Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng nuôi cá tầm trên đỉnh núi

TS. Đậu Thế Tụng - 7 giờ trước

Thôn Nậm An, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nằm áp rừng nguyên sinh, ở độ cao gần 800m so với mặt biển. Nơi đây không chỉ có đặc sản Chè cổ thụ Shan tuyết mà còn có nghề nuôi cá tầm, một nghề mới, hiệu quả kinh tế cao.

Anh Triệu Chằn Loàng (người thứ 2 từ phải qua trái) và tác giả (người thứ nhất bên trái).
Anh Triệu Chằn Loàng (người thứ 2 từ phải qua trái) và tác giả (người thứ nhất bên trái)

Người đưa nghề nuôi cá tầm về thôn Nậm An đầu tiên là anh Triệu Chằn Loàng, là đảng viên người dân tộc Dao. Anh Loàng kể: Năm 2010, khi đó tôi đang làm Bí thư Chi bộ, kiêm Phó Trưởng thôn Nậm An, được xã quan tâm cho đi học tập mô hình làm kinh tế giỏi của một số địa phương. Trong số các mô hình làm kinh tế đó tôi thích và ấn tượng nhất là mô hình nuôi cá tầm ở Sa Pa. Tôi nghĩ, quê hương mình có lợi thế có thể nuôi cá tầm là sử dụng nguồn nước đầu nguồn sạch, dồi dào, nhiệt độ tự nhiên mùa Đông lạnh nhất cũng chỉ từ 80C, mùa Hè nóng nhất cũng chỉ 250C, tại sao không làm?

Nhưng muốn làm phải có tiền. Nghĩ vậy, anh Loàng đã làm đủ các nghề: xây dựng, mua máy ủi san lấp mặt đường… để có tiền. Đến đầu năm 2021 (tức hơn 10 năm sau) khi đã góp được số tiền khoảng 5 tỷ đồng, vay thêm ngân hàng 200 triệu đồng nữa, anh bắt tay vào mua đất, xây bể, làm hệ thống dẫn nước, tạo ô xi… nuôi cá tầm. Đồng thời tiến hành thành lập Hợp tác xã cá tầm Mận An.

Trong quá trình xây dựng Hợp tác xã cá tầm Mận An đến nay, anh Loàng chia sẻ, cũng gặp không ít thất bại. Lúc đầu anh mua trứng cá về ấp (1 bát trứng có giá 100 triệu đồng), ấp xong cá chết hết, không rõ vì sao. Rút kinh nghiệm anh mua cá giống mới nở, loại như hạt gạo. Cứ 2 vạn con là 20 triệu đồng.

Mô hình chăn nuôi cá Tầm của gia đình anh Triệu Chằn Loàng.
Mô hình nuôi cá tầm của gia đình anh Triệu Chằn Loàng

Khó khăn vẫn chưa hết, năm 2023, núi sạt lở làm 5.000 con cá (loại 1 kg/con) tràn từ 2 bể ra ngoài, chết sạch, thiệt hại cả tỷ đồng. Anh Loàng nói, có làm thì có thất bại, có thất bại thì mới có thành công thôi, nó như bài học kinh nghiệm cho mình, phải gắng lên thôi, không còn cách nào khác.

Đến nay, Hợp tác xã cá tầm Mận An hiện có 1.200m2 bể nuôi (12 bể). Bể bé 10-20m2 để nuôi cá giống; bể vừa 100m2 để nuôi cá thịt. Độ sâu trung bình mỗi bể là 1,2m2. Mỗi năm thu hoạch được 20 - 25 tấn cá thịt, với giá bán ra thị trường từ 200.000 đồng/kg, doanh thu 4 tỷ đồng/năm, trừ chi phí khoảng 2 tỷ đồng, lãi khoảng 2 tỷ đồng/năm.

Anh Loàng cho biết, cá tầm càng to thì có giá càng cao. Để cá tầm đẻ trứng phải có tuổi đời ngoài 20 năm mới sinh sản được. Ngoài công sức của gia đình, Hợp tác xã cá tầm Mận An cũng đã tạo được công ăn việc làm cho 3 nhân công (2 nhân công chính và 1 nhân công phụ). Nhân công chính được trả lương 12 triệu đồng/tháng; Nhân công phụ được trả 6 triệu đồng/tháng.

Đàn cá tầm phát triển tốt.
Đàn cá tầm phát triển tốt

Khi đã làm chủ được kỹ thuật nuôi cá và có thu nhập ổn định, vợ chồng anh Loàng đã tích lũy xây được ngôi nhà sàn bằng bê tông kiên cố trị giá khoảng 1 tỷ đồng. Không chỉ vậy, anh còn hướng dẫn kỹ thuật cho 38/40 hộ gia đình, thôn Nậm An xây bể, nuôi cá tầm. Giờ đây, thôn Nậm An trở thành thôn nuôi cá tầm. Năm 2024 dự kiến cả thôn xuất bán ra thị trường 150 tấn cá cho các thương lái ở Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng.

Hướng nuôi cá tầm phát triển kinh tế đã rộng mở, tiềm năng du lịch của thôn Nậm An cũng rất lớn với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, thôn có đặc sản chè cổ thụ Shan tuyết, ruộng bậc thang uốn lượn… tuy nhiên, điều anh Loàng trăn trở chính là đường vào thôn Nậm An nhiều dốc cao, đèo sâu mà đường lại nhỏ nên đi rất nguy hiểm. Vậy nên du lịch chưa phát triển.

“Nếu được Nhà nước quan tâm đầu tư đường lớn hơn, cũng như đầu tư trạm thu phát sóng điện thoại thì chắc chắn thôn Nậm An của đồng bào dân tộc Dao chúng tôi sẽ trở thành một điểm đến lý tưởng, Hà Giang có thêm một địa chỉ du lịch thu hút du khách”, anh Loàng khẳng định.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Làng miến Bình Lư vào vụ

Làng miến Bình Lư vào vụ

Sau gần 1 năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm cho thu hoạch. Người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu lại bắt đầu nhộn nhịp vào vụ làm miến dong để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Tin nổi bật trang chủ
Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông

Bánh giầy trong ngày Tết truyền thống của đồng bào Mông

Sắc màu 54 - Nguyệt Anh - 6 giờ trước
Tháng Chạp, khi những vườn đào, vườn mận bung nở những cánh hoa trong cái rét ngọt của vùng cao Tây Bắc, đó cũng là thời điểm đồng bào Mông chuẩn bị đón Tết cổ truyền của dân tộc mình. Trong ngày Tết, đồng bào Mông vẫn bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc trong phong tục, tập quán, nhất là văn hóa ẩm thực.
Làng miến Bình Lư vào vụ

Làng miến Bình Lư vào vụ

Sản phẩm - Thị trường - Phương Ly - 6 giờ trước
Sau gần 1 năm dày công chăm sóc, đến nay cây dong riềng đã đến thời điểm cho thu hoạch. Người trồng dong riềng nói riêng và làng nghề làm miến Bình Lư, huyện Tam Đường, Lai Châu lại bắt đầu nhộn nhịp vào vụ làm miến dong để phục vụ người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nghị lực chàng trai dân tộc Nùng bị bệnh xương thủy tinh

Nghị lực chàng trai dân tộc Nùng bị bệnh xương thủy tinh

Gương sáng - Thu Hằng-Thúy Hồng - 6 giờ trước
Lý Văn Quang, dân tộc Nùng, ở tại khối phố Yên Bình, thị trấn Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, sinh ra không may mắn như bạn bè cùng trang lứa. Ngay từ nhỏ, Quang đã mắc bệnh xương thuỷ tinh nên gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống. Vượt qua những biến cố, bi quan về bệnh tật, Lý Văn Quang đã tìm được một chân lý sống tích cực, đó là duy trì và phát huy giá trị nghề thêu may trang phục phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng dân tộc Tày, Nùng.
Văn hóa dân tộc Dao: Tài nguyên quý giá để xứ Lạng phát triển du lịch

Văn hóa dân tộc Dao: Tài nguyên quý giá để xứ Lạng phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Ngọc Anh - 6 giờ trước
Lạng Sơn, vùng đất sinh sống của nhiều dân tộc với những phong tục tập quán đặc sắc. Trong đó, đồng bào dân tộc Dao có nhiều nét văn hóa độc đáo, riêng có, thể hiện qua trang phục, tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán, dân ca, dân vũ... Đây là nguồn tài nguyên quý giá góp phần phát triển du lịch xứ Lạng.
Khe Sanh - Mùa Xuân ấm no và niềm tin mới

Khe Sanh - Mùa Xuân ấm no và niềm tin mới

Xã hội - Vũ Hoàng - 7 giờ trước
Những ngày cuối năm, khi hơi thở của mùa Xuân đã tràn ngập núi rừng, cũng là lúc sắc xanh của những đồng lúa, những ruộng dong riềng và tiếng cười giòn tan của người dân nơi Khu Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) Khe Sanh, Quảng Trị vang vọng giữa núi rừng biên giới. Đây là minh chứng sống động cho hiệu quả của mô hình “Bộ đội gắn với dân bản”, được Đoàn KT-QP 337 triển khai hơn hai năm qua trong Tiểu Dự án 3 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia.
Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 11/1/2025, có những thông tin đáng chú ý sau: Đón Xuân sớm ở vùng biên Đắk Lắk. Thanh toán không dùng tiền mặt ở huyện vùng biên. Làng Ba Na chuẩn bị đón Tết. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Làng nuôi cá tầm trên đỉnh núi

Làng nuôi cá tầm trên đỉnh núi

Kinh tế - TS. Đậu Thế Tụng - 7 giờ trước
Thôn Nậm An, xã Tân Thành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang nằm áp rừng nguyên sinh, ở độ cao gần 800m so với mặt biển. Nơi đây không chỉ có đặc sản Chè cổ thụ Shan tuyết mà còn có nghề nuôi cá tầm, một nghề mới, hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Quảng Ninh

Chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân bản” tại Quảng Ninh

Trang địa phương - Mỹ Dung - 7 giờ trước
Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam tỉnh và TP. Móng Cái vừa tổ chức Chương trình “Xuân Biên phòng Ấm lòng dân bản” Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại Khu di tích lịch sử Quốc gia Pò Hèn (TP. Móng Cái).
Công tác sưu tầm trống đồng cổ ở Điện Biên: Chuyện rất ít người biết

Công tác sưu tầm trống đồng cổ ở Điện Biên: Chuyện rất ít người biết

Sắc màu 54 - Trương Huy Thiêm - 19:04, 11/01/2025
Điện Biên là tỉnh miền núi, tận cùng biên giới phía Bắc... hầu hết dân cư là bà con các DTTS. Điện Biên cũng là vùng đất có rất nhiều trống đồng cổ. Để tìm hiểu và lý giải xuất xứ, nguồn gốc cổ vật trống đồng, tôi đã tìm gặp những người trong giới chuyên môn để nghe giải mã “thông điệp” từ cổ vật.
Ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam

Ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam

Sắc màu 54 - Hoàng Quý - 18:57, 11/01/2025
Ngày 11/01, tại Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc tổ chức Sự kiện ra mắt sách Du khảo: Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam. Cuốn sách này của tác giả Nguyễn Bông Mai được phát hành song ngữ Việt – Anh.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS, công nhân, người lao động, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm, tặng quà gia đình chính sách, hộ đồng bào DTTS, công nhân, người lao động, lực lượng vũ trang trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Thời sự - Như Tâm - 18:55, 11/01/2025
Ngày 11/01/2025, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Thanh Mẫn và Đoàn công tác đã đến thăm, tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Mỹ Long (thuộc Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Trà Vinh); Thăm hỏi các gia đình chính sách; công nhân, người lao động có hoàn cảnh khó khăn; hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ.