Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Làng thổ cẩm nổi tiếng và lâu đời nhất của đồng bào Thái ở Nghệ An

Làng thổ cẩm nổi tiếng và lâu đời nhất của đồng bào Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu là bản Thái cổ, được biết đến là một trong những địa chỉ dệt thổ cẩm nổi tiếng và lâu đời nhất của người Thái ở tỉnh Nghệ An. Tiếp nối qua nhiều thế hệ, bằng tình yêu nghề và đôi bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Thái nơi đây đang cùng nhau phát triển nghề dệt thổ cẩm với nhiều nét độc đáo, đặc biệt là kỹ thuật nhuộm và dệt đặc trưng, riêng có.
Mo Mường - Tấm gương phản chiếu quan niệm về con người, trời đất và thế giới tâm linh

Mo Mường - Tấm gương phản chiếu quan niệm về con người, trời đất và thế giới tâm linh

Sắc màu 54 - BDT - 19:12, 06/11/2024
Trong mắt du khách quốc tế, đất nước Việt Nam với 54 dân tộc anh em chung sống được coi là điểm đến đầy hấp dẫn với một kho tàng Di sản văn hóa đặc sắc, đồ sộ. Trong đó, đặc biệt phải kể tới những Di sản văn hóa phi vật thể đã được Unesco công nhận, gắn liền với đời sống lao động, sản xuất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.Không chỉ vậy, trong kho tàng ấy, còn có rất nhiều những di sản độc đáo như những viên ngọc quý vẫn đang còn say ngủ… Bằng niềm tự hào, trân quý, chuyên mục Hành trình Di sản của Báo Dân tộc và Phát triển sẽ cùng quý độc giả từng bước khám phá, trải nghiệm những giá trị tuyệt vời ấy… Và số đầu tiên, mời quý độc giả hãy cùng tìm hiểu về Mo Mường.Mo Mường là di sản văn hóa quý của đồng bào dân tộc Mường, được ví như bách khoa toàn thư dân gian chứa đựng những tinh hoa văn hóa Mường. Quá trình diễn xướng Mo của người Mường là phương tiện giao tiếp bày tỏ lòng tôn kính đối với lực lượng siêu nhiên và tổ tiên. Đồng thời, là phương tiện để truyền đạt tư tưởng triết lý về thiên nhiên, vũ trụ, tri thức, tập quán xã hội người Mường; qua đó góp phần tích cực trong giáo dục, hình thành nhân cách con người và gìn giữ phong tục, tập quán của dân tộc.
Lễ hội Căm Nung của dân tộc Lự

Lễ hội Căm Nung của dân tộc Lự

Sắc màu 54 - BDT - 17:22, 09/10/2024
Căm Nung là 1 trong 3 lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Lự, gồm Lễ cơm mới (Kin Khẩu Máy), Lễ cúng trâu (Mo Khoăn Khoai) và Lễ cúng rừng (Căm Nung). Lễ Căm Nung được người Lự tổ chức 2 lần trong năm, một lần vào ngày 3 - 5/3 âm lịch, khi bắt đầu vào mùa vụ, lần còn lại là khi mùa màng đã xong vào ngày 6 - 8/6 (theo âm lịch).
Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Lễ bốc Mó của dân tộc Thổ

Sắc màu 54 - BDT - 17:16, 16/09/2024
Từ xa xưa, trong tâm thức và tín ngưỡng của dân tộc Thổ, Lễ bốc Mó hay còn gọi là Lễ cúng đền Mó, khai Mó nước đầu năm là lễ tục đặc biệt quan trọng được tổ chức hàng năm. Nghi lễ này mang ý nghĩa khai thông mó nước, cầu cho mưa thuận gió hòa, nguồn nước dồi dào để phục vụ cuộc sống sinh hoạt và việc tưới tiêu của nông dân.
Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

Lễ bắc máng nước của dân tộc Xơ Đăng

Sắc màu 54 - BDT - 19:25, 09/09/2024
Đồng bào dân tộc Xơ Đăng vùng Tây Nguyên có một nền văn hóa lâu đời, độc đáo và đầy tính nhân văn, với rất nhiều lễ cúng các thần linh, như lễ cúng thần nước, thần lửa, thần rừng... Trong đó đặc biệt phải kể đến Lễ bắc máng nước - một trong những lễ lớn và quan trọng nhất của đồng bào.
Lễ Mạng ma của dân tộc Xinh Mun

Lễ Mạng ma của dân tộc Xinh Mun

Sắc màu 54 - BDT - 07:27, 13/08/2024
Nghi lễ "Mạng ma" (Cầu sức khỏe) đã xuất hiện rất lâu đời và được bảo tồn, lưu giữ qua các thế hệ trong đời sống của đồng bào Xinh Mun. Hằng năm, cứ mỗi độ Xuân sang, khi hoa ban, hoa mạ nở, măng đắng mọc lên, thì người Xinh Mun lại tổ chức Lễ hội Mạng ma cầu sức khỏe.
Lễ hội ăn than của dân tộc Gié Triêng

Lễ hội ăn than của dân tộc Gié Triêng

Sắc màu 54 - BDT - 19:59, 05/08/2024
Vào dịp cuối năm cũ, đầu năm mới, đồng bào Gié Triêng vào rừng đi lấy than về để rèn các dụng cụ, chuẩn bị vào vụ sản xuất mới. Theo kinh nghiệm dân gian, chỉ có than từ loại cây Kchiah mới ăn no lửa, rèn nên những dụng cụ sản xuất tốt. Đây là thời điểm bà con tổ chức lễ hội cộng đồng lớn trong năm, gọi là Lễ hội ăn than hay Tết Cha Kchah.
Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro

Lễ hội Sayangva của dân tộc Chơ Ro

Sắc màu 54 - BDT - 09:22, 30/07/2024
Nét đặc trưng văn hóa tín ngưỡng nổi bật nhất của đồng bào Chơ Ro là lễ mừng lúa mới, hay còn gọi là Lễ hội Sayangva (tức là lễ cúng Thần lúa). Lễ hội Sayangva của đồng bào dân tộc Chơ Ro được tiến hành trong thời gian tháng 3 hoặc tháng 4 Âm lịch hàng năm, vào một đêm trăng thanh gió mát, người dân rảnh rỗi, thôn ấp vui mừng.
Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô

Lễ hội cầu mưa của dân tộc Lô Lô

Sắc màu 54 - BDT - 18:59, 08/07/2024
Vào khoảng tháng 3 Âm lịch – lúc chuyển giao thời tiết hà khắc nhất trong năm – người Lô Lô đang sinh sống trên những đỉnh núi tai mèo lại bắt đầu cho Lễ hội cầu mưa – một trong những lễ hội lớn nhất và đặc biệt nhất trong năm. Đồng bào dân tộc Lô Lô tin rằng những hoạt động trong đời sống hằng ngày đều có sự ảnh hưởng từ các vị thần linh. Một trong các vị thần đó là thần mưa, do đó, các nghi lễ đến nay vẫn được người Lô Lô gìn giữ từ đời này qua đời khác.
Lễ hội Khô già già của dân tộc Hà Nhì

Lễ hội Khô già già của dân tộc Hà Nhì

Sắc màu 54 - BDT - 08:06, 24/06/2024
Người Hà Nhì sinh sống chủ yếu ở vùng núi cao Tây Bắc. Cho đến nay, đồng bào dân tộc Hà Nhì vẫn giữ được nhiều nét văn hóa riêng, đậm đà bản sắc, trong đó có Lễ hội Khô già già. “Khô già già” theo tiếng Hà Nhì có nghĩa là “bội thu”. Đây là lễ hội cầu mùa, cũng là lễ hội lớn nhất trong năm của dân tộc Hà Nhì.
Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Lễ cúng trỉa lúa của người Brâu

Sắc màu 54 - Ngọc Chí - 07:57, 11/06/2024
Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, lễ hội phản ánh những ước mong, hy vọng mộc mạc của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Lễ cầu mưa của dân tộc Gia Rai

Lễ cầu mưa của dân tộc Gia Rai

Sắc màu 54 - BDT - 17:30, 03/06/2024
Lễ cầu mưa là nét văn hóa dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc Gia Rai. Người Gia Rai gọi mưa là “Hơ Jan” và rất coi trọng vì “Hơ Jan” giúp họ giải được nhiệt của cái nắng oi bức, rát bỏng, làm cây cối, hoa màu ở nương, rẫy trở nên tươi tốt. Bởi vậy, trong chuỗi nghi lễ dân gian của đồng bào Gia Rai, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng. Lễ hội này thường được tổ chức vào tháng 4, tháng 5 hằng năm với mục đích cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mong cho dân làng có sức khỏe tốt, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Linh thiêng lễ cầu mưa của đồng bào Ba Na

Linh thiêng lễ cầu mưa của đồng bào Ba Na

Sắc màu 54 - Ngọc Thu - 10:10, 27/05/2024
Lễ cầu mưa là nghi lễ đặc trưng nhất của cư dân làm nông nghiệp, thường được người Ba Na tổ chức vào tháng 4 hàng năm, để cầu mong mưa xuống, bắt đầu cho một mùa vụ mới trong năm. Đồng thời, mang theo những ước vọng về mùa màng tươi tốt và cuộc sống bình an. Đây cũng là nghi lễ độc đáo, làm nên bản sắc văn hóa đa dạng của các dân tộc được gìn giữ qua bao thế hệ.
Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng

Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng

Sắc màu 54 - BDT - 10:20, 23/05/2024
Nghi Lễ cúng rừng của dân tộc Nùng thường được tổ chức vào ngày cuối tháng 1 âm lịch hằng năm. Thần rừng được coi là vị thần linh thiêng, che chở cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, làm ăn phát đạt. Lễ Cúng rừng vì thế mà từ lâu đã trở thành nét đẹp không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tín ngưỡng của đồng bào.
Nghi lễ Rước rể - Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Ê Đê

Nghi lễ Rước rể - Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Ê Đê

Sắc màu 54 - Thúy Hồng - 15:00, 13/05/2024
Người Ê Đê là một trong những dân tộc có mặt lâu đời ở Tây Nguyên, với nhiều nét văn hóa truyền thống đặc trưng. Dẫu trải qua nhiều biến thiên của thời gian, dân tộc Ê Đê vẫn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, trong đó nổi bật nhất là chế độ mẫu hệ.
Lễ hội Gầu Tào

Lễ hội Gầu Tào

Sắc màu 54 - PV - 12:45, 06/05/2024
Lễ hội Gầu Tào là một trong những sinh hoạt văn hóa cổ truyền, được lưu giữ, bảo tồn và phát huy trong đời sống tinh thần của đồng bào Mông vùng Tây Bắc. Hiện nay, ở nhiều địa phương như Yên Bái, Lào Cai, Điện Biên, Lao Châu, Sơn La... đồng bào Mông đã duy trì việc tổ chức Lễ hội Gầu Tào vào dịp đầu Xuân mới và trở thành điểm nhấn du lịch với du khách trong và ngoài nước.
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao

Sắc màu 54 - BDT - 12:12, 01/05/2024
Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao là nghi lễ mang đậm tính nhân văn và luôn hướng con người nhớ về nguồn cội của dân tộc mình. Nghi lễ còn là sợi dây liên kết cộng đồng, dòng họ, làng bản ngày càng đoàn kết, bền chặt cùng nhau xây dựng quê hương.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Sắc màu 54 - BDT - 08:01, 23/04/2024
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Lễ hội Té nước của dân tộc Lào

Sắc màu 54 - BDT - 22:57, 16/04/2024
Dân tộc Lào hiện có khoảng 13.000 người, sinh sống chủ yếu tại các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai bằng nghề trồng lúa nước, chăn nuôi, đan lát, dệt thổ cẩm... Hiện nay, đồng bào vẫn bảo tồn nguyên vẹn nét văn hóa truyền thống đặc trưng, trong đó có Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nậm).
Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer

Tết Chôl Chnăm Thmây của người Khmer

Sắc màu 54 - BDT - 08:29, 09/04/2024
Chôl Chnăm Thmây là tết mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Trong tiếng Khmer, “Chôl” nghĩa là “Vào” và “Chnăm Thmây” là “Năm Mới”. Tết Chôl Chnăm Thmây thường diễn ra vào khoảng giữa tháng Tư Dương lịch hằng năm, bao gồm nhiều nghi lễ truyền thống và trò chơi dân gian.
Lễ hội Đua voi của dân tộc Mnông

Lễ hội Đua voi của dân tộc Mnông

Sắc màu 54 - BDT - 15:00, 25/03/2024
Lễ hội Đua voi là một trong những lễ hội truyền thống của dân tộc Mnông. Đây là lễ hội có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người Mnông nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ săn bắt, thuần dưỡng voi.