Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Soọng cô - một thứ “men” của đồng bào Sán Dìu: Một thời xao nhãng (Bài 2)

Văn Hoa - 12:23, 24/07/2022

Đã từng có thời gian, âm nhạc hiện đại lấn lướt làn điệu Soọng cô, khiến cho phần lớn lớp trẻ không còn thích hát, không mặn mà và trân quý những câu hát Soọng cô nữa, thậm chí còn có nhiều bạn trẻ cảm thấy khó chịu khi nghe ông, bà của mình hát… Nguyên nhân do đâu?

Đại đa số những người biết hát Soọng cô nay tuổi đã cao
Đại đa số những người biết hát Soọng cô nay tuổi đã cao

Nguy cơ thất truyền

Tìm về xã Sơn Cẩm, thành phố Thái Nguyên, gặp ông Đặng Thanh Bình, sinh năm 1950. Ông là Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Soọng cô thôn Thanh Trà, Phó Trưởng phòng Nghiên cứu văn hóa (Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát triển văn hóa Sán Dìu), Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ và Phát huy giá trị văn hóa dân tộc Sán Dìu tỉnh Thái Nguyên.

Ông Bình kể, ngay từ lúc 15-16 tuổi, ông đã được những người cao tuổi dạy hát Soọng cô, dạy đi làng khác thì hát ra sao, đón người làng khác đến thì hát thế nào, truyền dạy chủ yếu qua truyền khẩu… Ông cũng thường đi hát vào các dịp đám cưới.

Tuy nhiên theo ông Bình, kể từ sau năm 1975, rất ít người hát Soọng cô, ngay cả ông cũng ít khi hát. Tất cả mọi người tập trung vào cuộc sống mưu sinh; mặt khác, các dòng nhạc hiện đại du nhập vào rất nhiều, mọi người thích nghe các loại nhạc vui nhộn, sôi động. Những dịp đám cưới, thay vì hát giao duyên bằng Soọng cô, họ mở loa đài để nghe cải lương, nhạc sàn. Tiếng hát Soọng cô trầm lắng, nhẹ nhàng cứ thế mà bị quên lãng.

Ngoài ra, trong giao tiếp hằng ngày, do mọi người thường xuyên nói tiếng Việt (tiếng phổ thông-PV) thay vì nói tiếng mẹ đẻ nên dần dần thanh niên, trẻ em không còn biết nói và nghe hiểu được tiếng Sán Dìu nữa. Không nói được có nghĩa là cũng không hát được Soọng cô. Bởi thế, hiện nay CLB hát Soọng cô Thanh Trà có 98 hội viên, thì chỉ có 8 hội viên biết hát thuần thục, hiểu được tinh túy của Soọng cô, 90 hội viên còn lại thì chỉ biết hát ít bài, thậm chí có người không biết hát bài nào (tham gia phong trào).

"Xóm Thanh Trà 99% người Sán Dìu không sử dụng tiếng Sán Dìu trong sinh hoạt hằng ngày, đồng nghĩa tiếng hát Soọng cô cũng vì thế mà mai một, có nguy cơ thất truyền”, ông Bình lo lắng.

Đồng bào Sán Dìu đang nổ lực bảo tồn hát Soọng cô
Đồng bào Sán Dìu đang nổ lực bảo tồn hát Soọng cô

Còn theo Nghệ nhân ưu tú Lục Văn Bảy (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang), từ những năm 1970 trở về trước, người Sán Dìu vẫn tổ chức đám cưới đêm và hát Soọng cô thâu đêm suốt sáng. Rồi theo thời gian số người đi hát, nhất là dịp đám cưới ít dần. Thời điểm ấy cũng vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước, chủ yếu hát những bài cổ động về giải phóng miền Nam, giải phóng đất nước;  thanh niên phải lo phát triển kinh tế. Theo thời gian, tiếng hát Soọng cô giảm dần, đến những năm 80 không còn mấy người hát nữa.

Tại Quảng Ninh, chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng bà Trương Thị Lê, sinh năm 1959, Trưởng ban liên lạc Cộng đồng dân tộc Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh. Bà Lê kể, thời bố mẹ của bà vì tiếng hát Soọng cô mà lấy nhau. Đến ngày cô lấy chồng (1978) mọi người vẫn hát cả đêm. Nhưng sau đó, mọi người chỉ hát chơi ở nhà, không đi hát qua đêm nữa.

Theo bà Lê, vì ở vùng Cẩm Phả, người Sán Dìu sống gần với người Kinh, con cái hai dân tộc lấy nhau nên việc nói tiếng Sán Dìu và hát Soọng cô cũng bị hạn chế, và đặc biệt, vì nhiều loại hình âm nhạc mới nên dần dần người ta quên đi tiếng hát Soọng cô.

Có thể thấy, người Sán Dìu thường chọn vùng trung du bán sơn địa, gần với người Kinh để sinh sống, cùng với sự phát triển, đời sống kinh tế, sự giao thoa văn hóa mạnh mẽ, nhất là các dòng nhạc hiện đại vui nhộn, được người Sán Dìu đón nhận, dần dần họ quên lãng đi tiếng hát Soọng cô.

Sau Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) năm 1998, nhận thức người Sán Dìu đã thay đổi, họ nâng niu, gìn giữ tiếng hát Soọng cô (Ảnh TL)
Sau Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) năm 1998, nhận thức người Sán Dìu đã thay đổi, họ nâng niu, gìn giữ tiếng hát Soọng cô (Ảnh: TL)

Hồi sinh trở lại

Sau một thời gian Soọng cô bị quên lãng, ngày 16/7/1998, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đây là dấu mốc quan trọng, mở đường cho thực tiễn xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam, thu được những thành tựu to lớn. Tiếng hát Soọng cô cũng từ đó mà được hồi sinh.

Cộng đồng người Sán Dìu đã thay đổi nhận thức, họ trân quý hơn những giá trị văn hóa của dân tộc. Họ bắt đầu hát lại Soọng cô, họ tập hợp những người đam mê và yêu thích hát Soọng cô để thành lập CLB, kể từ năm 2008 đến nay, đã có hơn 70 CLB Soọng cô thành lập. 

Các CLB tổ chức sinh hoạt với nhiều nội dung phong phú, tổ chức giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các CLB, giữa tỉnh này với tỉnh khác, tạo thành một phong trào bảo tồn tiếng hát Soọng cô vô cùng sôi động.

Nhiều người tuổi đã cao vẫn đang nỗ lực "cứu" di sản Soọng cô (Ảnh: Thái Sinh Trần)
Nhiều người tuổi đã cao vẫn đang nỗ lực "cứu" di sản Soọng cô (Ảnh: Thái Sinh Trần)

Tuy nhiên, có một thực tế, giới trẻ rất ít khi sử dụng tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hằng ngày, đại đa số không biết nói. Không biết nói nghĩa là không biết hát và khi những người lớn tuổi hát Soọng cô, vì điệu hát trầm, không sôi động, một bộ phận giới trẻ Sán Dìu do không hiểu ý nghĩa trong những câu ca nên thường tỏ thái độ khó chịu và coi những cuộc đi hát của chính ông, bà, bố mẹ mình là dỗi hơi, vô bổ.

Ông Lục Văn Bảy bày tỏ, lỗi là do mình, những thế hệ đi trước, chứ không hoàn toàn là giới trẻ. Đã một thời, chính những người lớn tuổi đã quên đi và do cuộc sống hằng ngày, người lớn tuổi không thường xuyên giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ, không hát cho các cháu nghe, không truyền tình yêu

cho giới trẻ… Do đó mình cần tuyên truyền làm sao để giới trẻ hiểu được giá trị của Soọng cô, làm sao để giới trẻ tự tôn, tự hào về truyền thống của dân tộc.

Đến nay, nhiều người già đang thầm lặng, nỗ lực tận dụng khoảng thời gian còn lại khá ít ỏi để sưu tầm, nghiên cứu làn điệu Soọng cô; nhiều Nghệ nhân ưu tú, các ông, các bà đang nỗ lực truyền dạy cho con cháu của mình với mong muốn “cứu” kho báu, khôi phục lại tài sản quý giá của cha ông.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Về nơi

Về nơi "đệ nhất danh trà"

Media - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Xã Tân Cương. TP. Thái Nguyên là vùng đất nổi tiếng với những đồi chè tươi tốt, với hương vị đặc trưng và chất lượng vượt trội. Chính mảnh đất này đã góp phần tạo dựng nên tên tuổi “Thái Nguyên - Đệ nhất danh trà".
Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Giữ vững tâm thế, hình ảnh cán bộ tín dụng chính sách xã hội trong bối cảnh mới

Tin tức - Thuỳ Trang - Phan Anh - Phương Linh - 1 giờ trước
Đó là phát biểu của Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) Dương Quyết Thắng tại Hội nghị trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ Trung ương đến Phòng giao dịch cấp huyện về triển khai nhiệm vụ quý II/2025 của NHCSXH diễn ra vào sáng 04/4.
Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Tuyên Quang: Ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó

Công tác Dân tộc - Thanh Phong - 1 giờ trước
Xác định công trình thiết yếu được đầu tư sẽ là động lực giúp người dân vùng khó khăn phát triển kinh tế, xã hội, nhiều năm qua tỉnh Tuyên Quang đã luôn tập trung nguồn lực, ưu tiên đầu tư hạ tầng thiết yếu cho vùng khó. Qua đó, tạo động lực cho vùng khó phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua các năm.
Mang thanh xuân lên miền biên ải

Mang thanh xuân lên miền biên ải

Xã hội - Thanh Hải - 1 giờ trước
Tôi chưa từng trải qua niềm phơi phới của những con người trẻ, mang thanh xuân lên miền biên ải để lập thân lập nghiệp. Nhưng khi gặp gỡ rồi giã biệt về xuôi, trong tôi cũng đã bừng lên khát vọng cống hiến và dấn thân; như những ca từ bay bổng, lãng mạn mà mình đã từng ngân nga: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta. Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”.
Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Thanh Hóa: Nâng cao hiệu quả đầu tư Chương trình MTQG 1719

Dân tộc - Tôn giáo - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Thanh Hóa đã đạt được những kết quả tích cực. Tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn còn không ít khó khăn, đòi hỏi sự quyết tâm cao từ các cấp chính quyền, ngành chức năng và sự chung tay của người dân để nâng cao hiệu quả đầu tư.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Tuổi 8X thu hơn 4 tỷ đồng mỗi năm từ nghề làm nước mắm gia truyền

Nghề nghiệp - Việc làm - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Dù đang có công việc tại Đà Nẵng với thu nhập ổn định, tuy nhiên anh Phạm Văn Bình (38 tuổi, ở xã Duy Hải, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) đã quyết định về quê để phát triển nghề làm nước mắm gia truyền của gia đình. Với doanh thu mỗi năm hơn 4 tỷ đồng, anh không chỉ có thu nhập khá, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở quê hương.
Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Niềm vui trong những ngôi nhà “3 cứng”

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 giờ trước
Tết Nguyên đán Ất tỵ 2025 có lẽ sẽ trở thành cái Tết không thể nào quên đối với nhiều hộ đồng bào DTTS ở tỉnh Quảng Bình. Bởi những ngày cận Tết, hàng loạt ngôi nhà “Đại đoàn kết” đủ tiêu chuẩn “3 cứng” đồng loạt hoàn thành, bàn giao để đồng bào kịp dọn về nhà mới.
Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Cầu tre, cầu khỉ - Ký ức một thời

Du lịch - Xuân Nhi - 1 giờ trước
Những cây cầu thô sơ như cầu tre, cầu khỉ, cầu dừa từng là dấu ấn không thể thiếu trong đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Qua bao thăng trầm, những cây cầu ấy không chỉ là phương tiện giao thông mà còn trở thành biểu tượng văn hóa, in sâu trong ký ức của nhiều thế hệ.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 1 giờ trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.