Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghi lễ “Gọi hồn lúa” - nét đẹp văn hóa tâm linh của người Mảng ở Nậm Nhùn (Lai Châu)

Thảo Khánh - 18:51, 21/12/2024

“Gọi hồn lúa” là một trong những nghi lễ không thể thiếu trong tiến trình tổ chức Lễ “Mừng lúa mới” của đồng bào dân tộc Mảng ở huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu.

Chủ nhà chọn khóm lúa có ba cây lúa, bông chắc hạt để "làm lý"
Chủ nhà chọn khóm lúa có ba cây lúa, bông chắc hạt để "làm lý"

Hiện nay, trên địa bàn huyện Nậm Nhùn, người dân tộc Mảng có 1.480 hộ, với 6.828 nhân khẩu sinh sống tại 5 xã với 14 bản. Lễ hội "Mừng lúa mới" được người dân tộc Mảng tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, không sâu bệnh phá hoại, chim, sóc, thú rừng phá, mùa màng mới được bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác.

Tiến trình Nghi lễ “Gọi hồn lúa”, để mang lúa về nhà được diễn ra, trước khi tiến hành tổ chức Lễ “Mừng lúa mới” 3 ngày tại 1 đám nương lúa đã định sẵn. Nghi lễ “Gọi hồn lúa” do những người phụ nữ thực hiện, được tiến hành trước khi thu hoạch.

Vào buổi sáng ngày đã chọn người dẫn đầu tiến vào đám nương sẽ là người tiến hành nghi lễ (người thực hiện nghi lễ gọi hồn là người phụ nữ là chủ gia đình hoặc là người trong bản có uy tín được nhiều người trong bản quý trọng). Lễ vật mang theo là một nắm xôi nếp, đuôi cá suối nướng (hoặc một miếng thịt gà, hay một quả trứng gà luộc) được để trong một cái tẻ.

Hai vợ chồng chủ nhà chọn một khóm lúa có ba cây lúa, bông chắc hạt. Bà chủ nhà vặn các thân lúa quấn vào nhau rồi cuộn tròn từ gốc lên ngọn khóm lúa giống như quả bóng. Sau đó, bà lấy một hòn đá đè lên cạnh khóm lúa đã cuộn lại thành bó, đồng thời hái 3 bông lúa to đẹp, nhiều hạt rồi buộc lại với nhau rồi để lên khóm lúa đã được cuộn tròn đó.

Bà chủ nhà lấy gói xôi, thịt (hoặc trứng) gà luộc đặt bên khóm lúa mời hồn lúa ăn, miệng gọi “bập, bập bập” (giống như người Kinh hay gọi gà về cho ăn) và khấn xin: Pập! pập! pập! À mỉn mỉ dứa, ù chô, puòng lẳm đô mỉ dứa, lá lẳm pà to đó, đô mỉ dứa, bặt lấp nhủa, lắp tàng, đà huy no me tần lẳm to xá cỏm, lóc ha lóc lể chi pà to đó lẳm mể đà nòng huy, chặt chú dân mán đà bô, đà dúa, đà huy, chi pá to đó lẳm, chặt chú dân mắn, ê vẳn mể tủn, tuốt mảng sơ mi, chi nhải, chi nà pà to xá, to chông đà nòng huy.

Dịch tiếng phổ thông là: "Hôm nay là ngày đẹp, tháng tốt, gia đình chọn ngày để hái lúa, để thu hoạch được nhiều. Những năm trước lúa được ít lắm, năm nay phải được nhiều lên. Gia đình tôi xin gặt lúa để lúa nhiều bông, thu được nhiều thóc. Hỡi hồn lúa hãy còn đang rong chơi lưu lạc ở các bản các mường gần xa! Hỡi hồn lúa còn đang ăn cỗ với họ hàng ở đám bên cạnh về thôi! Về nhà, về với gốc lúa nơi mình được sinh ra! Về với tẻ, về với tá, về với kho thóc đẹp đã được dựng mới. Lúa ơi hãy nhanh đầy tẻ, nhanh đầy thúng, sớm đầy kho, mong cho cuộc sống no đủ quanh năm. Và xin hồn lúa cho phép gia đình gặt lúa".

Nghệ nhân Lý Thị Chướng thực hành Nghi lễ “Gọi hồn lúa”
Nghệ nhân Lý Thị Chướng thực hành Nghi lễ “Gọi hồn lúa”

Sau khi khấn gọi hồn lúa xong, người chủ lễ bỏ 3 bông đã hái vào tẻ những người đi cùng bắt đầu tiến hành thu hoạch, 3 bông to cầm trên tay, bông nhỏ cho vào tẻ rồi cứ thế hái lúa đến khi xong.

Kết thúc nghi lễ, số thóc lúa thu được sẽ được đem về nhà chế biến (lúa non làm cốm non, lúa ương làm xôi cốm, hạt già làm xôi cơm), sau khi thóc, lúa chế biến thành cốm thành xôi, thì tổ chức ăn “mừng lúa mới”. Thời gian thu lúa và tổ chức ăn mừng lúa mới diễn ra từ 2- 3 ngày. Sau nghi lễ “Gọi hồn lúa” sẽ là Lễ “Mừng lúa mới”.

Theo ông Hà Văn Ruệ,Trưởng Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Nậm Nhùn (Lai Châu): Hiện nay, lễ hội “Mừng lúa mới” của người dân tộc Mảng đã được thống kê vào danh mục tổ chức các Lễ hội trên địa bàn huyện. Trong những năm tới, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện sẽ tổ chức thông tin tuyên truyền phục vụ bảo tồn lễ hội truyền thống,  góp phần tôn vinh giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của người DTTS, góp phần giảm dần sự chênh lệch về mức sống hưởng thụ văn hoá giữa các vùng, các dân tộc, gắn kết giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hoá các dân tộc; đồng thời, cũng góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, chính quyền và Nhân dân về vai trò và vị trí của văn hoá đối với phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

Việc khôi phục Lễ hội “Mừng lúa mới” là việc làm rất cần thiết, nhằm cụ thể hóa việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc cho đồng bào dân tộc Mảng thuộc Dự án 9 "Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn" (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Các hoạt động trong Lễ hội đã và đang được tiến hành đúng tiến trình, đảm bảo giữ được bản sắc văn hóa truyền thống, loại bỏ những yếu tố mê tín dị đoan; phải gắn với các phong trào thi đua yêu nước, thi đua lao động sản xuất, tăng thêm niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

Có thể thấy, bản làng người Mảng ở huyện vùng cao Nậm Nhùn hôm nay luôn tươi vui rộn rã. Nhân dân phấn khởi vì cái đói nghèo đã lùi xa nhờ các chính sách thiết thực của Đảng, Nhà nước và của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Đồng bào hiện đang cùng nhau giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và đoàn kết, chung sức xây dựng bản làng, quê hương ngày càng ấm no, phát triển hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Gia Lai: Đồng bào Gia Rai ở xã Ia Pếch tạ ơn Thần rừng

Gia Lai: Đồng bào Gia Rai ở xã Ia Pếch tạ ơn Thần rừng

Ngày 21/3, đồng bào Gia Rai ở xã biên giới Ia Pếch, huyện Ia Grai, Gia Lai chung tay tổ chức Lễ cúng rừng, nhằm tạ ơn Thần rừng đã che chở dân làng và cung cấp nhiều sản vật dưới tán rừng. Từ đó, cùng nhau gìn giữ, vì màu xanh của những cánh rừng.
Cầu mây Việt Nam làm lên lịch sử khi lần đầu tiên vô địch World Cup

Cầu mây Việt Nam làm lên lịch sử khi lần đầu tiên vô địch World Cup

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 5 phút trước
Đội tuyển cầu mây nữ Việt Nam đã làm nên lịch sử khi lần đầu tiên đăng quang tại World Cup cầu mây, sau chiến thắng nghẹt thở 2-1 trước đội tuyển Thái Lan trong trận chung kết nội dung 4 người nữ.
Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine

Ca mắc sởi xuất hiện ở 9/9 huyện, thị, thành phố, Lào Cai đẩy nhanh tốc độ phủ vaccine

Sức khỏe - Minh Nhật - 10 phút trước
Lào Cai đã ghi nhận 2.279 ca mắc sởi tại 9/9 huyện, thị xã, thành phố. Các ca mắc chủ yếu trong độ tuổi từ 18 tháng đến 5 tuổi, nhóm có tỷ lệ mắc cao tiếp theo là trẻ 6-19 tuổi và chưa tiêm/chưa tiêm đủ 2 mũi vắc xin, một số trẻ mắc khi dưới 9 tháng tuổi.
Lễ hội PuTaLeng tại Lai Châu: Về miền đỗ quyên rực rỡ

Lễ hội PuTaLeng tại Lai Châu: Về miền đỗ quyên rực rỡ

Du lịch - Minh Nhật - 12 phút trước
Tối 21/3, Lễ hội PuTaLeng huyện Tam Đường lần thứ II, năm 2025 với chủ đề “Về miền đỗ quyên rực rỡ” đã khai mạc tại hồ Mường Lự, huyện Tam Đường (tỉnh Lai Châu).
Gia Lai: Xử phạt 42,5 triệu đồng đối với

Gia Lai: Xử phạt 42,5 triệu đồng đối với "Thần y" khám - chữa bệnh

Tin tức - Ngọc Thu - 57 phút trước
UBND huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với ông Nguyễn Văn Kiên (SN 1985, trú tại thôn 3, xã Hải Yang, huyện Đak Đoa) với số tiền 42,5 triệu đồng với hành vi sử dụng hình thức mê tín trong khám - chữa bệnh và hành vi khám - chữa bệnh khi chưa được cấp chứng chỉ hành nghề.
Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum

Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 22/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Rực rỡ sắc màu thổ cẩm Na Hang. Kiệt tác nhà thờ gỗ hơn 100 tuổi ở Kon Tum. Nữ cán bộ tận tâm với bon làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười

Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 21/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Chợ Phong Lưu Khâu Vai năm 2025. Đẹp hoang sơ Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười. “Giữ lửa” tiếng Tày cho học sinh vùng cao. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho xã Giục Tượng

Bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho xã Giục Tượng

Tin tức - Thái Phi - 1 giờ trước
Vừa qua, tại Nhà văn hóa ấp Tân Hưng, xã Giục Tượng, huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Kiên Giang phối hợp với UBND xã Giục Tượng tổ chức lễ bàn giao bộ nhạc cụ ngũ âm cho Đội văn nghệ truyền thống dân tộc Khmer ấp Tân Hưng.
Hơn 15ha rừng ở Tuyên Quang bị cháy, hàng nghìn người đang dập lửa - Cảnh báo hỏa hoạn và nguy cơ cháy rừng

Hơn 15ha rừng ở Tuyên Quang bị cháy, hàng nghìn người đang dập lửa - Cảnh báo hỏa hoạn và nguy cơ cháy rừng

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Tính đến hiện tại, đám cháy rừng xảy ra ở Tuyên Quang chưa được dập tắt hoàn toàn. Sơ bộ đã có trên 15ha rừng bị cháy.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam

Giáo hội Phật giáo Việt Nam: Nhiều nội dung quan trọng được triển khai tại Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam

Dân tộc - Tôn giáo - H. Diệu - N. Tâm - 1 giờ trước
Ngày 21-3, tại TP. Hồ Chí Minh, Văn phòng Ban Thường trực Giáo hội Phật giáo Việt Nam( GHPGVN), Hội đồng Trị sự phía Nam - Thiền viện Quảng Đức, tổ chức Hội nghị sinh hoạt Giáo hội của các tỉnh thành phía Nam. Tham dự và minh chứng có các Trưởng lão hòa thượng: Thích Thiện Nhơn, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự kiêm Trưởng ban Tăng sự Trung ương GHPGVN; Tăng Nô, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh; Thích Như Niệm, Phó Thư ký Hội đồng Chứng minh; Thích Thiện Pháp, Ủy viên Thường trực Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng các chư vị Trưởng lão Hòa thượng Ủy viên Thường trực, Thành viên Hội đồng Chứng minh; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, cùng chư vị Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự; sự tham dự của chư tôn đức Hội đồng Trị sự, Ban, Viện T.Ư, 34 tỉnh, thành phía Nam.
Ninh Thuận: Công bố xã Thành Hải đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Ninh Thuận: Công bố xã Thành Hải đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Tối 21/3, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức Lễ công bố và trao quyết định xã Thành Hải đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu về lĩnh vực Giáo dục- Y tế năm 2024. Đây là xã đầu tiên có đồng bào Chăm sinh sống của tỉnh Ninh Thuận đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đến dự có các ông, bà: Trần Minh Lực, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Châu Thị Thanh Hà, Bí thư Thành ủy Phan Rang- Tháp Chàm và lãnh đạo các sở ngành trên địa bàn tỉnh.
PC Kon Tum tổ chức sự kiện đạp xe hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025

PC Kon Tum tổ chức sự kiện đạp xe hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025

Trang địa phương - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Sáng 22/3, Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Kon Tum tổ chức sự kiện đạp xe diễu hành hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất năm 2025.