Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chiêm Hóa (Tuyên Quang) nỗ lực bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc

Thảo Khánh - 7 giờ trước

Những năm qua, huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên Quang) đã đặc biệt quan tâm đến việc bảo tồn phát huy các giá trị văn hoá, qua đó góp phần gìn giữ, tạo môi trường bổ ích, ý nghĩa để nhằm phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc trên địa bàn.

Chị em dân tộc Dao ở Tân Cường (xã Tân An, huyện Chiêm Hóa) tỉ mỉ se từng sợi chỉ để thêu, chấm sáp ong trên vải
Chị em dân tộc Dao ở Tân Cường (xã Tân An, huyện Chiêm Hóa) tỉ mỉ se từng sợi chỉ để thêu, chấm sáp ong trên vải

Chiêm Hoá là huyện miền núi cách trung tâm tỉnh Tuyên Quang gần 70km. Huyện có tỷ lệ người DTTS chiếm trên 80 % dân số của huyện, trong đó tỷ lệ hộ nghèo chiếm 19,8% và tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 10,7%.

Huyện Chiêm Hóa có 18 dân tộc anh em, gồm các dân tộc, như: Kinh, Tày, Dao, Hmông, Nùng, Hoa, Pà Thẻn, Mường, Sán Dìu, Sán Chỉ, Thái, Thủy.. Mỗi dân tộc đều có những nét văn hóa riêng biệt đã tạo nên một bức tranh đa màu sắc. Nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc, UBND huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng triển khai đa dạng các hoạt động nhằm lưu giữ, trao truyền và phát huy các giá trị trong cuộc sống của đồng bào.

Triển khai Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN), huyện Chiêm Hoá đã được đầu tư trên 4,7 tỷ đồng, để thực hiện các chương trình khôi phục, bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa truyền thống DTTS có dân số ít người.

Huyện đã ban hành QĐ số 461/QĐ-UBND, ngày 10/7/2024 về phê duyệt giao dự toán kinh phí năm 2024, tổ chức 2 lớp học tiếng Pà Thẻn, mở lớp dạy nghi lễ cũng nhảy lửa và triển khai xây dựng 1 điểm cụm Pa nô. Xây dựng 2 mô hình văn hóa truyền thống các DTTS, mô hình di sản kết nối với các hành trình du lịch với kinh phí 700 triệu đồng.

Các đại biểu dự lớp truyền dạy dân ca, dân vũ dân tộc Pà Thẻn, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang
Các đại biểu dự lớp truyền dạy dân ca, dân vũ dân tộc Pà Thẻn, xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, tỉnh Tuyên Quang

Bên cạnh đó, huyện cũng lập dự toán và ban hành kế hoạch triển khai xây dựng mô hình ở xã Tân An, xây dựng 6 câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN với kinh phí 1,2 tỷ đồng. Hỗ trợ hoạt động cho 13 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS&MN; Hỗ trợ đầu tư xây dựng điểm đến du lịch tiêu biểu; đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa và thể thao tại các thôn tại 3 xã.

Có dịp ghé thăm xã Linh Phú, huyện Chiêm Hoá, đây là nơi đa số người dân tộc Pà Thẻn sinh sống với 62 hộ và 279 khẩu tại 2 thôn Khuổi Hóp và Nà Luông. Người dân tộc Pà Thẻn ở đây còn bảo tồn được nhiều nét văn hoá truyền thống đặc sắc có sức hấp dẫn, thu hút du khách đến với mảnh đất giàu tiềm năng về du lịch lịch sử, văn hoá và sinh thái. Để gìn giữ văn hoá và truyền thống của người Pà Thẻn, huyện Chiêm Hoá đã tổ chức lớp học tiếng Pà Thẻn theo hình thức truyền khẩu tại Nhà văn hóa thôn Khuổi Hóp và lớp truyền dạy Văn nghệ. Tất cả học viên tham gia các lớp học đều là con em người dân tộc Pà Thẻn hiện đang sinh sống tại thôn Khuổi Hóp và thôn Lăng Luông, xã Linh Phú.

Sau thời gian 60 ngày đối với học tiếng và 40 ngày học lớp truyền dạy văn hóa, 2 lớp học đã hoàn thành chương trình giảng dạy, qua đó đã góp phần khôi phục, giữ gìn bảo tồn văn hóa truyền thống và phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc Pà Thẻn tại địa phương.

Còn tại thôn Lăng Quăng, xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá, thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”, huyện đã tổ chức thành lập 1 CLB văn hóa dân gian dân tộc Mông. CLB sinh hoạt mỗi tuần 1 buổi, tại đây, các bạn trẻ sẽ được tìm hiểu về những nét độc đáo trong văn hóa dân tộc mình, được nghệ nhân truyền dạy cho các làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc của dân tộc Mông, đặc biệt là nghệ thuật múa khèn…

Những họa tiết đặc sắc của người Dao tiền được thêu, chấm sáp ong rất công phu và tỉ mỉ.
Những họa tiết đặc sắc của người Dao tiền được thêu, chấm sáp ong rất công phu và tỉ mỉ.

Anh Đào Văn Giàng, Chủ nhiệm CLB Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc Mông xã Tri Phú, huyện Chiêm Hoá chia sẻ: Hiện nay, CLB đã thu hút hơn 30 thành viên tham gia, các thành viên khi tham gia đã được nghệ nhân ưu tú Vàng Chá Thào, tỉnh Hà Giang và các giảng viên của tỉnh truyền dạy, hướng dẫn cách thức sinh hoạt CLB; biểu diễn, giao lưu; văn hoá dân gian dân tộc Mông, như: Thổi khèn, hát dân ca, múa ô, múa khèn…

Việc CLB duy trì hoạt động thường xuyên có ý nghĩa rất lớn, là nơi để cộng đồng người dân tộc Mông được giao lưu, gắn kết và cũng là nơi để họ được trao truyền cho thế hệ mai sau những nét đặc sắc trong văn hoá dân tộc mình. Cũng theo anh Đào Văn Giàng hiện nay, CLB đang hướng tới sẽ luyện tập một số tiết mục văn nghệ đặc sắc để tham gia giao lưu tại các Hội diễn văn hóa, văn nghệ ở địa phương, làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào.

Bà Lâm Thị Hồng Ngân, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Chiêm Hóa, cho biết: Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc gắn với phát triển du lịch tại địa phương đã góp phần phát huy tiềm năng lợi thế, mở ra cơ hội phát triển mới cho không chỉ người dân nơi đây mà còn góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương.

Thực tế cho thấy, chủ trương phát triển, nhân rộng các mô hình đội văn nghệ quần chúng, CLB văn hóa văn nghệ trên địa bàn huyện Chiêm Hoá đã và đang từng bước nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân và tạo môi trường thuận lợi để giữ gìn, bảo tồn những giá trị văn hóa văn nghệ truyền thống của các dân tộc.

Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các nội dung chương trình Dự án 6 Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS&MN.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Học viện Dân tộc cần tiếp tục khẳng định vị thế và nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng DTTS và miền núi”

“Học viện Dân tộc cần tiếp tục khẳng định vị thế và nỗ lực hơn nữa trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho vùng DTTS và miền núi”

Đó là phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông tại Lễ Khai giảng năm học mới 2024-2025 và Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 tại Học viện Dân tộc, tổ chức ngày 20/11. Tham dự Lễ Khai giảng có lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc; Ban Giám đốc, các thầy cô giáo, nhân viên, người lao động và các em sinh viên của Học viện Dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo, đặc biệt là giáo viên vùng đồng bào DTTS

Vấn đề phụ cấp ưu đãi nghề chưa đủ hấp dẫn, đặc biệt đối với nhà giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được nhiều đại biểu Quốc hội đưa ra trong phiên thảo luận về Luật Nhà giáo tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Các đại biểu cho rằng, cần quan tâm đến đời sống, thu nhập của nhà giáo để tháo gỡ những khó khăn trong công tác giáo dục đang tồn tại ở khu vực này.
Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Thành phố Hưng Yên thu ngân sách 9 tháng đầu năm 2024 đạt 2.083,756 tỷ đồng

Kinh tế - Xuân Hải - 4 giờ trước
Thời gian qua, bằng việc tập trung khai thác các tiềm năng, lợi thế có sẵn, tận dụng những ưu thế mới, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) chuyển mình mạnh mẽ và đang trở thành một thành phố năng động, hiện đại với kinh tế tăng trưởng tốt, diện mạo đô thị, nông thôn khởi sắc.
Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Xuất khẩu tăng trưởng mạnh những tháng cuối năm

Kinh tế - Minh Thu - 4 giờ trước
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2024, đến thời điểm này, nhiều doanh nghiệp (DN) đang tăng tốc sản xuất nhằm kịp thời gian giao hàng cho các đối tác trong dịp cuối năm. Mặt khác, các tập đoàn phân phối toàn cầu cũng gia tăng sự hiện diện tại Việt Nam để tìm kiếm đối tác cung ứng cho năm 2025.
Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng bài trên mạng xã hội

Xác thực tài khoản bằng số điện thoại mới được đăng bài trên mạng xã hội

Thời sự - Minh Thu - 4 giờ trước
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 147/2024 quy định biện pháp thi hành việc quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet, thông tin trên mạng đối với: Dịch vụ, tài nguyên internet; thông tin trên mạng; cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng viễn thông di động; giám sát thông tin và ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng.
Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hoàn thành 79 căn nhà theo Chương trình MTQG 1719

Thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái) hoàn thành 79 căn nhà theo Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Minh Thu - 4 giờ trước
Năm 2024 là năm đánh dấu mốc quan trọng trong hành trình xóa nhà dột nát, nhà tạm tại thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023 - 2025, khi thị xã đã nỗ lực quyết tâm và đã hoàn thành 100% kế hoạch của cả giai đoạn. Qua đó, giúp người nghèo, người yếu thế có thêm điểm tựa vươn lên trong cuộc sống.
Từ 1/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Từ 1/7/2025, đóng BHXH thiếu 6 tháng vẫn có thể được hưởng lương hưu

Xã hội - Minh Thu - 4 giờ trước
Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024, có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 quy định về tỷ lệ đóng BHXH. Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH bắt buộc, bao gồm: 3% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ ốm đau và thai sản; 22% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thủ tướng tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất Dominica

Thời sự - PV - 7 giờ trước
Chiều ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tiếp chương trình thăm chính thức Cộng hòa Dominica, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả thống nhất (MIU), Bộ trưởng Chính sách Hội nhập khu vực Cộng hòa Dominica.
Thanh Hóa: Giao lưu điển hình tiên tiến “Những đóa hoa miền sơn cước”

Thanh Hóa: Giao lưu điển hình tiên tiến “Những đóa hoa miền sơn cước”

Gương sáng - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Trước thềm Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024, tối 20/11, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa tổ chức chương trình truyền hình trực tiếp giao lưu, gặp gỡ điển hình tiên tiến các DTTS với chủ đề “Những đóa hoa miền sơn cước”.
Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Đồng bào Ba Na tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc

Tin tức - Quang Vinh - 7 giờ trước
Vào những ngày đầu Đông, khi tiết trời bắt đầu se lạnh, dưới mái nhà Rông sừng sững, đồng bào Ba Na ở khắp các thôn làng trên địa bàn thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum tưng bừng tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc.
Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách Xã hội

Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba thăm và làm việc với Ngân hàng Chính sách Xã hội

Tin tức - PV - 8 giờ trước
Ngày 20/11, Đoàn lãnh đạo cấp cao Ngân hàng Trung ương Cuba do bà Juanna Lilia Delgado Portal - Bộ trưởng, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Cuba làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH). Đi cùng đoàn có đại diện một số Bộ, ngành, Chủ tịch một số Ngân hàng tại Cuba; đại diện Đại sứ quán Cuba tại Việt Nam và đại diện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Video - Tuấn Ninh - Minh Đức - 8 giờ trước
Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.