Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn kho tàng văn hóa đặc sắc của dân tộc Mảng tại huyện Nậm Nhùn (Lai Châu)

Thảo Khánh - 18:55, 22/12/2024

Dân tộc Mảng lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống đa dạng và đặc sắc, phản ánh đậm nét đời sống văn hoá, tín ngưỡng. Thông qua chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu, nhiều nét văn hóa tốt đẹp của đồng bào Mảng đã, đang được phục dựng, bảo tồn và lan tỏa, qua đó góp phần ổn định và phát triển đời sống tinh thần cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.

Đội văn nghệ bản Huổi Van biểu diễn tại chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024
Đội văn nghệ bản Huổi Van biểu diễn tại chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024

Dân tộc Mảng nằm trong 14 dân tộc có số dân dưới 10.000 người. Lai Châu là tỉnh có đông đảo người dân tộc Mảng sinh sống nhất, với hơn 6.000 người, sinh sống chủ yếu tại các huyện biên giới Nậm Nhùn, Sìn Hồ và Mường Tè.

Người Mảng có nền văn hóa rực rỡ với tiếng hát “Xoỏng” ngân vang, hòa quyện cùng âm thanh đàn một dây, khèn, sáo. Âm nhạc và điệu múa không chỉ để giải trí mà còn là linh hồn văn hóa, thể hiện tình yêu cuộc sống và sự gắn bó với đất mẹ.

Lễ hội Mừng lúa mới sau mỗi mùa thu hoạch, là dịp tri ân đất trời, thể hiện qua những bó lúa đẹp nhất được chọn làm lễ vật cùng lời khấn nguyện gửi đến thần linh.

Lễ hội được tổ chức sau mỗi mùa thu hoạch, là biểu tượng của tín ngưỡng nông nghiệp, nhằm tri ân đất trời và cầu mong mùa màng bội thu, như lời nhắc nhở về trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ nguồn sống. 

Lễ vào nhà mới, diễn ra khi gia chủ hoàn thiện ngôi nhà mới có sự tham gia của cả cộng đồng, cùng dâng lễ vật như gạo, thịt và rượu lên các đấng bậc siêu nhiên, để cầu mong sự bảo hộ và bình an. Đây không chỉ là nghi thức tâm linh mà còn là dịp để bày tỏ lòng biết ơn với tổ tiên và thiên nhiên. 

Âm nhạc và nghệ thuật biểu diễn của người Mảng là sợi dây kết nối các thế hệ. Tiếng sáo dài hay còn gọi là "Lờ lầm"- một loại nhạc cụ độc đáo của đồng bào dân tộc Mảng và điệu múa truyền thống không chỉ là công cụ giải trí mà còn là linh hồn của văn hóa, thấm đẫm tình yêu cuộc sống và lòng biết ơn thiên nhiên. 

Phụ nữ Mảng nổi bật với tài đan lát tinh xảo, tạo ra những sản phẩm thủ công tinh xảo vừa hữu dụng vừa mang tính thẩm mỹ cao. Trang phục truyền thống, với họa tiết giản dị nhưng tinh tế, phản ánh vẻ đẹp mộc mạc và nhân văn.

Việc gìn giữ, bảo tồn Lễ hội “Mừng lúa mới” là một trong những hoạt động thuộc Dự án 9 "Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn" (Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030).

Tại bản Huổi Van, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn là nơi có đa số đồng bào Mảng sinh sống. Thời gian qua, địa phương đã tuyên truyền thông qua hình thức phát tờ rơi các thông tin về Lễ “Mừng lúa mới”, trưng bày hình ảnh có nội dung về quá trình chuẩn bị cho Lễ hội "Mừng lúa mới"; tiến trình Nghi lễ “Gọi hồn lúa”, để mang lúa về nhà; 

Những sản phẩm độc đáo làm từ mây tre của đồng bào dân tộc Mảng tại bản Huổi Van, xã Nậm Hàng
Những sản phẩm độc đáo làm từ mây tre của đồng bào dân tộc Mảng tại bản Huổi Van, xã Nậm Hàng

Ông Phường Văn Ơn,Trưởng ban Công tác Mặt trận bản Huổi Van, xã Nậm Hàng, huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu, chia sẻ: Việc tổ chức Lễ "Mừng lúa mới" tùy theo khả năng của từng bản. Nếu như năm nào, vụ mùa đạt sản lượng cao thì làng tổ chức lễ quy mô lớn và ngược lại, mất mùa thì chỉ tổ chức nhỏ. Tuy nhiên, Lễ "Mừng lúa mới" đều có sự tham gia đóng góp của dân làng trong bản, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó cộng đồng. Đây là hoạt động văn hoá rất ý nghĩa thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc và cần được tiếp tục gìn giữ phát huy và bảo tồn.

Ông Hà Văn Ruệ, Trưởng phòng Văn hoá và Thông tin huyện Nậm Nhùn, khẳng định: Thông qua chương trình giúp người dân tộc Mảng nói riêng và đồng bào DTTS trên địa bàn nói chung trang bị được các kiến thức về văn hoá truyền thống, giúp họ hiểu được ý nghĩa vai trò cũng như tầm quan trọng của Lễ hội “Mừng lúa mới”, từ đó ngày càng có ý thức trong việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

Lễ "Mừng lúa mới" được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, không sâu bệnh phá hoại, chim, sóc, thú rừng phá, mùa màng mới được bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác. Lễ hội diễn ra sau khi đã thu hoạch, đây là một những nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Mảng vẫn được lưu giữ theo truyền thống của đồng bào dân tộc.

Hiện nay, mặc dù phải đối mặt với nhiều thách thức như giao thông cách trở, sự mai một ngôn ngữ và ảnh hưởng của văn hóa hiện đại, người Mảng vẫn kiên trì giữ gìn các giá trị truyền thống. Những phong tục, nghi lễ, tri thức dân gian được truyền qua các thế hệ, như nhịp cầu văn hóa kết nối quá khứ và tương lai, giúp bảo tồn văn hóa dân tộc Mảng.

Bản sắc văn hóa Mảng như bông hoa rừng giản dị nhưng kiêu hãnh giữa núi rừng Tây Bắc, xứng đáng được bảo vệ và phát huy. Đây không chỉ là tài sản của riêng dân tộc Mảng, mà còn là một phần di sản văn hóa quý báu của đất nước, góp phần làm rạng rỡ bức tranh nhiều sắc màu của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lai Châu: Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Lai Châu: Đặc sắc nghệ thuật sáng tạo trên trang phục truyền thống của dân tộc Mảng ở Nậm Nhùn

Đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) có trên 6.000 người người sinh sống tập trung ở 15 bản tại 5 xã. Bên cạnh giữ gìn nét đẹp bản sắc văn hóa truyền thống như tiếng nói, lễ hội, dân ca, dân vũ..., thì bộ trang phục truyền thống của dân tộc Mảng cũng là một di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, nghệ thuật tạo hình trên trang phục chứa đựng tinh hoa, sáng tạo nghệ thuật của dân tộc. Việc bảo tồn phát huy giá trị trang phục truyền thống dân tộc Mảng đang được các cấp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên ngành chú trọng bảo tồn bằng nhiều giải pháp thiết thực...
Tin nổi bật trang chủ
Hồi sinh Di tích quốc gia Hải Vân Quan

Hồi sinh Di tích quốc gia Hải Vân Quan

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 23/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Hồi sinh Di tích quốc gia Hải Vân Quan. Nghề nuôi ong lấy mật ở Thanh Thịnh. Những điểm đến không thể bỏ lỡ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Các tỉnh từ Phú Yên đến Cà Mau khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10

Các tỉnh từ Phú Yên đến Cà Mau khẩn cấp triển khai các biện pháp ứng phó bão số 10

Tin tức - Tào Đạt - 2 giờ trước
Để chủ động ứng phó với bão số 10 Pabuk, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có công điện gửi các tỉnh, thành ven biển từ Phú Yên đến Cà Mau.
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ Việt Nam trong năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 2 giờ trước
10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật năm 2024 nằm trong các lĩnh vực được bình chọn gồm: Cơ chế chính sách; Khoa học, công nghệ ứng dụng; Khoa học xã hội và nhân văn; Tôn vinh nhà khoa học…
Hà Nội, Huế lọt top 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới

Hà Nội, Huế lọt top 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới

Ẩm thực - Minh Nhật - 3 giờ trước
Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa công bố danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới năm 2024. Việt Nam có Huế và Hà Nội lọt danh sách này.
Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk bồi dưỡng kiến thức cho Người có uy tín

Người có uy tín - Lê Hường - 3 giờ trước
Ngày 23/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức hai Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Đắk Lắk năm 2024.
Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Đưa dân vũ vào đời sống đương đại

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Ủy ban Dân tộc gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long

Công tác Dân tộc - Hoàng Quý - 3 giờ trước
Chiều 23/12, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Vĩnh Long nhân dịp đoàn có chuyến công tác đến Thủ đô Hà Nội. Đoàn gồm 11 đại biểu Người có uy tín, do ông Thạch Dương, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Kết hợp Đông-Tây y đem lại hiệu quả cao trong phòng chống đột quỵ não

Kết hợp Đông-Tây y đem lại hiệu quả cao trong phòng chống đột quỵ não

Sức khỏe - Mnh Nhật - 3 giờ trước
Với những phương pháp điều trị đa dạng và kinh nghiệm lâu đời, y học cổ truyền không chỉ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh mà còn có thể hỗ trợ tích cực trong quá trình phục hồi chức năng cho người bệnh đột quỵ não.
Sóc Trăng: Sáng tạo các hình thức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho học sinh, giáo viên và Nhân dân khu vực biên giới biển

Sóc Trăng: Sáng tạo các hình thức tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho học sinh, giáo viên và Nhân dân khu vực biên giới biển

Tin tức - Văn Long - Minh Triết - 3 giờ trước
Ngày 23/12, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Trường Trung học cơ sở , Trung học Phổ thông Lai Hòa và Uỷ ban Nhân dân P. 2, thị xã Vĩnh Châu tổ chức các hoạt động tuyên truyền Luật Biên phòng Việt Nam cho giáo viên, học sinh và cán bộ, Nhân dân khu vực biên giới biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.
Liên kết sản xuất – chìa khoá thoát nghèo ở Sơn Dương

Liên kết sản xuất – chìa khoá thoát nghèo ở Sơn Dương

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Những năm qua, Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, nòng cốt là hợp tác xã (HTX) có đa ngành nghề, lĩnh vực, trong đó ưu tiên xây dựng các mô hình HTX nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, gắn với sản phẩm chủ lực của địa phương, chương trình OCOP. Các HTX đã và đang phát huy hiệu quả trong việc tập trung, khai thác, sử dụng các nguồn lực sẵn có tại địa phương, đóng góp tích cực vào giảm nghèo bền vững.
Bình Gia: 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi

Bình Gia: 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi

Tin tức - MInh Anh - 3 giờ trước
Để giúp người dân nghèo có vốn để phát triển sản xuất, UBND huyện Bình Gia đã chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân tiếp cận được các nguồn vốn ưu đãi, nhất là vốn vay từ Ngân hàng Chính sách xã hộị. Theo đó, đã 1.686 lượt người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn ưu đãi