Sự khéo léo, tỉ mỉ và vai trò quan trọng của người phụ nữ Dao Tiền trong việc bảo tồn và truyền dạy những tập tục tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần tạo nên nét đặc sắc, đa dạng của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, phụ nữ Dao Tiền đã dần từng bước tìm được hướng phát triển sinh kế dựa vào phát triển Homestay và tạo cơ hội trải nghiệm kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong cho du khách khi dừng chân tại xóm Hoài Khai, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Tin tức -
Vàng Ni -
17:50, 19/10/2024 Ngày 19/10, tại Bảo tàng Hà Nội, nhóm “Người Dao Việt Nam - Gắn kết từ bản sắc” phối hợp với nhóm Sinh viên dân tộc Dao tại Hà Nội đã tổ chức Chương trình Chào tân sinh viên dân tộc Dao lần thứ 4 và chúc mừng phụ nữ Dao nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10.
Với mong muốn phát huy giá trị truyền thống, bản sắc văn hóa DTTS trong bối cảnh hiện đại, Dự án “Tỏa” với tọa đàm “Ru dương” do các bạn sinh viên dân tộc Dao tổ chức góp phần bảo tồn và lan tỏa những nét đẹp văn hóa dân tộc Dao.
Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Panhou Retreat – Khu nghỉ dưỡng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang là 1 trong 3 đại diện Việt Nam đã vượt qua những tiêu chí vô cùng khắt khe của giải thưởng để xuất hiện trong danh sách đề cử 2024 khu nghỉ dưỡng bền vững hàng đầu châu Á.
Trong 2 ngày 8 và 9/4, xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh) tổ chức Lễ hội Miếu Ông - Miếu Bà năm 2024 với nhiều nét đặc trưng, riêng có. Lễ hội thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương tham gia.
Sắc màu 54 -
Tào Đạt - Thúy Hồng -
23:46, 16/05/2024 Lễ Cấp sắc là nghi lễ thể hiện nhân sinh quan, tín ngưỡng, văn hóa của người Dao. Trong đó, “đặt tên âm và lên đèn” là một trong những nghi thức rất quan trọng, khi đó người thụ lễ được đặt pháp danh (tên âm). Sau khi trải qua nghi lễ này, người đàn ông Dao được công nhận là con cháu Bàn Vương, được trao quyền làm thầy, được cấp âm binh và được thờ cúng tổ tiên.
Vừa qua, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Chiêm Hoá phối hợp với UBND xã Trung Hà tổ chức tập huấn truyền dạy văn hóa dân tộc Dao trên địa bàn xã năm 2023.
Media -
BDT -
12:12, 01/05/2024 Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Tin tức -
Khổng Thanh Tuấn -
16:15, 19/02/2024 Vừa qua, trong không khí hân hoan, phấn khởi của những ngày đầu xuân năm mới Giáp Thìn năm 2024, Ủy ban nhân dân xã Lang Quán (huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) đã tổ chức Lễ hội đình - đền Đầm Mây. Lễ hội đã thu hút nhiều nhân dân và du khách đến tham quan, thưởng thức những hoạt động động văn hóa đặc sắc của dân tộc Dao nơi đây. Các nghi lễ truyền thống được tổ chức tại lễ hội, thể hiện sự tôn kính với các vị thần linh đã che chở, nâng đỡ để mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, muôn dân được an lành, ấm no, hạnh phúc.
Bao năm qua, đội ngũ Người có uy tín không chỉ làm tốt việc vận động người dân tích cực phát triển kinh tế mà còn là những nhân tố tích cực góp phần giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống tại địa phương. Ông Bàn Đức Báo - “kho tàng” lưu giữ văn hóa dân tộc Dao tại thị trấn Quân Chu, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) là một trong những người như thế.
Media -
Trọng Bảo -
11:34, 13/05/2024 Đối với đồng bào dân tộc Dao, Lễ Cấp sắc có vai trò quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành của người Dao. Những người tham gia lễ Cấp sắc thực hành nghi lễ, trong đó có nội dung giảng dạy, khuyên răn đạo lý làm người và bảo vệ hạnh phúc gia đình. Vì thế bên cạnh những người con trai tham gia lễ cấp sắc luôn có những phụ nữ đồng hành.
Media -
BDT -
20:00, 18/03/2024 Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Vẽ sáp ong trên vải mộc là một trong số những nghề thủ công độc đáo của đồng bào dân tộc Mông ở Hòa Bình và dân tộc Dao (nhóm Dao Tiền, tỉnh Cao Bằng) được gìn giữ đến ngày nay. Hoa văn vẽ trên vải là những bức họa về thiên nhiên sống động miền sơn cước.
Chiều 10/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Khai mạc sự kiện "Sáp ong - Sắc chàm". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8: "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em", thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030", giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Trong 2 ngày (30 và 31/3), tại xã Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã diễn ra Lễ hội văn hóa, thể thao dân tộc Dao và khai mạc Chợ phiên văn hóa vùng cao xã Hà Lâu năm 2024.
Nhiều năm qua, nghệ nhân Lý Liền Siểu (bản Sín Chải, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên) đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để lưu giữ và bảo tồn những cuốn sách cổ có tuổi đời hàng trăm năm của dân tộc Dao. Đối với ông Siểu, đó là tài sản vô giá, nên ông luôn ý thức bảo quản, giữ gìn để thế hệ con cháu được biết đến vốn tri thức quý báu mà cha ông đã truyền lại cho đời sau.
Trong hai ngày 10, 11/11, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức sự kiện “Sáp ong - Sắc chàm”. Sự kiện nằm trong khuôn khổ Dự án thành phần số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam chủ trì thực hiện.
Bằng tình yêu với nghề truyền thống dân tộc, chị Tướng Thị Lý ở thôn Xuân Đức, xã Hùng Đức, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) vẫn đang ngày ngày cần mẫn dệt nên những sản phẩm thổ cẩm nhiều màu sắc, với mong muốn góp phần làm nên sức sống cho thổ cẩm truyền thống của dân tộc Dao trong đời sống hiện đại.
Nhờ kiến thức, kỹ năng tích lũy trên con đường học tập, cô gái 9x Chảo Thị Yến bắt đầu sản xuất những video kể lại nhiều câu chuyện thú vị của cộng đồng người Dao tuyển về ẩm thực, trang phục, phong tục tập quán, cuộc sống nơi miền sơn cước…, với mong muốn giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình đến được với nhiều người không chỉ là trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam mà còn cả bạn bè trên thế giới.