Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Soọng cô - một thứ "men" của đồng bào Sán Dìu: Niềm tự hào của cộng đồng (Bài 1)

Văn Hoa - 09:32, 21/07/2022

Soọng cô là làn điệu dân ca đặc sắc, là niềm tự hào của cộng đồng dân tộc Sán Dìu, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Hát soọng cô không bị giới hạn bởi không gian, thời gian, hoàn cảnh, cũng như môi trường diễn xướng, có thể hát một đêm hay nhiều đêm, hát trong nhà, bên bờ suối, khi đi làm nương, trong khi ru con và đi làng khác để hát giao lưu vào những lúc nông nhàn... Soọng cô được ví như một thứ “men say” khiến người Sán Dìu mê đắm, họ coi đó là báu vật, cố gắng gìn gữ cho thế hệ mai sau.

Người Sán Dìu thích hát, hay hát, họ hát mọi lúc, mọi nơi, hát trong các dịp lễ tết, lễ cưới, hát trong lao động sản xuất… Cũng từ câu hát, họ mến nhau, hiểu nhau, yêu nhau mà kết nên duyên vợ chồng. Do đó, người Sán Dìu rất tự hào và yêu quý tiếng hát Soọng cô.

Từ câu hát Soọng cô, họ hiểu nhau, mến nhau và nên duyên vợ chồng
Từ câu hát Soọng cô, họ hiểu nhau, mến nhau và nên duyên vợ chồng

Hát để gần nhau, hát để yêu nhau

Từ thủa nhỏ, những câu hát ru của mẹ đã đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm. Những lúc nông nhàn, những ngày lễ tết, lễ cưới, hay cả khi gói bánh chưng… mẹ và mọi người đều hát. Lớn lên tôi mới biết, đó là hát Soọng cô.

Mẹ kể, trước kia nhà bà ngoại thường tập trung đám thanh niên làng khác đến hát, hát thâu đêm, suốt sáng, cũng nhờ đó mà mẹ học và biết được nhiều bài hát. Mẹ cười tươi, nhớ năm ấy, khi bố con cùng đám thanh niên làng vào nhà ngoại hát, từ câu hát mà bố mẹ tìm đến nhau và nên duyên vợ chồng. Mối tình của bố mẹ là thế. Do đó, mẹ yêu và tự hào về tiếng hát Soọng cô lắm.

Ngược về xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) dưới chân núi Tam Đảo, nơi tập trung đông người Sán Dìu sinh sống. Gặp Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Bảy để nghe ông kể chuyện xưa. Ông Bảy nguyên là lãnh đạo xã nghỉ hưu, có nhiều năm nghiên cứu, sưu tầm, truyền dạy các bài hát Soọng cô cho thế hệ trẻ. 

Khi được hỏi về điệu hát của dân tộc, ông Bảy say sưa kể: Lúc chỉ mới 16 - 17 tuổi, trong những lần đi xéo lúa (lúa thu hoạch về dải ra sân cho trâu bò xéo tách hạt thóc với rơm), ông đã nghe các anh hát Soọng cô và học theo, dần dần học được nhiều bài hát. Theo ông, mặc dù mình không thuộc, nhưng trong nhóm chỉ cần 1 người biết hát, biết đối đáp hát trước, mình hát theo sau, nhiều cuộc như thế là thuộc. Học hát mãi cũng mê, ông đã có nhiều cuộc cùng các anh đi các làng khác, thậm chí sang tận Bắc Thái (Thái Nguyên) để hát.

Vừa kể vừa nhìn sang người vợ ngồi bên cạnh, ông Bảy cười mỉm, trong một lần sang làng bên để hát, ông đã gặp một người con gái hát rất hay và đối đáp giỏi hơn mình (ông giải thích vì ông làm cán bộ Đoàn, tập trung hát các bài hát về Đoàn, Đảng nên không thuộc nhiều). Trong nhiều cuộc hát về sau, cả hai đã mến nhau vì câu hát, dần dần tìm hiểu và đến với nhau.

Vì thế mà, ông trân quý, tự hào và mê hát Soọng cô lắm, ông coi nó là một báu vật, là tài sản mà cha ông đã để lại nên cố gắng gìn giữ và trao truyền cho thế hệ sau. Năm 2004, ông đã tập hợp những người tâm huyết với văn hóa Sán Dìu làm những thước phim tư liệu về văn hóa dân tộc, như: “Hát giao duyên Soọng cô Sán Dìu”, “Khát vọng”… Đến năm 2008, ông thành lập câu lạc bộ (CLB) Soọng cô xã Ninh Lai, với 35 hội viên, là CLB đầu tiên của tỉnh Tuyên Quang. Hiện nay, CLB đã chia ra làm 3 cụm (Ninh Lai, Hoàng Lai, Hội Kế) với khoảng 130 hội viên.

Có thể nói, với thế hệ những người Sán Dìu như ông Lục Văn Bảy, như bố mẹ tôi, câu hát Soọng cô là một món ăn tinh thần rất giản dị, gần gũi, tự nhiên, nhưng là một thứ “men say” không thể thiếu được.

Soọng cô là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của người Sán Dìu (Trong ảnh, CLB Soọng cô thôn Mỹ Khê (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) tổ chức hát giao lưu nhân dịp 5 năm thành lập)
Soọng cô là một món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống của người Sán Dìu (Trong ảnh, CLB Soọng cô thôn Mỹ Khê (Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) tổ chức hát giao lưu nhân dịp 5 năm thành lập)

Niềm tự hào của cộng đồng

Được lưu giữ hàng trăm năm trong kho tàng văn hóa, Soọng cô là một tài sản vô giá đối với người Sán Dìu. Đặc biệt, năm 2015, hát Soọng cô của người Sán Dìu ở xã Sơn Nam, Thiện Kế, Ninh Lai (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang), Soọng cô của người Sán Dìu của huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) và đến năm 2019, Soọng Cô của người Sán Dìu ở các huyện Lập Thạch, Tam Đảo, Bình Xuyên và thành phố Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một dấu mốc rất quan trọng trong việc công nhận giá trị của di sản Soọng cô và tiếp thêm niềm tự hào để người Sán Dìu nỗ lực gìn giữ tài sản quý báu mà cha ông họ để lại.

Một buổi hát giao lưu Soọng cô tại Vĩnh Phúc (Ảnh: Thái Sinh Trần)
Một buổi hát giao lưu Soọng cô tại Vĩnh Phúc (Ảnh: Thái Sinh Trần)

Kể từ những năm 2008 và đặc biệt từ khi Soọng cô được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đồng bào Sán Dìu đã lần lượt thành lập các CLB Soọng cô. Họ tổ chức các cuộc giao lưu, chia sẻ giữa các CLB với nhau, giữa tỉnh này với tỉnh khác.

Là thành viên Ban tổ chức Chương trình giao lưu Cộng đồng dân tộc Sán Dìu mỗi năm một lần (từ năm 2017 đến năm 2022) tôi thực sự ấn tượng và mến phục tình yêu Soọng cô của các nghệ nhân, các ông, các bà người Sán Dìu ở khắp các tỉnh.

Còn nhớ chương trình giao lưu năm 2017 tại thị trấn Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ban Tổ chức dự kiến 150 đại biểu tham gia, tuy nhiên số lượng vượt dự kiến, có tới hơn 500 đại biểu, nhiều người đã hơn 80 tuổi, vượt hàng trăm cây số để đến giao lưu. Trong buổi hội diễn hát Soọng cô, đoàn nghệ nhân các tỉnh đăng kí quá nhiều, Ban Tổ chức đã phải kéo dài thời gian hơn dự kiến.

Sau hội diễn, mặc dù đã nửa đêm nhưng đoàn nghệ nhân các tỉnh vẫn giao lưu hát Soọng cô thâu đêm suốt sáng. Khi kết thúc chương trình giao lưu, họ bịn rịn hát chia tay và mong chờ buổi giao lưu vào năm tới.

Soọng cô là một thứ “men say” mang lại niềm vui và hăng say trong lao động sản xuất
Soọng cô là một thứ “men say” mang lại niềm vui và hăng say trong lao động sản xuất

Có thể khẳng định, Soọng cô là một thứ “men say” mang lại niềm vui và hăng say trong lao động sản xuất, tạo nên tình cảm gắn bó với quê hương, làng xóm và đồng bào người Sán Dìu. Dẫu vậy, vì nhiều yếu tố khách quan, chủ quan, đã có những lúc Soọng cô bị lãng quên, nguy cơ bị mai một, thất truyền.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia

Lãnh đạo tỉnh Bắc Giang tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia

Tin tức - Trí Phương - 2 giờ trước
Ngày 31/5, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang đã có buổi đón tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia do ông Nhem Valy - Ủy viên Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia, Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Hội đồng Quốc gia Mặt trận đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia và các thành viên đến thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Giang.
Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Media - Trọng Bảo - 7 giờ trước
Vừa qua, Công an Tp. Lào Cai đã thành lập mô hình “Bộ phận Một cửa” tại Công an phường Nam Cường. Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Lào Cai nhằm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là trong hỗ trợ thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng các dự án ở miền núi Thanh Hóa

Gỡ “nút thắt” trong giải phóng mặt bằng các dự án ở miền núi Thanh Hóa

Media - Quỳnh Trâm-CTV - 7 giờ trước
Giải phóng mặt bằng được xác định là khâu khó khăn nhất trong quá trình triển khai dự án. Vì vậy, công tác tuyên truyền, vận động giải phóng mặt bằng đã và đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa quan tâm chỉ đạo để gỡ “nút thắt” trong quá trình triển khai. Với những cách làm hay, mô hình dân vận khéo trong giải phóng mặt bằng đã tạo sự đồng thuận của người dân và giúp nhiều dự án, công trình trên địa bàn triển khai bảo đảm tiến độ.
Một thoáng Nặm Đăm

Một thoáng Nặm Đăm

Du lịch - Huy Toán - 7 giờ trước
Nằm cách Tp. Hà Giang khoảng 45 km về phía Bắc, làng Nặm Đăm, xã Quản Bạ, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang là Làng Văn hóa du lịch cộng đồng của đồng bào dân tộc Dao. Nơi đây là sự phối hợp tuyệt đẹp giữa cảnh quan thiên nhiên, với những ngôi nhà trình tường truyền thống của đồng bào Dao thân thiện, mến khách.
Mô hình tiết học biên cương ở xứ Thanh

Mô hình tiết học biên cương ở xứ Thanh

Media - Quỳnh Trâm - 7 giờ trước
Với mục tiêu giáo dục các em học sinh nâng cao ý thức bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia là việc làm quan trọng, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với các trường học trên địa bàn huyện biên giới Mường Lát triển khai nhiều hoạt động ngoại khóa bằng mô hình Tiết học biên cương. Đây là mô hình nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của phụ huynh và học sinh, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức của người dân trong việc bảo vệ đường biên, cột mốc.
Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Mô hình “một cửa” Công an cấp phường đầu tiên của tỉnh Lào Cai được thành lập

Vừa qua, Công an Tp. Lào Cai đã thành lập mô hình “Bộ phận Một cửa” tại Công an phường Nam Cường. Đây là mô hình đầu tiên của tỉnh Lào Cai nhằm đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, nhất là trong hỗ trợ thực hiện Đề án 06 của Chính phủ.
Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội

Danh sách 201 điểm thi lớp 10 THPT công lập không chuyên ở Hà Nội

Giáo dục - Như Ý - 8 giờ trước
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo danh sách 201 địa điểm tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập không chuyên năm học 2023 - 2024. Theo đó, điểm thi có nhiều phòng thi nhất là Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, với 43 phòng.
Nỗi lo sau SEA Games 32

Nỗi lo sau SEA Games 32

Thể thao - PV - 8 giờ trước
Dù giành thành tích hạng nhất tại SEA Games 32 ở Campuchia, nhưng việc chỉ có chưa đến 60% số huy chương ở các môn nằm trong chương trình thi đấu Olympic (chưa kể phong độ thi đấu trồi sụt của nhiều vận động viên đỉnh cao) khiến mục tiêu lọt vào Top 3 khu vực Đông Nam Á tại đấu trường ASIAD (tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc vào cuối tháng 9 tới) của thể thao Việt Nam trở nên rất khó khăn.
Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Vĩnh Phúc: Tín dụng chính sách góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội

Công tác Dân tộc - Trang Diệp - 8 giờ trước
Có thể nói, tín dụng chính sách là một trong những công cụ, giải pháp có tính căn cơ, lâu dài, giúp các cấp chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc thực hiện thắng lợi mục tiêu, kế hoạch về giảm nghèo, tạo việc làm, xây dựng nông thôn mới nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội, phục hồi, phát triển kinh tế nhất là trong tình hình kinh tế có nhiều biến động như hiện nay.
Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh

Bắc Ninh: Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ kinh doanh

Tin tức - Vân Khánh - Xuân Hải - 8 giờ trước
UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh năm 2023 với chủ đề “Sẵn sàng cùng doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển”.
Cùng chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc

Cùng chung tay xây dựng môi trường sống và làm việc không khói thuốc

Xã hội - PV - 8 giờ trước
Nhằm tăng cường hơn nữa sự quan tâm của các ngành, các cấp và cộng đồng đối với công tác phòng chống tác hại của thuốc lá, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) lấy ngày 31/5 hàng năm là Ngày Thế giới không thuốc lá.