Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Soọng cô - một thứ “men” của đồng bào Sán Dìu: Tình yêu Soọng cô đã lớn dần trong lớp trẻ (Bài 5)

Văn Hoa - 16:44, 14/08/2022

Bằng tình yêu và trách nhiệm của mình trong việc gìn giữ tiếng hát Soọng cô, nhiều nghệ nhân, nhiều câu lạc bộ (CLB) đã động viên, khuyến khích để kết nạp thêm những hội viên nhỏ tuổi. Họ đã nỗ lực dạy nói, dạy hát cho thế hệ trẻ, đưa các hội viên nhỏ tuổi đi giao lưu giữa các CLB trong và ngoài tỉnh; đi biểu diễn trong các ngày lễ, sự kiện lớn của địa phương... Trước nỗ lực của các ông bà, thế hệ đi trước, tình yêu, trách nhiệm giữ gìn văn hóa dân tộc đã lớn dần trong lớp trẻ.

Ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia học hát Soọng cô
Ngày càng có nhiều bạn trẻ tham gia học hát Soọng cô

Từ những việc làm nhỏ

Là thành viên Ban tổ chức giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu, trong mỗi lần được chứng kiến các cuộc giao lưu cộng đồng dân tộc Sán Dìu ở các địa phương như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên... nhiều năm liền, tôi thực sự xúc động, trước hình ảnh những em nhỏ được nghệ nhân các CLB đưa lên sân khấu hát Soọng cô. Qua mỗi năm, số lượng các em nhỏ lên sân khấu hát càng nhiều hơn, có những CLB đã đưa từ 15-20 cháu tham gia hát giao lưu. Điều đặc biệt, toàn bộ các cháu nhỏ đều được các CLB trang bị đầy đủ trang phục truyền thống của dân tộc.

Mặc dù các em hát không được tròn từ, tròn tiếng, tuy nhiên mỗi tiết mục của các em luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của khán giả. Bởi tất cả những tâm huyết, sự cố gắng của mỗi CLB đều dành cho tuổi trẻ, chính các em sẽ là những chủ nhân của điệu hát Soọng cô trong tương lai.

Ngược về huyện Sơn Dương, Tuyên Quang, chúng tôi tìm đến nhà ông Hoàng Lục Thái. Ông nguyên là lãnh đạo xã đã nghỉ hưu và đã dành rất nhiều tâm huyết để truyền dạy tiếng Sán Dìu và hát Soọng cô cho thế hệ trẻ. Ngồi dưới bóng cây, ông kể về những cuộc hát Soọng cô cho 2 học viên nhỏ tuổi, là Trương Văn Vũ và Trương Văn Huy. Ông vừa hát, vừa yêu cầu các cháu học theo. Hai bạn nhỏ như thấy được tâm huyết, sự nghiêm túc của ông nên đã cố gắng học.

Ông Hoàng Lục Thái (Tuyên Quang) và hai học viên nhỏ tuổi
Ông Hoàng Lục Thái (Tuyên Quang) và hai học viên nhỏ tuổi

Qua theo dõi cách truyền dạy của ông Thái, tôi cảm nhận được Vũ và Huy đã biết giao tiếp cơ bản tiếng Sán Dìu, do đó hai em học hát tương đối nhanh. Ông Thái hát cả bài, sau đó hát từng câu và yêu cầu học viên hát theo. Sau khi hát xong cả bài, ông đã dịch ra tiếng Việt để học viên có thể nắm được nội dung, từ đó việc học trở nên dễ dàng hơn. Qua khoảng hơn chục lần học đi, học lại, cuối cùng hai học viên nhỏ tuổi đã hát khá thuần thục, hiểu rõ về nội dung bài hát.

Nghệ nhân Hoàng Lục Thái chia sẻ, tôi và rất nhiều người cao niên khác đã được thừa hưởng, được những lớp cha anh trước đó truyền dạy lại tiếng hát Soọng cô. Vì vậy, chúng tôi nhận thức rõ trách nhiệm của mình, khi biết rồi thì tiếp tục phải trao truyền để tiếng hát Soọng cô ngân vang mãi theo thời gian.

Tình yêu  Soọng cô đã lớn dần trong lớp trẻ

Dẫu biết rằng, thời thế đã thay đổi, trong xu thế hội nhập và phát triển, những loại hình âm nhạc mới sôi động dần lấn áp tiếng hát Soọng cô sâu lắng. Nhưng bằng tình yêu và trách nhiệm của mình, những người lớn tuổi đã và đang nỗ lực làm hết những gì còn có thể để cứu tiếng hát Soọng cô. Cũng vì thế, giới trẻ đã “động lòng”, họ bắt đầu ý thức hơn, chủ động hơn trong việc học hát Soọng cô

Những năm qua, thế hệ những người “đã quá ngũ tuần” đã sẵn sàng bỏ thời gian, bỏ tiền bạc để có những buổi say mình với tiếng hát Soọng cô. Rất nhiều những nghệ nhân, những cái tên mà khi nhắc đến cả cộng đồng người Sán Dìu đều tỏ lòng mến phục như các ông: Hoàng Lục Thái, Lục Văn Bảy; bà Đỗ Thị Man (Tuyên Quang)…; ông Lê Đại Năm, Thái Sinh Trần, bà Trần Thị Năm (Vĩnh Phúc); bà Trương Thị Lê (Quảng Ninh); ông Trần Bình Dưỡng (Thái Nguyên); ông Leo Mạnh Hiền (Bắc Giang)…

Nhiều bạn trẻ đã thay đổi nhận thức, tự chủ động học Soọng cô (Ảnh Thái Sinh Trần)
Nhiều bạn trẻ đã thay đổi nhận thức, tự chủ động học Soọng cô (Ảnh Thái Sinh Trần)

Trước niềm say mê và nỗ lực gìn giữ làn điệu này của các thế hệ ông, bà, nhiều bạn trẻ đã thay đổi nhận thức, đã đến lớp học hát Soọng cô. Chị Ôn Thị Thủy (Sơn Dương, Tuyên Quang) bày tỏ, các ông, bà, nghệ nhân là những người luôn trăn trở, suy nghĩ nghiên cứu, tìm tòi giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Để gìn giữ, bảo tồn tiếng hát Soọng cô, thì những thế hệ đi sau như tôi có trách nhiệm hết sức lớn lao. Chúng tôi cần phải nhận ra rằng, bản sắc văn hoá Sán Dìu đang ngày dần mai một, và có khả năng sẽ biến mất mãi mãi nếu giới trẻ không vào cuộc.

Chị Ôn Thị Thủy (Tuyên Quang) bắt đầu học hát từ những bài đơn giản nhất
Chị Ôn Thị Thủy (Tuyên Quang) bắt đầu học hát từ những bài đơn giản nhất (Ảnh Thái Sinh Trần)

"Để bảo tồn làn điệu Soọng cô của dân tộc, bản thân tôi cũng đã bắt đầu học hát, bắt đầu từ những bài đơn giản nhất như bài: Ru em, ca ngợi Đảng, Bác Hồ… Thời gian tới, tôi sẽ tích cực tham gia giao lưu, học hát thêm nhiều bài hát Soọng cô hơn nữa”, chị Thủy nhấn mạnh. 

Còn đối với em Lưu Thị Thanh Huyền, 16 tuổi (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc). Ngay từ nhỏ Huyền đã được bà dạy nói tiếng Sán Dìu, 8 tuổi em được dạy hát Soọng cô. Huyền nói, qua sự nhiệt tình dạy hát của các ông bà, đến nay em đã thuộc rất nhiều bài Soọng cô, cũng nhờ đó mà em thường xuyên được tham gia biểu diễn hát ở địa phương, đi xuống tận Hà Nội giao lưu.

Qua khảo sát, hơn 70 CLB Soọng cô ở hầu hết các tỉnh có người Sán Dìu sinh sống đều có các hội viên nhỏ tuổi. Có những CLB có tới trên 40 hội viên nhỏ tuổi như CLB Soọng cô thôn Trung Mầu, CLB Chợ tình Đạo Trù (Vĩnh Phúc)… Tuy nhiên, lại rất ít đối tượng là thanh niên tham gia sinh hoạt tại các CLB.

Những hội viên nhỏ tuổi này đã được thế hệ các ông, bà dạy nói tiếng mẹ đẻ, dạy hát Soọng cô, bước đầu có thể hát được những bài hát đơn giản. Có những hội viên đã học hát được hơn chục bài, những bài khó nhưng số lượng rất hạn chế.

Một buổi sinh hoạt của CLB Soọng cô Trung Mầu (Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc)
Một buổi sinh hoạt của CLB Soọng cô Trung Mầu (Trung Mỹ, Bình Xuyên, Vĩnh Phúc)

Từ tình yêu và trách nhiệm, những người lớn tuổi đã truyền cảm hứng, bồi đắp thêm ý thức gìn giữ Soọng cô cho thế hệ trẻ. Đặc biệt, khi Soọng cô được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, lớp trẻ càng thêm tự hào dân tộc, công tác bảo tồn di sản Soọng cô cũng thuận lợi hơn.

Mặc dù hiện nay, nhiều bạn trẻ đã học được nhiều bài hát Soọng cô, nhưng chỉ là những bài đơn giản, không có "cái tinh", cái hay so với các thế hệ trước đó; nhiều bạn trẻ cũng bước đầu tìm hiểu để học hát, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân như: làn điệu Soọng cô rất khó trao truyền, thiếu không gian diễn xướng, giới trẻ không biết nói tiếng mẹ đẻ... dẫn đến việc học Soọng cô khó khăn, nguy cơ mai một là rất rõ ràng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Tin nổi bật trang chủ
OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

OCOP – nâng tầm sản phẩm nông nghiệp xứ Nghệ

Kinh tế - An Yên - 7 giờ trước
Thành công sau 5 năm xây dựng Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Nghệ An, không chỉ là 558 sản phẩm OCOP được công nhận (520 sản phẩm 3 sao, 37 sản phẩm 4 sao và 1 sản phẩm 5 sao); mà hơn hết là đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức của mỗi người dân, khơi dậy tiềm năng, thế mạnh của mỗi vùng đất… để những sản phẩm nông nghiệp được nâng tầm.
Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu văn hóa dân tộc Mông ở Cao Bằng

Sắc màu 54 - Thúy Hồng-Thanh Thuận - 7 giờ trước
Dân tộc Mông ở Cao Bằng chiếm hơn 10% dân số toàn tỉnh, gồm 3 nhóm Mông trắng, Mông hoa và Mông đen. Hiện nay, đồng bào Mông ở Cao Bằng luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc...
Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Thành công từ nuôi lợn trong hang đá

Kinh tế - Hà Việt Lâm - 8 giờ trước
Học xong cấp 3, anh Đinh Văn Sơn ở xóm Sơn Lập, xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng đi làm thuê nhiều nơi để kiếm sống. Cuộc sống nay đây mai đó, luôn trong cảnh thiếu trước hụt sau. Sau khi bàn với vợ, Sơn quyết định về quê lập nghiệp bằng việc làm chuồng nuôi lợn rừng và lợn bản địa.
Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Sẻ chia khó khăn với trẻ em DTTS có hoàn cảnh khó khăn khu vực biên giới

Nhịp cầu nhân ái - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Bộ đội Biên phòng tỉnh Lào Cai vừa tổ chức ra mắt mô hình “Mẹ đỡ đầu” cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, là con em đồng bào DTTS ở khu vực biên giới.
Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chính sách pháp luật về đất đai cho đồng bào DTTS

Tin tức - Mạnh Cường - 8 giờ trước
Thực hiện Tiểu dự án 4, Dự án 5, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã phối hợp UBND huyện Lục Ngạn tổ chức 15 lớp tập huấn “Nội dung cơ bản, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình, cá nhân trong chính sách pháp luật về đất đai vùng đồng đồng bào DTTS và miền núi”.
Tin trong ngày - 18/3/2024

Tin trong ngày - 18/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/3, có những thông tin đáng chú ý sau: 50 triệu tin nhắn rác, 50.000 thuê bao lừa đảo bị chặn mỗi tháng. Số hóa gần 10.000 cây sầu riêng tại Đắk Lắk . Người truyền dạy tri thức dân gian dân tộc Dao cho lớp trẻ. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Lào Cai đã giải ngân được gần 1.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thời sự - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lào Cai, tính đến ngày 15/3, giá trị giải ngân vốn đầu tư công của tỉnh đạt 910 tỷ đồng, bằng 18% kế hoạch giao năm 2024.
Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Thanh Hóa: Công bố Lễ hội “Sết Boóc Mạy” là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - Hà Khải - 8 giờ trước
Ngày 17/3, UBND huyện Như Thanh (tỉnh Thanh Hoá) đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận Lễ hội “Sết Boóc Mạy” xã Cán Khê là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Hướng tới Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024: Tiếp tục khơi thông động lực phát triển vùng đồng bào DTTS

Trang địa phương - Như Tâm - 8 giờ trước
Cùng với các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi trên cả nước, tỉnh Kiên Giang đang tích cực triển khai công tác chuẩn bị tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS cấp huyện, cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024. Là tỉnh duy nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền, biển và hải đảo, cũng là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống; tỉnh Kiên Giang xác định, đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, từ đó tiếp tục khơi dậy quyết tâm của cả hệ thống chính trị và ý chí của đồng bào các dân tộc, đóng góp vào sự phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS của tỉnh. Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Lưu Trung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần IV năm 2024, xung quanh nội dung này.
Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Hậu Giang: Phá thành công một chuyên án làm tiền giả lớn

Pháp luật - Tào Đạt - Thế Phong - 8 giờ trước
Tối 18/3, phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Hậu Giang cho biết vừa phối hợp các phòng nghiệp vụ phá thành công chuyên án “Làm, tàng trữ, lưu hành tiền giả” liên tỉnh, thu giữ số lượng lớn tiền giả tương đương hơn 640 triệu đồng.
Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Quảng Ngãi: Đổi mới cách làm đối với sản phẩm OCOP

Kinh tế - T.Nhân-H.Trường - 8 giờ trước
Quảng Ngãi vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024. Theo đó, tỉnh yêu cầu đổi mới cách làm đối với các sản phẩm OCOP như tập trung phát triển các sản phẩm chế biến, chế biến sâu, sản phẩm truyền thống gắn với lợi thế, tiềm năng của địa phương, các sản phẩm được thị trường ưa chuộng và đón nhận.