ẩm, mưa nhiều, những cuốn sách lại được viết trên giấy bản mỏng, gặp thời tiết ẩm hay bị mủn, nhòe chữ, mất chữ, mối xông. Cũng có người do không biết chữ, không nhận thức được tầm quan trọng của những cuốn sách cổ cha ông để lại nên khi được hỏi mua đã bán đi...

Trước thực trạng hiện nay, nhiều người trẻ ở bản Sín Chải đã rời bản đi làm ăn xa. Ở bản chỉ còn lại những người già và trẻ nhỏ. Một số bản sắc văn hóa của người Dao đỏ dần mai một, trong đó có chữ viết.“ Vì những người già dần mất đi, lớp trẻ không chịu học hỏi, thì không có người tiếp nối. Vì vậy, tôi luôn trăn trở tìm cách gìn giữ giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc Dao đỏ. Khi có thời gian, tôi sao chép lại nội dung trong những cuốn văn tự Dao cổ ra để bảo tồn”, ông Siểu chia sẻ.

Người Dao có câu “Có chữ không dạy là con hư”, “Có ruộng mà không làm thì thóc không đầy bồ”. Thấm nhuần lời dạy của người xưa, ông Siểu luôn tận tình chỉ dạy cho những người muốn được học chữ Dao. “ Học tiếng Dao không khó, bởi âm tiếng Dao phát âm thẳng như tiếng Kinh, nhưng để học được đòi hỏi người học phải tập trung, kiên trì và có niềm đam mê. Tôi mong mỏi người dân tộc Dao đều phải biết nói tiếng Dao, biết đọc, biết viết chữ Dao, để hiểu được nguồn gốc của dân tộc mình, hiểu được phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng của ông cha. Chữ của đồng bào mình, mình viết được như được tổ tiên luôn ở bên cạnh, phù hộ che chở", ông Siểu bộc bạch.

Trong đời sống hôm nay, bản sắc văn hóa truyền thống của một số dân tộc có nguy cơ mai một đặc biệt là chữ viết. Ông Lý Liền Siểu mong muốn ngành văn hóa sớm có chương trình bảo tồn sách cổ Nôm Dao, nghiên cứu, hệ thống hóa những bản sách chữ Nôm Dao hiện còn lưu giữ trong Nhân dân để thế hệ sau được biết đến kho kiến thức, kinh nghiệm quý báu của thế hệ cha ông người Dao, từ đó, phát huy hiệu quả giá trị của di sản trong đời sống đương đại.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Khánh Hòa: Dành nhiều sự quan tâm chăm lo giáo dục miền núi

Những năm qua, tỉnh Khánh Hoà dành nhiều sự quan tâm cho giáo dục miền núi, đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ học sinh có điều kiện ăn ở ổn định. Ngoài các chính sách theo quy định của Chính phủ, tỉnh Khánh Hòa thực hiện hỗ trợ chi phí từ khi học mẫu giáo đến tốt nghiệp đại học; hỗ trợ gạo, miễn, giảm học phí…; tặng quà, học bổng từ các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân trong và ngoài tỉnh dành cho học sinh, sinh viên DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho cấp nào sát thực tế, gần dân, sát dân, làm tốt hơn, hiệu quả hơn

Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Sóc Trăng: Nhiều hoạt động ý nghĩa của Bộ đội Biên phòng nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh nhật Bác

Nhịp cầu nhân ái - Văn Long - Tào Đạt - 24 phút trước
Nhân dịp Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Đồn Biên phòng Lai Hòa, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng, đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, chăm lo cho người nghèo trên địa bàn khu vực biên giới biển do đơn vị quản lý.
Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tìm thấy thi thể 02 nạn nhân cuối cùng vụ sạt lở đất trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 4 giờ trước
Chiều ngày 17/5, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 02 thi thể cuối cùng trong vụ sạt lở khi đang thi công tại công trường thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.
Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Bình Định: Tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh mở rộng

Thể thao - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Hướng tới Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và tiếp tục thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, ngày 17/5, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định tổ chức Giải xe đạp các câu lạc bộ tỉnh Bình Định mở rộng năm 2025, với sự tham gia của 150 vận động viên.
Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Tạo điều kiện thuận lợi khi thực hiện thủ tục nhập, trở lại quốc tịch Việt Nam

Thời sự - Hoàng Quý - 5 giờ trước
Ngày 17/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Bình Định: Phấn đấu giảm 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 5 giờ trước
Theo kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, tỉnh Bình Định đặt ra mục tiêu phấn đấu giảm từ 3 - 4% tỷ lệ hộ nghèo đồng bào DTTS trong năm 2025.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Phú Yên: Tập huấn, nâng cao năng lực giám sát Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 6 giờ trước
Nhằm nâng cao năng lực giám sát cho đội ngũ cán bộ, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Phú Yên vừa tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực tham gia giám sát, đánh giá thực hiện các dự án, tiểu dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719).
Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Dấu ấn 100 năm báo chí cách mạng hội tụ tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 giờ trước
Sáng 17/5, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Ninh, Hội Nhà báo tỉnh, Trung tâm Truyền thông tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng Báo chí Việt Nam đã tổ chức khai mạc Triển lãm “100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam” nhằm tái hiện chặng đường vẻ vang của báo chí cách mạng, tôn vinh những đóng góp của người làm báo trong sự nghiệp phát triển quê hương, đất nước.
Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Kon Tum: Chủ trương tháo dỡ nhà rông để xây dựng phòng học của huyện Đăk Hà là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh

Pháp luật - Ngọc Chí - 8 giờ trước
Sáng ngày 17/5, trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển, ông Phan Văn Hoàng – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum cho biết, việc huyện Đăk Hà yêu cầu dân làng dỡ bỏ nhà rông để xây dựng phòng học, trong khi người dân không đồng tình như báo nêu là đi ngược lại sự chỉ đạo của tỉnh.
JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

JICA tổ chức hội thảo hỗ trợ kỹ thuật trồng tỏi cho đồng bào DTTS tại Nghệ An

Kinh tế - An Yên - 8 giờ trước
Sở Nông nghiệp và Môi trường Nghệ An vừa phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức hội thảo phổ biến kỹ thuật trồng tỏi Sanuki cho đồng bào DTTS vùng núi cao Nghệ An. Hội thảo còn hướng đến mục tiêu quan trọng hơn là xây dựng chuỗi giá trị từ sản xuất đến bán hàng, góp phần thay đổi từ tư duy sản xuất ứng dụng KHCN đến quá trình tiêu thụ sản phẩm.
Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Đã tìm thấy thi thể 3 nạn nhân vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện trên địa bàn huyện Phong Thổ

Tin tức - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Thông tin từ lực lượng cứu nạn, cứu hộ cho biết, đến cuối giờ trưa nay (17/5) lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể 03 nạn nhân trong vụ sạt lở tại công trình thi công thủy điện Tả Páo Hồ 1A, xã Sì Lở Lầu, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.