Kinh tế -
Thảo Khánh -
10:45, 23/12/2024 Những năm gần đây, ở một số địa phương trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện những mô hình phát triển kinh tế từ nuôi động vật hoang có nguồn gốc hợp pháp. Các mô hình đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ gia đình.
Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn Lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024 tại xã Nậm Ban.
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) và các nguồn lực đầu tư khác, huyện Ia H’Drai (Kon Tum) đã triển khai thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các DTTS trên địa bàn huyện.
Dân tộc Chơ Ro cư trú lâu đời ở vùng núi thấp thuộc tỉnh Ðồng Nai và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Do sinh sống gần kề hoặc đan xen với một số dân tộc khác nên nhiều nét văn hóa truyền thống của người Chơ Ro đã bị mai một. Tuy nhiên, hiện nay một số di sản văn hóa phi vật thể, các phong tục, tập quán, lễ hội truyền thống đã được ngành Văn hóa, chính quyền địa phương cùng người dân phục dựng lại, phát huy trong đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.
Nhằm hướng đến mục tiêu chung là gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống và phát huy các nét đẹp văn hóa cho các thế hệ tương lai, đồng bào dân tộc Mảng trên địa bàn huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã cùng các cấp, các ngành tích cực triển khai nhiều hoạt động.
Media -
Thúy Hồng - Tuấn Ninh -
19:24, 25/12/2024 Bình Gia là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa của tỉnh Lạng Sơn. Với nhiều di tích, danh thắng cùng với sự đa dạng về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, huyện Bình Gia đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch. Với nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch , Bình Gia đã khẳng định thương hiệu, dần xây dựng được hình ảnh trong lòng du khách gần xa, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của văn hóa, trong những năm qua cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc, trong đó đặc biệt quan tâm việc tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn Lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng.
Media -
BDT -
20:00, 18/11/2024 Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024. Phát hiện loài thực vật mới tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Nghệ nhân Sình ca thôn Giếng Đõ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Media -
BDT -
17:00, 26/10/2024 Tiếng nói và chữ viết là một trong những yếu tố quan trọng làm nên bản sắc văn hóa của mỗi tộc người. Tuy nhiên, trong giai đoạn hội nhập và phát triển hiện nay, nhiều tiếng nói, chữ viết của các DTTS đang có nguy cơ bị mai một, bởi vậy việc bảo tồn, gìn giữ sự đa dạng về tiếng nói, chữ viết trong đời sống cộng đồng là vấn đề cấp thiết.
11 huyện miền núi ở Nghệ An có không gian văn hóa đậm đà bản sắc. Di sản văn hóa phi vật thể nơi ấy rất phong phú về số lượng và đa dạng về loại hình. Tuy nhiên, công tác kiểm đếm, kiểm kê đang gặp những bất cập nhất định; là thách thức không nhỏ ảnh hưởng đến quá trình bảo tồn, phục dựng và phát triển. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến thực hiện Dự án 6, Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 về "Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch" cần phải nỗ lực rất lớn thì mới có hiệu quả.
Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Sơn La đã và đang triển khai phục dựng, phát triển các trò chơi dân gian của đồng bào DTTS. Điều này góp phần không nhỏ để bảo tồn nét đẹp văn hóa của dân tộc trong nhịp sống hiện đại, khuyến khích phong trào luyện tập và thi đấu thể dục thể thao trong Nhân dân.
Xã hội -
T.Nhân-H.Trường -
05:38, 31/12/2024 Chiều 30/12, Sở Văn hóa - Thể thao tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Dân tộc Mảng lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống đa dạng và đặc sắc, phản ánh đậm nét đời sống văn hoá, tín ngưỡng. Thông qua chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Lai Châu, nhiều nét văn hóa tốt đẹp của đồng bào Mảng đã, đang được phục dựng, bảo tồn và lan tỏa, qua đó góp phần ổn định và phát triển đời sống tinh thần cho người dân, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển.
Vừa qua, Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) tổ chức Chương trình tuyên truyền phục vụ công tác bảo tồn Lễ hội "Mừng lúa mới" (Chi lê xã sả lảm mể) dân tộc Mảng, huyện Nậm Nhùn năm 2024 tại xã Nậm Pì.
Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS; coi đây là một trong những yếu tố quan trọng, góp phần gắn kết cộng đồng và phát triển kinh tế tăng thu nhập cho người dân từ du lịch. Do vậy, nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo động lực để Bắc Kạn hiện thực hóa điều này.
Media -
BDT -
17:00, 24/08/2024 Nhà trình tường hay nhiều người vẫn gọi là “lâu đài đất” là công trình kiến trúc rất phổ biến của một số đồng bào DTTS như: Hà Nhì, Mông, Dao, Tày… ở miền núi phía Bắc. Đó là những ngôi nhà được làm bằng đất, thích nghi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở miền núi, vùng cao, có khả năng “điều hòa” không khí rất tốt, mát mẻ vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Tuy nhiên, những “lâu đài đất” đang dần mất đi trong tiếc nuối. Mai này, có còn những “lâu đài đất” là câu hỏi còn nhiều trăn trở. Cần có giải pháp cấp bách để bảo tồn công trình nhà ở độc đáo này. Chương trình Vấn đề -sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển tuần này sẽ bàn về vấn đề: Bảo tồn những “lâu đài đất” bằng cách nào?
Sự khéo léo, tỉ mỉ và vai trò quan trọng của người phụ nữ Dao Tiền trong việc bảo tồn và truyền dạy những tập tục tốt đẹp của dân tộc mình, góp phần tạo nên nét đặc sắc, đa dạng của 54 dân tộc anh em trên đất nước Việt Nam. Không chỉ dừng lại ở việc bảo tồn, phụ nữ Dao Tiền đã dần từng bước tìm được hướng phát triển sinh kế dựa vào phát triển Homestay và tạo cơ hội trải nghiệm kỹ thuật vẽ hoa văn sáp ong cho du khách khi dừng chân tại xóm Hoài Khai, xã Quang Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Dưới chân núi Lang Biang huyền thoại, người đàn ông dân tộc Cơ Ho - Dagout Brice Liêm chọn cho mình một lối đi riêng trong việc bảo tồn văn hóa dân tộc. Những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Cơ Ho được tái hiện một cách chân thực, sinh động, lôi cuốn người thưởng lãm trong căn nhà sàn truyền thống do Dagout Brice Liêm dày công tạo dựng.
Sắc màu 54 -
Tuyết Mai-Thúy Hồng -
22:59, 09/10/2024 Lạng Sơn – miền đất địa đầu phía Bắc của Tổ quốc hiện còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa đặc sắc, trong đó, có Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ diễn ra vào tháng Giêng hằng năm. Năm 2015, Lễ hội đền Kỳ Cùng – Tả Phủ đã được đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa độc đáo này, từng bước nâng tầm giá trị di sản, những năm qua, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã có nhiều giải pháp tích cực.