Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo lễ hội “Mừng lúa mới” ở huyện vùng cao Nậm Nhùn

Thảo Khánh - 14:41, 20/12/2024

Lễ hội Mừng lúa mới là hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Mảng ở huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) với ý nghĩa tạ ơn thần linh đã mang đến mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu cho một năm mạnh khỏe, ấm no. Đồng thời, đây cũng là dịp để dân làng tề tựu, cùng chia sẻ niềm vui sau vụ mùa.

Đồng bào dân tộc Mảng đi lấy lúa để làm gạo lúa mới chuẩn bị cho Lễ hội “Mừng Lúa Mới”
Đồng bào dân tộc Mảng đi lấy lúa để làm gạo lúa mới chuẩn bị cho Lễ hội “Mừng lúa mới”

Huyện Nậm Nhùn đã triển khai đa dạng các hoạt động bảo tồn Lễ hội “Mừng lúa mới” (Chi lê xa sả lảm mể) dân tộc Mảng, nhằm lưu giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc theo tinh thần Nghị quyết TW 5 khoá VIII, đặc biệt lưu giữ nét đẹp văn hoá các dân tộc ít người. Đây cũng là hoạt động nhằm cụ thể hóa việc thực hiện bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc cho đồng bào dân tộc Mảng, Cống thuộc Dự án 9: Đầu tư phát triển nhóm DTTS rất ít người và nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Trên địa bàn huyện Nậm Nhùn hiện có 740 hộ với 3.416 nhân khẩu là người dân tộc Mảng, sinh sống tại 5 xã, với 15 bản. Người Mảng có ngôn ngữ riêng, có văn hoá đặc sắc, như: Hát, múa, đàn, sáo và có các nghề tiểu thủ công như rèn đúc, nghề mộc, nghề dệt vải, đan lát….

Lễ hội “Mừng lúa mới” (Chi lê xa sả lảm mể), là một trong những văn hoá tiêu biểu của dân tộc Mảng tại huyện Nậm Nhùn, được tổ chức với ý nghĩa tạ ơn ông bà, tổ tiên và các vị thần linh đã phù hộ, che chở cho cây trồng tốt tươi, không sâu bệnh phá hoại, chim, sóc, thú rừng phá, mùa màng mới được bội thu, cuộc sống ấm no, đầy đủ và hạnh phúc như khát vọng ngàn đời của các cư dân nông nghiệp khác.

Lễ hội diễn ra sau khi đã thu hoạch, đây là một những nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Mảng vẫn được lưu giữ theo truyền thống của đồng bào dân tộc. Để chuẩn bị cho ngày lễ quan trọng này, tại thời điểm trước đó một tháng, đại diện các gia đình cùng với Trưởng bản, thầy cúng sẽ họp bàn, thống nhất từ việc đóng góp lễ vật cho thầy cúng thực hiện mâm lễ cúng thần linh, ma bản, đến việc chuẩn bị lương thực thực phẩm cho buổi liên hoan chung của bản và phân công tham gia các hoạt động của phần hội như múa, hát, các trò chơi dân gian trong những ngày lễ.

Nghệ nhân Lý Thị Chướng cùng các nghệ nhân tại bản Nậm Sảo 1, xã Trung Chải thực hiện nghi lễ tại Lễ hội
Nghệ nhân Lý Thị Chướng cùng các nghệ nhân tại bản Nậm Sảo 1, xã Trung Chải thực hiện nghi lễ tại Lễ hội "Mừng lúa mới" năm 2023

Đồng bào quan niệm, đến ngày tổ chức lễ mâm lễ càng đầy, càng nhiều sản vật thì càng thể hiện được sự no đủ, phát đạt của gia đình. Trong mâm lễ “Mừng lúa mới” của đồng bào dân tộc Mảng gồm có: lợn, gạo lúa mới (Xôi trắng), gà cá suối, rau cải canh, rượu gạo, quả bí, đỗ, mướp, bát đũa, rượu…

Ngoài những đồ dâng lễ, các gia đình cũng chuẩn bị những bộ trang phục truyền thống của dân tộc để tham gia nghi lễ. Sau khi chuẩn bị đầy đủ các lễ vật, đồng bào dân tộc Mảng sẽ tiến hành Nghi lễ “Gọi hồn lúa”, do những người phụ nữ thực hiện, được tiến hành trước khi thu hoạch.

 Cuối cùng là Lễ hội “Mừng lúa mới”, thầy cúng sau khi cúng xong sẽ thay mặt dân bản xin phép các thần linh để được dùng những đồ dâng lễ. Sau đó, mâm cúng được chia đều cho mọi người cùng uống rượu mừng, tất cả đều phải vui vẻ chúc mừng cho nhau mạnh khỏe, vạn sự tốt lành, mùa màng bội thu, cuộc sống no đủ.

Kết thúc phần nghi lễ, dân làng sẽ hoà mình vào với các tiết mục văn hoá văn nghệ đặc sắc, tổ chức giao lưu các trò chơi dân gian, các môn thể thao kéo co, đẩy gậy...

Bà Chìn Me Long, Người có uy tín tại bản Nậm Ô, xã Nậm Ban (huyện Nậm Nhùn, tỉnh Lai Châu), chia sẻ: Những ngày diễn ra Lễ hội “Mừng lúa mới”, đồng bào dân tộc Mảng sẽ mặc các trang phục truyền thống. Trang phục của phụ nữ dân tộc Mảng khá cầu kỳ, bao gồm: Dây cuốn tóc hay dây buộc tóc (Ble Păng xề nang), Áo (Tủa), Yếm che hay còn gọi là “Bưởng” (Bẻ), Váy (hin), Thắt lưng (Pằng), Xà cạp để cuốn chân (Tả lảng bống chuộng), trang sức.

Trang phục của đồng bào dân tộc Mảng độc đáo nhất, có lẽ là yếm che mà đồng bào thường gọi là "bưởng". Yếm được ghép từ hai khổ vải mộc trắng, rộng 32 x 65 cm, đường nối của hai tấm vải được thêu trang trí bằng len màu xanh và đỏ; hai đầu của đường nổi có thêu nổi thêm các ô đỏ, đen; hai đầu mép yếm còn viền các sọc chỉ đỏ ngăn thành ô vuông, ở giữa ô vuông còn thêu hình dấu nhân bằng chỉ xanh, đỏ; hai đầu trên của yếm viền vải đỏ và đính trang trí các dải tua ngắn; toàn bộ phần trang trí đường ghép và các ô đen - đỏ nổi đã làm cho chiếc yếm nổi bật. 

Trang phục truyền thống, là một phần quan trọng để làm nên thành công của Lễ hội, nhằm lưu giữ, trao truyền và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc mình.

 Trò chơi bịt mắt đánh chiêng được tổ chức tại Lễ hội
Trò chơi bịt mắt đánh chiêng được tổ chức tại Lễ hội

Anh Lùng A Dô,  Trưởng bản Nậm Sảo 1, xã Trung Chải bộc bạch: Lễ hội “Mừng lúa mới” là một lễ hội quan trọng mà chúng tôi rất mong chờ, tại lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động văn hoá linh thiêng của đồng bào người Mảng, đây không chỉ là dịp để chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn với trời đất, tổ tiên mà đây còn là dịp mọi người trong bản được gặp nhau, chia sẻ và chung vui.

Ông Hà Văn Ruệ, Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin huyện Nậm Nhùn (Lai Châu), cho biết: Lễ hội mừng lúa mới nhằm giữ gìn bản sắc phong tục tập quán tốt đẹp, và là hoạt động quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân tộc Mảng nhằm cảm tạ thần linh đã phù hộ cho mùa màng bội thu. Lễ hội là dịp để đồng bào ngồi với nhau ôn lại một năm lao động vất vả, trao đổi kinh nghiệm sản xuất và chúc cho nhau sang năm mới sức khỏe dồi dào, tràn đầy hạnh phúc, mùa màng bội thu.

Có thể thấy, lễ hội “Mừng lúa mới” không chỉ linh thiêng, trang nghiêm và huyền bí, mà còn tưng bừng vui tươi và cuốn hút mọi người cùng tham gia. Đây cũng là ngày hội đoàn kết của toàn cộng đồng dân tộc, đưa mọi người đến gần nhau hơn, hiểu nhau hơn, để chung sức xây dựng và phát triển bản làng. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Đi tàu “hoàng hậu” ngắm Đà Lạt mộng mơ

Đi tàu “hoàng hậu” ngắm Đà Lạt mộng mơ

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều ngày 25/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội văn hóa ẩm thực Bắc Kạn Xuân Ất Tỵ . Đi tàu “hoàng hậu” ngắm Đà Lạt mộng mơ . Người giáo viên tận tụy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Đắk Lắk

Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại Đắk Lắk

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 2 giờ trước
Ngày 25/12, Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị đánh giá chuyên đề thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn 2025 - 2030.
Thủ tướng: Cương quyết xóa bỏ cơ chế

Thủ tướng: Cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", loại bỏ các quy định cản trở phát triển

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Yêu cầu khẩn trương ban hành 130 văn bản quy định chi tiết các luật, nghị quyết được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV, Thủ tướng nhấn mạnh cần phát huy hơn nữa tinh thần chia sẻ, thấu hiểu, lắng nghe, thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển; phân cấp, phân quyền mạnh mẽ, cương quyết xóa bỏ cơ chế "xin cho", không tạo ra hệ sinh thái "xin-cho", loại bỏ những quy định cản trở sự phát triển, làm chậm lại tiến trình đổi mới, cương quyết cắt bỏ các thủ tục rườm rà, làm tăng chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp.
Bình Gia phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống

Bình Gia phát triển du lịch gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống

Media - Thúy Hồng - Tuấn Ninh - 2 giờ trước
Bình Gia là vùng đất có bề dày lịch sử - văn hóa của tỉnh Lạng Sơn. Với nhiều di tích, danh thắng cùng với sự đa dạng về bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, huyện Bình Gia đã phát huy những tiềm năng, thế mạnh đó để phát triển du lịch. Với nhiều giải pháp phục dựng, bảo tồn bản sắc văn hóa gắn với phát triển du lịch , Bình Gia đã khẳng định thương hiệu, dần xây dựng được hình ảnh trong lòng du khách gần xa, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Nậm Nhùn (Lai Châu): Hỗ trợ trang phục, đạo cụ, góp phần thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian

Nậm Nhùn (Lai Châu): Hỗ trợ trang phục, đạo cụ, góp phần thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ dân gian

Công tác Dân tộc - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Nhằm thúc đẩy, duy trì hoạt động của các đội văn nghệ văn hóa dân gian, UBND huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã xây dựng kế hoạch và triển khai hỗ trợ kinh phí, mua sắm trang phục, đạo cụ, trang thiết bị cho các đội văn nghệ và các nhà văn hóa thúc đẩy hoạt động văn hóa.
Thêu mùa Xuân lên áo

Thêu mùa Xuân lên áo

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển sáng ngày 25/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Nhiều hoạt động “Chào năm mới 2025” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Thêu mùa Xuân lên áo. Độc đáo lễ cúng dâng zèng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuyên Quang siết chặt quản lý nuôi động vật hoang dã

Tuyên Quang siết chặt quản lý nuôi động vật hoang dã

Kinh tế - Thảo Khánh - 3 giờ trước
Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã siết chặt công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã, qua đó góp phần hạn chế tình trạng hợp thức hoá đối với động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên thông qua việc mua bán, vận chuyển, săn bắt trái pháp luật.
Cần thơ: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng, năm 2024

Cần thơ: Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng, năm 2024

Du lịch - Tào Đạt - 3 giờ trước
Ngày hội Du lịch - Đêm Hoa đăng Ninh Kiều, Cần Thơ lần thứ VII - năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ ngày 28/12/2024 - 1/1/2025, tại rạch Khai Luông và công viên Ninh Kiều, phường Tân An, quận Ninh Kiều.
Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ của Ủy ban Dân tộc năm 2024

Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ của Ủy ban Dân tộc năm 2024

Khoa học - Công nghệ - Thúy Hồng - 3 giờ trước
Ngày 25/12, tại Thủ đô Hà Nội, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Ủy ban Dân tộc tổ chức Hội thảo “Tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ tại Ủy ban Dân tộc” và tổng kết hoạt động Hội đồng khoa học và công nghệ của UBDT năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. PGs.Ts. Trần Trung - Giám đốc Học viện Dân tộc, Phó Chủ tịch Hội đồng KH&CN UBDT trì Hội thảo.
Nông dân Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng từ sản phẩm quế năm 2024

Nông dân Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng từ sản phẩm quế năm 2024

Kinh tế - Tráng Xuân Cường - 3 giờ trước
Năm 2024, huyện Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng, từ bán các sản phẩm vỏ, lá, thân cành, hạt và giống quế, tăng trên 40 tỷ đồng so với năm 2023.
Ninh Thuận: Tổng kết Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ninh Thuận: Tổng kết Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Chiều 25/12, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam (gọi tắt Cuộc vận động) năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Trao giải Cuộc thi trực tuyến “Sắc màu OCOP và sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận” năm 2024. Ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh dự chủ trì Hội nghị. Cùng dự Ban chỉ đạo các huyện, thành phố và lãnh đạo các sở ngành trên địa bàn tỉnh.