Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bám bản làng, nuôi chí lớn

Thanh Hải - 9 giờ trước

Trong rất nhiều cuộc gặp gỡ trên mảnh đất biên cương bộn bề gian khó, chúng tôi đã từng cảm thán trước những con người trẻ đầy hoài bão và sự dấn thân. Họ..., những chàng trai, cô gái ở bản trên, mường dưới ấy luôn đau đáu với một nỗi niềm chung về sự phát triển cho quê hương, đất nước.

Gia trại chăn nuôi gia súc của Moong Văn Sơn giữa đại ngàn núi rừng miền Tây Nghệ An
Gia trại chăn nuôi gia súc của Moong Văn Sơn giữa đại ngàn núi rừng miền Tây Nghệ An

So với các vùng miền khác, thì thanh niên vùng đồng bào DTTS và miền núi thiếu thốn gấp trăm lần. Nhưng dẫu thế, ở miền đất trập trùng gian khó ấy vẫn chưa bao giờ vắng những con người trẻ bám núi, bám rừng nuôi chí lớn. Trong rất nhiều cuộc gặp gỡ trên miền biên viễn ấy, hình ảnh chàng thanh niên người Khơ mú Moong Văn Sơn, sinh năm 1994, ở bản Phà Khảo, ở xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An trước đây (hiện là xã Nậm Cắn, tỉnh Nghệ An) đã để lại nhiều xúc cảm rất đỗi tự hào.

Giữa chốn non cao Phà Khảo, câu chuyện của Sơn là minh chứng rõ nét cho nghị lực và nhiệt huyết tuổi trẻ. Sơn kể: “Vật lộn mãi, mình mới học hết THPT, sau đấy mình đăng kí học lớp sơ cấp thú y ở huyện. Vừa học vừa làm thêm nhiều nghề để tích lũy kinh nghiệm. Sau khi vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dành cho hộ nghèo, năm 2016 mình mua 1 con trâu và 3 con bò cái sinh sản để khởi nghiệp”.

Từ nguồn vốn vay ấy, cùng với sự cần cù, chịu khó… Sơn đã có trong tay cơ ngơi đáng mơ ước cho nhiều bạn trẻ nuôi khát vọng lập thân, lập nghiệp trên chính bản làng thân yêu. Lại là lời Sơn, nhưng rất đỗi vui vẻ: “Trang trại tổng hợp của mình rộng hơn 5ha, thời điểm cao nhất thì nuôi nhiều; nay thì ít thôi, gần 40 con trâu, bò… mỗi năm cho thu nhập gần 100 triệu đồng. Còn khiêm tốn lắm, nhưng mình muốn góp thêm một cảm hứng, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp cho các bạn trẻ miền núi”.

Nhiều năm qua các cấp Đoàn, Hội Thanh niên thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành trong việc tạo điều kiện cho đoàn viên, thanh niên DTTS tham gia các chương trình, dự án phát triển kinh tế-xã hội, xóa đói, giảm nghèo. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo, giúp thanh niên, nhất là thanh niên DTTS, có thể tự tạo ra việc làm cho bản thân và cộng đồng.

“Có của ăn của để”, Sơn bàn với vợ xây dựng ki ốt bán đủ các mặt hàng tiêu dùng. Rồi mua sắm xe tải cung ứng và chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng cho bà con bản trên, mường dưới...

Câu chuyện của chàng thanh niên người Mông Giàng Seo Chô, sinh năm 1988, thôn Nàn Ma, xã Nàn Ma, huyện Xín Mần nơi đầu trời ngất đỉnh Hà Giang cũng để lại nhiều ấn tượng không nói đủ bằng lời. Chô hồ hởi: “Mình đã cải tạo hơn 1ha đất trống, bỏ hoang để chuyển đổi thành vườn rau xanh tươi quanh năm. Hơn 3 năm trở lại nay, cây rau đã giúp mình thoát nghèo đấy”.

Từ nguồn vốn hỗ trợ ban đầu là 3 triệu đồng để cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế vườn hộ theo đề án của tỉnh Hà Giang, anh Chô đã trở thành hộ phát triển kinh tế tiêu biểu tại địa phương. Và nay, trên khoảnh đất nhuốm màu sương gió của Xín Mần là mùa nào thức nấy, từ rau cải mèo, cải thảo đến su hào, bắp cải… cho thu nhập mỗi năm khoảng 80 triệu đồng.

Trong mạch cảm xúc này, chúng tôi cứ nhớ mãi đến câu chuyện dù đã xảy ra cách nay mấy năm, nhưng cho đến tận bây giờ hãy còn nguyên giá trị về một nghị lực sống vươn lên không mệt mỏi. Đó là cô nữ sinh người Chứt Hồ Thị Sương – người thanh niên đầu tiên đỗ đại học ở bản Rào Tre (Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh) năm 2021.

Sương là chị cả của 4 chị em, sớm chịu cảnh thiệt thòi khi thiếu vắng tình cảm của cha nên từ nhỏ đã hình thành một ý chí, nghị lực lớn lao. Học hết trường làng, trường huyện, cô nữ sinh người Chứt về thành phố theo học trường DTNT tỉnh. Những chế độ đầy đủ dành cho học sinh DTTS nội trú, những lời động viên thân tình của thầy cô, bè bạn, của các chú bộ đội cắm bản tại quê nhà… đã thôi thúc, nâng bước chân Hồ Thị Sương.

Cô trải lòng: “Cuộc sống quá khó khăn nên ban đầu em không dám ước mơ mình sẽ học tiếp lên đại học, chỉ nghĩ rằng sẽ học nghề gì đó để có tiền phụ mẹ nuôi em ăn học. Và khát khao trở thành cô giáo, quay trở lại bản làng quê nhà dạy dỗ những em nhỏ, chính là động lực lớn nhất của em”.

Anh Giàng Seo Chô (bên trái) giới thiệu vườn bắp cải trái vụ chuẩn bị cho thu hoạch
Anh Giàng Seo Chô (bên trái) giới thiệu vườn bắp cải trái vụ chuẩn bị cho thu hoạch

Hè 2025, cô nữ sinh người Chứt Hồ Thị Sương đã tốt nghiệp ngành Giáo dục mầm non, Đại học Hà Tĩnh đúng như tâm nguyện của em ngay khi còn ở quê nhà. Đồng hành cùng Sương trong những năm dưới mái trường đại học là cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh, là thầy cô, bè bạn và những người thân yêu ở bản Rào Tre xa xôi.

Thế đấy, nếu cứ tiếp tục liệt kê danh sách những người con của bản, để ghi lại hành trình vượt khó học tập, khởi nghiệp, làm kinh tế… với một hoài bão góp sức dựng xây quê hương, ngay từ những điều nhỏ nhặt nhất… thì hẳn là bài viết sẽ không có điểm dừng. Thú thực là tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người ấy, rực cháy những khát vọng trẻ trên hành trình lập thân, lập nghiệp ngay chính trên bản làng quê hương. Nhưng rõ ràng là khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, thì trong tôi cũng đã kịp bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Một xã có tới hai quy hoạch – dự án mắc kẹt

Một xã có tới hai quy hoạch – dự án mắc kẹt

Thanh Kỳ là xã miền núi, tỉnh Thanh Hoá, cư dân chủ yếu là đồng bào dân tộc Thái, đời sống kinh tế phụ thuộc vào cây lâm nghiệp. Mặc dù là địa phương có tiềm năng lớn về lâm nghiệp, nhưng đến nay trên địa bàn chưa có nhà máy, công ty nào hoạt động. Qua nhiều năm nghiên cứu, khảo sát, một dự án đầu tư nhà máy chế biến gỗ đã được đề xuất, song lại đang vướng mắc do chồng chéo quy hoạch.
Tin nổi bật trang chủ
Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Hội quán Tuệ Thành mong muốn có pháp nhân để thuận tiện hoạt động

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Duy Chí - 1 giờ trước
Là 1 trong 6 hội quán người Hoa có bề dày lịch sử gần 300 năm, đang hoạt động tại phường Chợ Lớn, TP. Hồ Chí Minh. Hội quán Tuệ Thành với công trình nghệ thuật kiến trúc được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận Di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993, mỗi ngày tiếp đón gần 1.000 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, chiêm bái.
Lốc xoáy bất thường ở An Giang, nhiều hộ dân tộc Khmer bị thiệt hại

Lốc xoáy bất thường ở An Giang, nhiều hộ dân tộc Khmer bị thiệt hại

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Chiều 23/7, Chủ tịch UBND xã Ba Chúc (tỉnh An Giang) Võ Thanh Tuấn cho biết, sáng cùng ngày, trên địa bàn xã xuất hiện mưa lớn kèm lốc xoáy quét qua địa bàn các ấp Sóc Tức, Trung An và An Thạnh, làm thiệt hại 19 căn nhà, 1 trạm y tế và nhiều tài sản hư hỏng nặng. Phần lớn nhà bị hư hỏng là hộ đồng bào dân tộc Khmer.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Sáng 23/7, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm - Bí thư Quân ủy Trung ương, cùng Đoàn công tác của Trung ương đến thăm và làm việc với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Quảng Ngãi: 22 căn nhà của đồng bào DTTS ở xã Măng Ri bị tốc mái

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Ngày 23/7, UBND xã Măng Ri, tỉnh Quảng Ngãi cho biết, cơn bão số 3 đã gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về nhà cửa, hạ tầng giao thông. Chính quyền địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả và hỗ trợ người dân sớm ổn định cuộc sống.

"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta"

Xã hội - Như Tâm - 3 giờ trước
"Dạt dào vùng đất Cà Mau – 80 năm Quốc khánh, tự hào quê ta", là chủ đề tỉnh Cà Mau dự kiến tham gia Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội toàn quốc nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02/9/1945 – 02/9/2025), diễn ra từ ngày 28/8 đến 05/9/2025, tại Trung tâm Triển lãm Quốc gia (Cổ Loa, Hà Nội).
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Sơn La: Mỗi người một tay, xã nghèo đổi thay

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 3 giờ trước
Được sự đỡ đầu của cơ quan, đơn vị, các xã nghèo trên địa bàn tỉnh Sơn La đã có những chuyển biến tích cực. Cùng với vốn đầu tư của Chương trình MTQG 1719, nhiều xã không chỉ thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn mà đã “về đích” nông thôn mới.
Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Lạng Sơn: Nhiều mục tiêu, chỉ tiêu Dự án 8 vượt kế hoạch

Tin tức - Minh Anh - 4 giờ trước
Sau 4 năm triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn Lạng Sơn đã đạt nhiều chỉ tiêu, mục tiêu cốt lõi.
Điểm danh những học sinh miền núi xứ Thanh đạt điểm

Điểm danh những học sinh miền núi xứ Thanh đạt điểm "khủng" trong các kỳ thi

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 5 giờ trước
Bằng ý chí và khát vọng theo đuổi ước mơ, những học sinh vùng núi xứ Thanh đã vượt lên hoàn cảnh, nỗ lực không ngừng để tỏa sáng trên hành trình tri thức.
Dông lốc đi qua, làng chài ở xã vùng biên ở Quảng Ngãi tan hoang

Dông lốc đi qua, làng chài ở xã vùng biên ở Quảng Ngãi tan hoang

Tin tức - Ngọc Chí - 6 giờ trước
Mưa và dông lốc đã làm sập, tốc mái 9 nhà bè và nhiều lồng nuôi cá của các hộ dân ở làng chài trên lòng hồ Sê San, thuộc thôn 7, xã Ia Tơi, tỉnh Quảng Ngãi.
Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Đền thờ Po Nit: Nơi hồi sinh ký ức Hoàng tộc Chăm giữa đời thường

Sắc màu 54 - Lâm Tấn Bình - 6 giờ trước
Đền thờ Po Nit, Di tích lịch sử cấp quốc gia được xếp hạng từ năm 2000, nằm tại thôn Bình Hiếu, xã Bắc Bình, tỉnh Lâm Đồng. Đây là nơi người Chăm địa phương hương khói phụng thờ, hiện do Chủ tịch UBND xã Phan Hiệp (cũ) Hắc Văn Quang Huy làm Trưởng Ban quản lý.