Thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu tổ chức Chương trình biểu diễn nghệ thuật trình diễn dân gian, ngữ văn dân gian dân tộc Si La tại huyện Mường Tè và dân tộc Mảng tại huyện Nậm Nhùn năm 2024.
Dân tộc Mảng là một trong 14 dân tộc thiểu số (DTTS) có số dân dưới 10.000 người và chỉ sinh sống duy nhất tại tỉnh Lai Châu, với gần 6.000 người, chủ yếu tại các huyện biên giới Nậm Nhùn, Sìn Hồ và Mường Tè. Thực hiện Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lai Châu đã, đang phục dựng, bảo tồn nhiều nét đẹp văn hóa của các DTTS nói chung, , dân tộc Mảng nói riêng.
Nậm Nghẹ từng được biết đến là bản khó khăn của xã Hua Bum, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu. Dân cư trên địa bàn hầu hết là đồng bào dân tộc Mảng, trình độ dân trí còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo cao. Tuy nhiên, những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh Lai Châu trong việc triển khai hiệu quả các chương trình dự án chính sách dân tộc; nhất là những chính sách đặc thù nhằm phát triển đồng bào dân tộc rất ít người, cuộc sống của đồng bào Mảng, cũng như diện mạo cơ sở hạ tầng của bản Nậm Nghẹ hôm nay đang từng bước thay đổi.
Những năm gần đây, nhiều đảng viên dân tộc Mảng ở xã Nậm Pì, huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã nêu cao vai trò, trách nhiệm, là hạt nhân trong việc phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Từ đó, giúp đồng bào dân tộc Mảng từng bước vươn lên, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nếp sống mới.
Giáo dục -
Trọng Bảo -
10:46, 13/12/2021 Nậm Nhùn là huyện đầu tiên trong tỉnh Lai Châu xây dựng, thực hiện đề án cho riêng một nhóm học sinh thuộc vùng dân tộc đặc biệt khó khăn. Cụ thể là Đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh cấp THCS người dân tộc Mảng giai đoạn 2019 - 2025”. Sau 2 năm triển khai Đề án trên địa bàn, bước đầu cho thấy chất lượng giáo dục đã có những chuyển biết tích cực...
Media -
Hồng Phúc - Việt Hùng -
22:15, 21/04/2023 Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người tại Việt Nam. Theo số liệu Điều tra 53 DTTS năm 2019, dân tộc Mảng có 4.650 người. Người Mảng còn có tên gọi khác: Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O. Cộng đồng người Mảng sinh sống ở thượng nguồn sông Đà thuộc các tỉnh Lai Châu, Điện Biên.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
10:11, 23/12/2019 Dân tộc Mảng là dân tộc ít người, có đời sống đặc biệt khó khăn ở huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) với khoảng 650 hộ, gần 3.200 nhân khẩu, sinh sống tập trung ở 14 bản thuộc 5 xã Nậm Ban, Nậm Pì, Hua Bum, Nậm Hàng và Trung Chải.
Dịch vụ thông tin là 1 trong 6 dịch vụ xã hội cơ bản trong chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022 - 2025 theo Điều 3, Nghị định số 07/2021/NĐ-CP của Chính phủ. Tuy nhiên, công tác này còn rất nhiều rào cản do cách tiếp cận, địa hình, nhận thức của người dân… Để tăng khả năng tiếp cận và sử dụng thông tin Nhà nước cần những giải pháp mạnh mẽ cũng như sự chung tay của toàn xã hội.
Từ năm 2019 đến nay, dân số của đồng bào dân tộc Mảng đã có sự gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo cao, các điều kiện sinh hoạt cơ bản còn thiếu thốn cùng với một số hủ tục còn tồn tại khiến mục tiêu nâng cao chất lượng dân số của dân tộc Mảng gặp rất nhiều khó khăn.
Dân tộc Mảng ở Lai Châu hiện sinh sống chủ yếu tại hai huyện biên giới Mường Tè và Nậm Nhùn, với dân số gần 5.700 người. Là một trong những dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước, nhiều năm qua, đồng bào dân tộc Mảng đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng do phong tục tập quán còn lạc hậu, cộng với các tệ nạn xã hội, nên nhiều năm trôi qua, cuộc sống của đồng bào Mảng vẫn chưa thoát được đói nghèo.
Dân tộc Mảng là 1 trong 16 dân tộc rất ít người của nước ta, sống tập trung chủ yếu ở thượng nguồn sông Đà thuộc khu vực biên giới tỉnh Lai Châu. Những năm qua, đồng bào dân tộc Mảng luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư, chăm lo với nhiều chế độ, chính sách ưu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù là dân tộc ít người sống ở vùng xa, vùng sâu, giao thông cách trở, thiếu vốn, thiếu thông tin, tập quán du canh, du cư, công tác xóa đói, giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc Mảng đang gặp nhiều khó khăn và thách thức.