Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Nam: Bảo tồn, phát huy văn hóa đồng bào DTTS gắn với du lịch

T.Nhân - H.Trường - 06:15, 12/11/2024

Từ việc triển khai Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang tạo ra động lực quan trọng để tỉnh Quảng Nam bảo tồn, phát huy hiệu quả các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Quảng Nam tổ chức phục dựng Lễ cưới của đồng bào Ve, huyện Nam Giang.
Quảng Nam tổ chức phục dựng Lễ cưới của đồng bào Ve (nhóm địa phương dân tộc Gié Triêng), huyện Nam Giang

Nỗ lực từ địa phương

Trong những năm gần đây, Chương trình MTQG 1719 đã và đang phát huy hiệu quả tại huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh việc đầu tư hữu hiệu vào các công trình, cải tạo sinh kế cho người dân, các cấp chính quyền địa phương cũng triển khai mạnh mẽ nguồn lực để bảo tồn, phát huy các giá trị tốt đẹp của cộng đồng các DTTS gắn với phát triển du lịch.

Hiện nay, hàng chục nghệ nhân ở các buôn làng người Cơ Tu đang miệt mài "giữ lửa" các nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, sưu tầm những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào mình để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch cộng đồng.

Với người dân địa phương, việc giữ gìn làng nghề truyền thống không chỉ có giá trị về kinh tế mà còn là giữ nét tinh hoa của cha ông để lại, góp phần hình thành các sản phẩm du lịch gắn với làng nghề.

Là Người có uy tín, nghệ nhân ở xã Sông Kôn, già Bhling Blóo (70 tuổi) đã có gần nửa đời người gắn với nghề đan lát truyền thống. Với ông, việc tạo ra những sản phẩm mây, tre độc đáo vừa góp phần lan tỏa hình ảnh văn hóa tốt đẹp của người Cơ Tu để phát triển du lịch, vừa để giữ gìn nét văn hóa tốt đẹp của cha ông để lại.

Nhiều chương trình bảo tồn các nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS gắn với du lịch được Quảng Nam quan tâm thực hiện.
Nhiều chương trình bảo tồn các nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS gắn với du lịch được tỉnh Quảng Nam quan tâm thực hiện

“Trong thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã có động thái hỗ trợ các nghệ nhân giữ nghề truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm để giới thiệu sản phẩm, kết nối du khách đến làng nghề, qua đó tạo thu nhập thêm cho người dân”, già Bhling Blóo chia sẻ.

Không chỉ gìn giữ nghề truyền thống, hiện nay, các huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam đang tập trung các nguồn lực, trong đó khai thác tốt Dự án 6 - Chương trình MTQG 1719 để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS gắn với phát triển du lịch. Nhờ đó, ở mỗi địa phương hiện nay đều có các làng, thôn du lịch gắn với nét đẹp văn hóa của đồng bào DTTS.

Sở VH-TT&DLL Quảng Nam tổ chức nhiều lớp dạy múa tântung dadá cho hàng trăm người.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam tổ chức nhiều lớp dạy múa tân tung dadá cho hàng trăm người dân

Đơn cử như tại Tây Giang, trong thời gian qua, chính quyền đã triển khai nâng cấp cải tạo Làng truyền thống Cơ Tu - Tây Giang, Làng Văn hoá – Du lịch cộng đồng thôn Pơr’ning (xã Lăng) và thôn Ta Lang (xã Bha Lêê); mua sắm và cấp bộ trống, chiêng cho các thôn ở 10 xã trên địa bàn huyện. Còn huyện Nam Giang triển khai hỗ trợ âm thanh, cồng chiêng cho các tổ dân phố, các thôn trên địa bàn huyện; tổ chức phục dựng nghi thức như Lễ Mừng lúa mới, Lễ cưới của đồng bào Cơ Tu; xây dựng kế hoạch sản xuất phim "Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS xã La Dêê"…

“Huyện Nam Trà My với đa số đồng bào Ca Dong, Xơ Đăng sinh sống với nhiều nét văn hóa độc đáo. Thực hiện bảo tồn, phát huy văn hóa đồng bào DTTS gắn với du lịch, trong năm nay, huyện đã tổ chức phục dựng Lễ Cúng máng nước của đồng bào Ca Dong ở các xã Trà Don, Trà Vinh. Ngoài ra, địa phương mở 3 lớp truyền dạy chỉnh chiêng, dạy đánh cồng chiêng cho hàng chục người; hỗ trợ thiết bị, trang phục truyền thống cho các thôn vùng DTTS”, ông Trần Văn Mẫn, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết.

Những tín hiệu tích cực

Ông Nguyễn Thanh Hồng, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) tỉnh Quảng Nam cho biết: Thời gian qua, ngành Văn hóa của tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai hiệu quả Quyết định số 800 của UBND Quảng Nam về Kế hoạch triển khai thực hiện Dự án 6 của Chương trình MTQG 1719 giai đoạn 2022 - 2025, bước đầu đã có những kết quả tích cực. Nhờ đó, các giá trị văn hóa tốt đẹp của vùng DTTS được bảo tồn, phát huy mạnh mẽ gắn với phát triển kinh tế - xã hội của các huyện miền núi nói riêng, trên toàn tỉnh nói chung.

Quảng Nam tập huấn biểu diễn cồng chiêng cho người dân ở Nam Giang.
Quảng Nam tập huấn biểu diễn cồng chiêng cho đồng bào DTTS ở huyện Nam Giang

Theo đó, trong giai đoạn 2023 - 2024, ngành Văn hóa của tỉnh đã tổ chức hàng chục buổi tập huấn, truyền dạy nghề như dệt thổ cẩm, đan lát cho hàng trăm người ở các huyện Đông Giang, Nam Giang, Nam Trà My… Đồng thời, hướng dẫn chính quyền địa phương tổ chức các hội nghị tập huấn, thành lập câu lạc bộ truyền dạy chỉnh chiêng, biểu diễn cồng chiêng và nhạc cụ dân tộc truyền thống cho người dân. Nhờ đó, các làng nghề truyền thống được giữ gìn và phát huy, các câu lạc bộ trình diễn nhạc cụ truyền thống được hình thành, sẵn sàng phục vụ cho du khách ở các điểm du lịch.

Ngoài ra, trong thời gian qua, Sở VH-TT&DL tỉnh cũng tiến hành khảo sát, kiểm kê, sưu tầm, ghi âm, ghi hình đối với nhạc cụ đinh tút của đồng bào Gié Triêng (nhóm Tà Riềng) trên địa bàn huyện Nam Giang; khảo sát nghệ thuật điêu khắc gỗ của đồng bào Cơ Tu ở các huyện Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang; tổ chức tập huấn và tổ chức giải thi đấu bắn ná - bắn nỏ truyền thống tại huyện Phước Sơn; khảo sát thực trạng nhà làng truyền thống tại vùng  DTTS và miền núi.

Tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong tại huyện Hiệp Đức.
Tái hiện Lễ mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong tại huyện Hiệp Đức

Việc phục dựng, tái hiện các nghi thức, lễ hội tốt đẹp của các đồng bào DTTS cũng được các cấp, sở, ngành ở Quảng Nam đặc biệt quan tâm. Trong 2 năm qua, từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719, Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Nam đã phối hợp với Ban Dân tộc và các đơn vị liên quan tổ chức phục dựng, tái hiện Lễ cưới truyền thống của dân tộc Gié Triêng (nhóm Ve) tại xã Đắc Pre (huyện Nam Giang); Lễ mừng lúa mới của đồng bào Ca Dong tại xã Phước Gia (huyện Hiệp Đức).

Không những thế, tỉnh Quảng Nam còn dành nhiều nguồn lực để thực hiện các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch tại các huyện miền núi như ở Đông Giang, Nam Giang và Tây Giang; xây dựng các chương trình truyền thông vùng DTTS và miền núi của tỉnh. Địa phương cũng triển khai hỗ trợ mua mới tủ sách cộng đồng cho các xã thuộc các huyện trong phạm vi Dự án 6. Đồng thời kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Dự án 6 năm 2022 và năm 2023 tại các huyện Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Bắc Trà My, Phước Sơn, Hiệp Đức….

Sở VH-TT&DL Quảng Nam mở các lớp truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho người dân.
Sở VH-TT&DL Quảng Nam mở các lớp truyền dạy nhạc cụ dân tộc cho người dân

“Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa có hiệu quả đã góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên sự phong phú, đa dạng về đời sống tinh thần của đồng bào các DTTS. Nhờ vào các chính sách bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa mà tính tự quản, ý thức cội nguồn, đoàn kết cộng đồng của các DTTS trên địa bàn tỉnh ngày càng được duy trì và phát huy”, ông Hồng cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Tin nổi bật trang chủ
Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Chuyển đổi số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Quảng Ninh: Hành trình đầy trở ngại (Bài 1)

Công tác Dân tộc - Mỹ Dung - Hà Linh - 19:57, 13/11/2024
Vượt qua nhiều khó khăn, các địa phương miền núi tỉnh Quảng Ninh đang từng bước chinh phục con đường chuyển đổi số đầy trở ngại. Những thành quả bước đầu trong xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, thúc đẩy xã hội số không chỉ góp phần quan trọng nâng tầm lĩnh vực công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh, mà còn đẩy nhanh tiến trình phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi, nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn.
Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Ủy ban MTTQ tỉnh Thái Nguyên phân bổ trên 7 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng, sửa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 19:46, 13/11/2024
Những năm qua, phong trào xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn luôn được Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) tỉnh Thái Nguyên quan tâm. Từ phong trào này, đã có hàng trăm ngôi nhà được xây dựng, giúp không ít người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn có nơi ở ổn định, yên tâm để tập trung làm việc, góp phần đổi thay cuộc sống.
Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Sớm giải quyết bất đồng giữa phụ huynh và nhà trường để đưa trẻ trở lại lớp học

Media - Trọng Bảo - 19:44, 13/11/2024
Những ngày vừa qua, nhiều phụ huynh có con em đang học tại Trường Mầm non Hoa Sen, xã Bảo Hà, huyện bảo Yên, tỉnh Lào Cai tỏ ra bức xúc. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh không đồng thuận trong việc chọn nhà cung cấp thực phẩm của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức bữa ăn bán trú bị gián đoạn, nên nhiều phụ huynh có con học tại trường đã cho trẻ nghỉ học.
Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 19:37, 13/11/2024
Đoàn công tác tỉnh Lào Cai do ông Lý Seo Vảng - Phó Trưởng Ban cùng công chức Ban Dân tộc và đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Lào Cai vừa có chuyến công tác, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Bắc Giang.
Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Mùa cỏ hồng Đà Lạt

Du lịch - Hà Hữu Nết - 19:37, 13/11/2024
Mùa mưa, cỏ hồng ken dày như thảm nhung xanh khổng lồ, mùa khô hồng rực như làn môi thiếu nữ. Truyện kể ngày xưa, cảm kích trước tình yêu bất diệt của KaHồng, sau khi qua đời K’Sương biến thành hạt sương, hằng đêm vương trên cỏ hồng như lời xin lỗi khôn nguôi.
Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 12/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tối 16/11 sẽ diễn ra Lễ hội Nhảy lửa của người Pà Thẻn. Món ăn dân dã từ núi rừng xứ Lạng. Người phụ nữ thổi đinh tút nổi tiếng ở buôn Chung. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Đắk Lắk: Khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:35, 13/11/2024
Sáng 13/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc năm 2024. Dự Hội thi có Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Hội thi Nguyễn Kính; các Phó trưởng Ban Dân tộc, lãnh đạo các sở, ngành và 15 đội thi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh.
Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Thầy cả Dương Quốc Khánh - Vị chức sắc có uy tín trong đồng bào Chăm huyện Bắc Bình

Công tác Dân tộc - Lâm Tấn Bình - 19:33, 13/11/2024
Thời gian qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận tổ chức triển khai nhiều hoạt động thuộc Dự án 6 về Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030. Trong những đợt tập huấn truyền dạy chữ viết Chăm, dạy nhạc cụ truyền thống dân tộc hay nghệ thuật hát ngâm Ariya…, đều có sự tham gia đứng lớp của thầy cả, vị chức sắc có uy tín Dương Quốc Khánh ở thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận.
Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Các đội ghe Ngo vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẵn sàng cho ngày hội lớn

Sắc màu 54 - Tào Đạt - 19:27, 13/11/2024
Mọi công tác chuẩn bị hoàn tất, các đội ghe Ngo nam và nữ đến tranh tài đã sẵn sàng cho ngày hội lớn, quyết đạt thành tích trong Lễ hội Oóc Om Bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024.
Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Miền Tây lũ về “thưa vắng” cá tôm...

Phóng sự - Tào Đạt - 19:15, 13/11/2024
Đồng bằng sông Cửu Long có một mùa đặc biệt là mùa nước nổi. Hằng năm, vào khoảng tháng 9 kéo dài cho đến cuối tháng 10, mùa nước nổi ở các tỉnh miền Tây lại quay về. Nước từ nguồn sông Mê Kông tràn về hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp, mang lại nguồn lợi thủy sản lớn cho cư dân trong vùng. Tuy nhiên, những năm gần đây, con nước thường về thấp và có thời gian lên, xuống thất thường, kéo theo lượng cá, tôm “thưa vắng”. Mùa nước nổi mà tôm cá không về, nhiều người trẻ đã phải gác lại nghề hạ bạc, để đi làm ở các khu công nghiệp. Với những người cao niên, không còn lựa chọn nào khác nên vẫn ngày ngày lênh đênh trên con nước.
Bão số 8 giật cấp 11 vẫn đang trên khu vực Bắc Biển Đông

Bão số 8 giật cấp 11 vẫn đang trên khu vực Bắc Biển Đông

Thời sự - Minh Thu - 19:10, 13/11/2024
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 13 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,5 độ Vĩ Bắc; 115,5 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9 (62 - 88km/h), giật cấp 11. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, với tốc độ 10 - 15km/h.