Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Côn Đảo - từ “địa ngục trần gian” đến thiên đường du lịch

Trần Mạnh Tuấn - 08:50, 28/04/2024

Sau gần một thế kỷ giải phóng, xây dựng và phát triển, từ mảnh đất được coi là “địa ngục trần gian” của thế kỷ XX, Côn Đảo đã trở thành “thiên đường du lịch” giàu có, là điểm đến linh thiêng của khách thập phương trên toàn thế giới.

Một góc Côn Đảo nhìn từ Núi Chúa.
Một góc Côn Đảo nhìn từ Núi Chúa.

Huyền thoại và linh thiêng

Sau hơn 4 giờ đồng hồ hải trình trên tàu cao tốc Thăng Long từ Cầu Đá TP. Vũng Tàu, chúng tôi đến cảng Bến Đầm mặt trời xế trưa. Tháng Tư, nắng ở Côn Đảo như cháy da cháy thịt. Trải qua hành trình “vượt biển” gian nan, vậy mà hàng ngàn du khách trên mỗi chuyến tàu vẫn chọn nơi này làm điểm du lịch tâm linh. Trong dòng người ấy, có người đến mảnh đất thiêng lần đầu để tận tay thắp lên những ngôi mộ liệt sĩ nén hương thơm tỏ lòng thành kính. Có người đến Côn Đảo để thưởng ngoại không gian yên bình sau những ngày làm làm việc mệt nhoài nơi phồn hoa phố thị.

Đoàn công tác chúng tôi chạy dọc cảng Bến Đầm. Dừng lại trước tấm bia tưởng niệm dưới chân núi, người hướng dẫn viên nói: “Đây là bia tưởng niệm tù binh khổ sai. Tất cả 198 chiến sĩ hi sinh tại đây, họ hiện thân cho những linh hồn bất tử”.

Theo hướng dẫn viên, trong hơn 20 ngàn chiến sĩ bị tù khổ sai tại Côn Đảo ở thế kỷ XX, thì có 198 chiến sĩ bị thực dân Pháp cho là “những tên cứng đầu, có sạn trong óc”. Họ bị nhốt trong chuồng cọp. Ban ngày, chúng bắt đi lao động khổ sai khuân vác đá trên núi làm đường đi Bến Đầm. Đêm 12/12/1952, 198 chiến sĩ cách mạng đã vượt ngục. Kế hoạch vượt ngục đã được bí mật thống nhất trước đó. Phương tiện vượt ngục là xuồng gỗ đã được các chiến sĩ bí mật làm trước và giấu dưới biển.

Giữa đêm tối mịt mùng, vừa phải bí mật tránh sự phát hiện của địch, vừa phải chống chọi với sóng gió. Các chiến sĩ chèo xuồng được khoảng hơn 3km, thì bất ngờ sóng gió nổi lên, thời tiết vô cùng bất lợi. Những chiếc xuồng gỗ ngâm giấu lâu ngày dưới biển đã bục và vỡ từng mảng. 81 chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trên biển, 117 chiến sĩ bị địch bắt lại tiếp tục giam cầm trong ngục tù khổ sai.

Du khách đến Nghĩa trang Hàng Dương viếng các Anh hùng, liệt sĩ.
Du khách đến Nghĩa trang Hàng Dương viếng các Anh hùng, liệt sĩ.

Chúng tôi đến cầu tàu 914. Câu chuyện kể về 914 chiến sĩ đổ máu tại nơi này, một lần nữa làm chúng tôi không cầm được nước mắt.

Tiếng người thuyết minh nghèn nghẹn, xúc động: “Năm 1873, để thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy từ đất liền đến Côn Lôn, Pháp đã bắt những tù nhân yêu nước của chúng ta lao động khổ sai xây cầu tàu. Cầu tàu chỉ có chiều dài 107m, nhưng chúng đã huy động 914 chiến sĩ. Những phiến đá nặng hàng tấn từ Núi Chúa được các chiến sĩ khiêng xuống bằng sức người. Nhiều chiến sĩ bị đá lăn từ núi xuống đè chết. Hàng trăm chiến sĩ khiêng đá kè bờ bị đá nhấn chìm dưới biển. Không khiêng thì chết vì đòn roi, khiêng thì chết vì kiệt sức, người tù không có sự lựa chọn. Cái thời đau thương ấy đến bây giờ vẫn còn âm vang trong từng phiến đá: “Côn Lôn ơi, phiến đá mạng người”.

Điểm thứ ba trong hành trình về nguồn ở đất thiêng Côn Đảo, chúng tôi dâng hương, dâng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Hàng Dương. Giọng người thuyết minh trầm xuống xúc động: “Lúc này là 15 giờ chiều, chúng tôi đang có mặt tại Nghĩa trang Hàng Dương - nơi yên nghỉ vĩnh hằng của hơn 20 ngàn các chiến sĩ cách mạng, đã dâng hiến trọn tuổi thanh xuân và anh dũng hi sinh tại Côn Đảo, trong cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ XX. Lịch sử mãi mãi không quên nữ Anh hùng Võ Thị Sáu đã anh dũng chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Trước lúc ra pháp trường, lính Pháp yêu cầu bịt mắt, nhưng chị đã hô to: “Đả đảo thực dân Pháp! Việt Nam độc lập muôn năm! Hồ Chí Minh muôn năm!”. Lịch sử cũng không bao giờ quên cố Tổng Bí Thư của Đảng Lê Hồng Phong; nhà yêu nước Nguyễn An Ninh và hàng vạn các chiến sĩ cộng sản, đã chiến đấu và anh dũng hi sinh cho Côn Đảo trường tồn, cho Việt Nam hòa bình độc lập, sánh vai với bầu bạn thế giới như hôm nay. Xương cốt các anh các chị gửi lại chiến trường, rồi tụ hợp về đây ngay mảnh đất này”.

Hàng cây bàng có tuổi hàng trăm năm nghiêng mình xuống biển.
Hàng cây bàng có tuổi hàng trăm năm nghiêng mình xuống biển.

Chúng tôi yên lặng. Mắt của cựu chiến binh Đặng Đình Công, ra thăm đồng đội đỏ hoe. Ông bảo: “Để có hòa bình như ngày hôm nay, hàng vạn chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu và hi sinh. Xương cốt của các anh các chị đang vùi chôn tại mảnh đất linh thiêng này”.

Thiên đường du lịch hôm nay
Trước ngày 30/4/1975, Côn Đảo là đặc khu hành chính trực thuộc Trung ương ngụy quyền Sài Gòn, không có người dân sống và cũng không có cơ sở kinh tế nào. Năm 1977, Côn Đảo là huyện thuộc tỉnh Hậu Giang. Năm 1983, là quận thuộc Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo. Từ năm 1991 đến nay, Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đặc điểm về quản lý hành chính về Côn Đảo của chính quyền một cấp, không có cấp phường xã. Hiện nay, Côn Đảo có trên 7.000 hộ dân chia thành 9 khu dân cư do UBND huyện trực tiếp quản lý. Dân Côn Đảo hầu hết là dân tộc Kinh, còn lại một số ít người là dân tộc Khmer, Tày, Xtiêng, Chăm...

Bãi tắm Côn Đảo thơ mộng, hữu tình.
Bãi tắm Côn Đảo thơ mộng, hữu tình.

Dù cách xa đất liền giao thông đi lại còn khó khăn, nhưng bằng sự nỗ lực của chính quyền và Nhân dân, Côn Đảo đã trở thành huyện văn hóa tiêu biểu đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và “thiêng đường du lịch tâm linh” của khách trong nước và quốc tế.

Đến Côn Đảo hôm nay, cảm nhận đầu tiên là cuộc sống thanh bình. Nước biển trong xanh, không khí trong lành, những bãi cát trắng mịn trải dài bất tận, màu xanh ngút ngàn của rừng núi làm cho mọi người quên hết mọi ưu tư, phiền muộn, nhọc nhằn. Lòng chợt bình yên khi dạo bước dưới hàng cây cổ thụ, lang thang dọc theo bờ tường đá rêu phong, men theo con đường trải nhựa thênh thang uốn lượn dọc theo bờ biển, hay ung dung trên bãi đá lộng gió phía cầu tàu 914 lịch sử.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc hoa mộc miên trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Sắc hoa mộc miên trên Cao nguyên đá Đồng Văn

Cuối tháng Ba, đầu tháng Tư, Cao nguyên đá Đồng Văn - nơi biên cương địa đầu Tổ quốc - khoác lên mình tấm áo rực đỏ của hoa mộc miên. Khung cảnh rực rỡ ấy trở thành điểm hẹn lý tưởng, thu hút du khách khắp nơi đến chiêm ngưỡng và khám phá vẻ đẹp miền biên viễn.
Tin nổi bật trang chủ
Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Lan tỏa Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương

Văn hóa dân tộc - PV - 1 giờ trước
Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, nơi khởi nguồn của Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tín ngưỡng ấy có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh, mang giá trị tinh thần sâu đậm về tình cảm, lòng tự tôn và tự hào dân tộc thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Armenia

Thời sự - PV - 1 giờ trước
21 giờ tối 1/4 (theo giờ địa phương), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng Đoàn đại biểu cấp cao và Phu nhân Nguyễn Thị Thanh Nga đã đến Thủ đô Yerevan, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Armenia từ ngày 2-4/4, theo lời mời của Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Nhà vua Bỉ

Thời sự - PV - 22:44, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Nhà vua Vương quốc Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.