Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: Không gián đoạn nhiệm vụ sau sáp nhập (Bài 1)

Sỹ Hào - 14:31, 24/07/2025

LTS: Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, cả nước hiện còn 16/34 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát. Với những cách làm sáng tạo, chủ động, các địa phương thực hiện sáp nhập đã và đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn để hoàn thành mục tiêu trao mái ấm cho đồng bào trước ngày 31/8.

Từ ngày 01/7 đến nay, 10/16 địa phương chưa hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát thực hiện sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Mặc dù công việc rất bộn bề nhưng các địa phương vẫn không gián đoạn nhiệm vụ trao mái ấm cho đồng bào.

Dồn lực xóa nhà tạm, nhà dột nát: Không gián đoạn nhiệm vụ sau sáp nhập (Bài 1)


“Chia lửa” để về đích

TP. Đà Nẵng (cũ) là một trong những địa phương về đích sớm Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát. Khi “về chung một nhà” với tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng (mới) là một trong 16 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành mục tiêu trao mái ấm cho đồng bào.

Tại thời điểm trước sáp nhập, tỉnh Quảng Nam vẫn còn 368 nhà tạm, nhà dột nát cần phải xóa (tính đến 20/6). Từ ngày 01/7, số nhà tạm, nhà dột nát này được “bàn giao” lại cho TP. Đà Nẵng mới.

Tính đến ngày 08/7, tổng nguồn lực đã huy động (gồm ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, huy động xã hội hóa) đạt trên 17.802 tỷ đồng; huy động trên 113,4 nghìn lượt người với trên 1 triệu ngày công lao động cho công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Việc tỉnh Quảng Nam (cũ) vẫn còn 368 nhà tạm, nhà dột nát chưa được xóa cũng có thể xem là một kết quả rất đáng ghi nhận của địa phương này. 

Bởi trước khi sáp nhập, đây là một trong những địa phương có số lượng nhà tạm, nhà dột nát cần xóa thuộc diện lớn nhất cả nước, với 10.398 nhà; trong đó 6.945 nhà cần xây mới, 3.453 nhà sửa chữa.

Hơn nữa, đại đa số nhà tạm, nhà dột nát cần xóa chủ yếu tập trung ở địa bàn khó khăn, vùng có đông đồng bào DTTS, đời sống còn nhiều khó khăn. 

Tại thời điểm này, số lượng nhà tạm, nhà dột nát đang trong giai đoạn thi công cũng tập trung chủ yếu ở vùng “lõi nghèo” của thành phố, trong bối cảnh điều kiện thi công, giá cả nguyên vật liệu tăng cao.

Trao đổi với phóng viên, ông Bríu Quân, Chủ tịch UBND xã A Vương (hình thành sau sáp nhập xã A Vương và xã Bha Lêê của huyện Tây Giang cũ) cho biết, trên địa bàn xã hiện còn 67 nhà đang được thi công. Khó khăn lớn nhất hiện nay là giá cả vật liệu xây dựng quá cao, nhất là với địa hình vùng cao như xã A Vương.

Các xã vùng cao TP. Đà Nẵng quyết tâm hoàn thành xoá nhà tạm trước 30/8/2025. (Ảnh: Huy Trường)
Các xã vùng cao TP. Đà Nẵng quyết tâm hoàn thành xoá nhà tạm trước 30/8/2025. (Ảnh: Huy Trường)

“Để chuyển cát lên đây xây dựng thì giá thành cũng hơn 1 triệu đồng/m3; chưa kể các vật liệu khác như sắt, thép, xi măng… “, ông Bríu Quân cho biết.

Theo ông Bríu Quân, xã quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm cố gắng hoàn thiện trong tháng 8/2025. Để đẩy nhanh tiến độ, xã tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân hỗ trợ lẫn nhau để sớm hoàn thiện căn nhà mơ ước; đồng thời huy động sự đóng góp của các mạnh thường quân hỗ trợ thêm cho bà con.

Tương tự, tại xã vùng cao Tây Giang mới (được sáp nhập từ 4 xã: Lăng, Atiêng, Anông, Dang của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam cũ), trong năm 2025, tổng số nhà tạm, nhà dột nát cần xóa trên địa bàn là 207 căn. Hiện xã đã hoàn thành, bàn giao 175 nhà, còn 32 căn đang thi công và đã đạt trên 80% khối lượng.

Nỗ lực lớn, quyết tâm cao

Theo số liệu cập nhật gần đây nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về xóa nhà tạm, nhà dột nát, cả nước hiện còn 16/34 tỉnh, thành phố chưa hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát; trong đó có 10 địa phương thực hiện sáp nhập đơn vị cấp tỉnh từ ngày 1/7.

Trong 10 địa phương thực hiện sáp nhập cấp tỉnh, ngoài một số tỉnh, thành phố đã hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát sáp nhập với địa phương chưa về đích thì cũng có nhiều trường hợp các địa phương chưa hoàn thành mục tiêu cùng “về chung một nhà”. Để tránh tình trạng “hai yếu dựa vào nhau thành yếu bình phương” đòi hỏi các địa phương phải nỗ lực lớn, quyết tâm cao, không gián đoạn nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát sau sáp nhập.

Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Phan Huy Ngọc kéo băng khánh thành nhà ở của hộ ông Nguyễn Viết Đôn, xã Đồng Yên, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Vũ Mừng)
Chủ tịch UBND tỉnh Tuyên Quang Phan Huy Ngọc kéo băng khánh thành nhà ở của hộ ông Nguyễn Viết Đôn, xã Đồng Yên, tỉnh Tuyên Quang. (Ảnh: Vũ Mừng)

Tỉnh Tuyên Quang mới (được sáp nhập từ 2 tỉnh: Hà Giang, Tuyên Quang) là một ví dụ. Trước sáp nhập (tính đến ngày 20/6), tỉnh Tuyên Quang (cũ) đã hoàn thành 6.908/6.928 nhà, đạt 99,71% kế hoạch; còn tỉnh Hà Giang đã hoàn thành 7.957/8.971 nhà, đạt 88,7% kế hoạch.

Theo đại diện lãnh đạo Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Tuyên Quang (mới), việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh mang lại nhiều thuận lợi nhưng cũng đặt ra không ít thách thức trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị được giao; trong đó có nội dung xóa nhà tạm, nhà dột nát.

“Để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát, một trong những kinh nghiệm đúc kết được là công tác rà soát phải được tiến hành kỹ lưỡng, sát thực tế, bảo đảm không bỏ sót đối tượng, tránh trùng lặp, chồng chéo. Danh sách các hộ được hỗ trợ phải công khai minh bạch để nNhân dân giám sát”, đại diện Sở Dân tộc và Tôn giáo cho hay.

Bàn giao nhà mới cho gia đình ông A Giới, ở làng Trang, xã Ya Ly, tỉnh Quảng Ngãi (trước thuộc xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Ảnh: Ngọc Chí)
Bàn giao nhà mới cho gia đình ông A Giới, ở làng Trang, xã Ya Ly, tỉnh Quảng Ngãi (trước thuộc xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum - Ảnh: Ngọc Chí)

Với nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sau sáp nhập, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát tiếp tục là ưu tiên của tỉnh Tuyên Quang (mới). Tính đến ngày 13/7, toàn tỉnh đã khởi công được 15.868 căn nhà, đạt 100% kế hoạch; trong đó 12.882 căn đã hoàn thành, gần 3.000 căn đang tiếp tục triển khai đúng tiến độ.

Cũng như tỉnh Tuyên Quang, kể từ khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, 10/16 địa phương thực hiện sáp nhập cấp tỉnh chưa hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát đang dồn lực để “về đích”. Số liệu cập nhật gần đây nhất (ngày 08/7) cho thấy, cả nước đã xóa được 264.522 nhà tạm, nhà dột nát; trong đó đã khánh thành 229.328 căn và khởi công, xây dựng 35.194 căn.

Ngày 16/7/2025, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo số 367/TB-VPCP về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp thứ sáu của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.

Theo đó, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên toàn quốc trước ngày 31/8. Riêng việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người có công, thân nhân, gia đình liệt sĩ hoàn thành trước ngày 27/7 để tỏ lòng tri ân sâu sắc trước sự hy sinh, cống hiến của các anh hùng liệt sĩ, những người có công với cách mạng.

Từ nay đến 31/8/2025, cả nước còn 25.232 nhà tạm, nhà dột nát cần xóa; trong đó có 18.799 căn đang xây dựng dở dang và 6.433 căn chưa khởi công. Bình quân mỗi địa phương cần triển khai thực hiện 26 căn/ngày; trong đó khởi công mới gần 7 căn/ngày và hoàn thiện để bàn giao khoảng 19 căn/ngày.

Bài 2: "Vượt nắng, thắng mưa" để về đích

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Cảnh sát biển vừa tổ chức, thực hiện chương trình công tác dân vận với thông điệp “Cảnh sát biển với đồng bào DTTS, tôn giáo” tại xã Bình Minh, TP. Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Quốc lộ 7 huyết mạch lên các xã vùng lũ Nghệ An vẫn tắc nghẽn

Quốc lộ 7 huyết mạch lên các xã vùng lũ Nghệ An vẫn tắc nghẽn

Tin tức - Thanh Hải - 21:45, 25/07/2025
Lũ đang rút chậm trên hệ thống sông Cả. Tuy nhiên, tuyến giao thông huyết mạch là Quốc lộ 7 lên các xã vùng lũ miền Tây xứ Nghệ vẫn tắc nghẽn.
Tiêu điều những bản làng “ba không” sau lũ dữ

Tiêu điều những bản làng “ba không” sau lũ dữ

Thời sự - Thanh Hải - 20:24, 25/07/2025
Thảm họa lũ lụt đi qua, để lại những bản làng xơ xác, tiêu điều. Cho đến cuối chiều 25/7, thì nhiều bản làng ở Nghệ An vẫn chưa thể liên lạc, tiếp cận được, đối mặt với “nhiều không”.
BĐBP TP. Cần Thơ bàn giao Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

BĐBP TP. Cần Thơ bàn giao Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn

Xã hội - Văn Long - Tào Đạt - 19:54, 25/07/2025
Từ ngày 22 - 25/7, Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Cần Thơ đã tổ chức bàn giao 5 căn Nhà đồng đội cho các quân nhân có hoàn cảnh khó khăn đang công tác tại đơn vị. Đại tá Hà Huy Trường, Phó Chính ủy Ban Chỉ huy BĐBP TP. Cần Thơ chủ trì các Lễ bàn giao.
Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Cảnh sát biển Việt Nam với đồng bào DTTS, tôn giáo: Lan tỏa yêu thương trên đất Bình Minh

Dân tộc - Tôn giáo - Thiếu tá Nguyễn Minh Thế - 19:50, 25/07/2025
Trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực hướng về cộng đồng, Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng Nghiệp vụ Cảnh sát biển vừa tổ chức, thực hiện chương trình công tác dân vận với thông điệp “Cảnh sát biển với đồng bào DTTS, tôn giáo” tại xã Bình Minh, TP. Hà Nội.
Lâm Đồng: Nhiều hoạt động tri ân người có công, thể hiện truyền thống

Lâm Đồng: Nhiều hoạt động tri ân người có công, thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn"

Tin tức - N.Tâm - B. Thuận - 19:03, 25/07/2025
Tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức các đoàn công tác thăm hỏi, tặng quà các Mẹ Việt Nam Anh hùng, gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh nhân kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2025). Đây là hoạt động có ý nghĩa, thể hiện truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Lễ hội Pang Phoóng của dân tộc Kháng

Trong danh mục 23 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận, tỉnh Điện Biên có 1 di sản thuộc loại hình Tập quán xã hội và tín ngưỡng là Lễ hội Pang Phoóng (Tạ ơn) của cộng đồng dân tộc Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần Giáo.
Khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại biên giới Thái Lan - Campuchia

Khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình tại biên giới Thái Lan - Campuchia

Tin tức - PV - 18:37, 25/07/2025
Ngày 25/7, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao đưa ra khuyến cáo tới công dân Việt Nam liên quan tình hình biên giới Thái Lan - Campuchia.
Hàng trăm Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố được bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Hàng trăm Bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố được bồi dưỡng kiến thức dân tộc

Chính sách Dân tộc - Minh Anh - 18:11, 25/07/2025
Sáng 25/7, Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Học viện Dân tộc khai giảng 2 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho 140 bí thư chi bộ, trưởng thôn, khối phố ở vùng DTTS trên địa bàn.
Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh tại tỉnh Cà Mau

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân thăm Mẹ Việt Nam Anh hùng, thương binh tại tỉnh Cà Mau

Tin tức - Như Tâm - 17:59, 25/07/2025
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại tỉnh Cà Mau, Đoàn công tác Trung ương do Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh.
Bộ Tư lệnh Quân khu 9 kiểm tra kết quả sắp xếp tổ chức trong lực lượng tại TP. Cần Thơ

Bộ Tư lệnh Quân khu 9 kiểm tra kết quả sắp xếp tổ chức trong lực lượng tại TP. Cần Thơ

Tin tức - Tào Đạt - Văn Long - 17:56, 25/07/2025
Ngày 25/7, Đoàn công tác của Bộ Tư lệnh Quân khu 9 do Thiếu tướng Chiêm Thống Nhất - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 làm Trưởng đoàn, đã đến kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ sắp xếp tổ chức quân sự địa phương khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, tại Ban Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP. Cần Thơ, Bộ Chỉ huy Quân sự TP. Cần Thơ.
Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Vinamilk “viết tiếp câu chuyện hòa bình” bằng tranh và hành động

Xã hội - PV - 17:54, 25/07/2025
“Bức tranh nhỏ, nhưng tình cảm thì lớn lắm. Thế hệ sau vẫn nhớ đến chúng tôi, thế là đủ ấm lòng rồi”, Thượng sĩ Nguyễn Chí Tường – cựu chiến binh đang điều dưỡng tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh và Người có công Long Đất (xã Long Điền, TPHCM) xúc động chia sẻ khi nhận được bức tranh do chính con em nhân viên Vinamilk vẽ tặng.