Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Độc đáo mặt nạ Kađong của người Dao ở Ba Chẽ

Thiên An - Mỹ Dung - 12:55, 20/08/2022

Mặt nạ Kađong của người Dao ở huyện Ba Chẽ (tỉnh Quảng Ninh) không chỉ là tác phẩm điêu khắc độc đáo, mà còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào.

Những chiếc mặt nạ thể hiện tín ngưỡng tâm linh của người Dao Thanh Y
Những chiếc mặt nạ thể hiện tín ngưỡng tâm linh của người Dao Thanh Y

Tác phẩm điêu khắc độc đáo

Theo lời các lão nghệ nhân xưa, Kađong được coi như đấng thần linh bảo vệ con người, dòng họ và bản làng trước những thế lực hung hãn (quỷ dữ, muông thú, thiên tai, địch họa....), trở thành một phần di sản tinh thần của cả cộng đồng người Dao.

Người Dao thường kỳ công chọn những loại cây mọc ở rừng sâu, gỗ nhẹ, ít mấu không bị nứt nẻ hay cong vênh rồi tỉ mỉ đục, đẽo, chạm khắc thành những chiếc mặt nạ có khuôn mặt giống vị thánh, thần như trong sách cổ người Dao. Các bộ phận trên mặt nạ như mắt, mũi, miệng được cách điệu với đường nét hoang dã, oai phong, tôn nghiêm như tính cách của các vị thần.

Mặt nạ Kađong được sử dụng khi múa Kađong - một diễn xướng dân gian tổng hợp vô cùng ý nghĩa của người Dao Thanh Y. Người được lựa chọn để đeo mặt nạ tuyệt đối không để ai nhìn thấy mặt, thường sẽ là thầy mo khỏe mạnh, làm ăn phát đạt, vợ chồng thuận hòa, sành về các điệu múa của người Dao...

Thầy mo nhập vai Kađong khoác một cái bị, một cái nỏ và đeo mặt nạ gỗ sẽ biểu diễn các động tác múa cách điệu như: múa đi cày cấy, múa đi gặt, đi săn, chống lại muông thú, giặc giã để bảo vệ xóm làng…Xen lẫn trong màn múa, là các hội thoại răn dạy đạo đức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

Ấn tượng khi nhắc về điệu múa Kađong, anh Vi Văn Điễn, thôn Sơn Hải, huyện Ba Chẽ cho biết: “Tôi cũng đã có dịp được xem các nghệ nhân đeo mặt nạ Kađong múa. Múa Kađong rất hay, vừa tái hiện lại các lao động sản xuất, cuộc sống, vừa giáo dục con người về đạo đức, lối sống sao cho phải đạo”.

Bài toán bảo tồn văn hóa người Dao

Hiện nay mặt nạ người Dao đang bị mai một, gần như mất hẳn. Toàn huyện Ba Chẽ hiện nay không có một nghệ nhân nào có thể chế tác được mặt nạ gỗ. Chính vì vậy, huyện Ba Chẽ đã mở lớp tập huấn chạm khắc chế tác mặt nạ gỗ Kađong tại xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, với mong muốn bảo tồn nét văn hóa đặc trưng của người Dao, tạo sản phẩm du lịch cho khu bảo tồn văn hóa người Dao.

Lớp truyền dạy chạm khắc mặt nạ Kađong và vẽ tranh thờ của người Dao cũng được tổ chức tại trường dân tộc Nội trú huyện Ba Chẽ. Tại đây, học sinh sẽ được các nghệ nhân giới thiệu sơ lược về mặt nạ gỗ cùng các vị thần, hướng dẫn tô màu lên mẫu mặt nạ trên giấy trước, sau đó chọn những miếng gỗ để đục đẽo, chạm khắc tỉ mỉ từng chi tiết của mặt nạ, bào nhẵn và cuối cùng là tô màu.

Lớp truyền dạy mặt nạ gỗ Kađong ở trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ
Lớp truyền dạy chế tác mặt nạ gỗ Kađong ở trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ

Tuy phải theo những mẫu mặt nạ có sẵn mô phỏng các vị thần, nhưng học sinh Ba Chẽ vẫn có thể thỏa sức sáng tạo trong công đoạn đục đẽo và tô màu. Em Khúc Thị Lũng, lớp 9A, Trường Phổ thông dân tộc nội trú huyện Ba Chẽ, chia sẻ: "Học lớp điêu khắc mặt nạ này rất thích, được các thầy hướng dẫn tỉ mỉ nên chúng cháu cũng tự làm được mặt nạ Kađong. Chúng cháu cũng được thỏa sức khám phá và sáng tạo trên mặt nạ”.

Qua lớp truyền dạy, tập huấn tại trường học đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản của các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Ba Chẽ nói chung và bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc của dân tộc Dao nói riêng. Chị Vi Thị Tuyến, cán bộ phòng Văn hóa - Thông tin huyện Ba Chẽ, chia sẻ:“Ngoài việc tổ chức các lớp truyền dạy, huyện còn tổ chức trưng bày một số mặt nạ gỗ tại Nhà văn hóa sinh hoạt người Dao. Đây cũng là một trong những sản phẩm nhằm quảng bá, hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn trong thời gian tới”.

Gửi gắm những tâm tư tình cảm, đời sống văn hóa tinh thần, mặt nạ gỗ và múa Kađong có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tâm linh của người Dao. Đây cũng là một trong những sáng tạo tạo ra những sản phẩm du lịch mới để thu hút khách du lịch đến với địa phương.


Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Khám phá lịch sử và văn hóa trà

Media - BDT - 24 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Khám phá lịch sử và văn hóa trà. Quần thể di tích chùa Hương. Canh tác cà phê thông minh. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

“Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ

Media - BDT - 33 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 3/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội truyền thống chùa Thầy. Côn Sơn - Kiếp Bạc ngàn năm vang vọng. “Vàng xanh” nơi miền Tây xứ Nghệ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Hát Xoan làng cổ

Hát Xoan làng cổ

Media - BDT - 1 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 2/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hát Xoan làng cổ. Thánh đường hơn 100 năm tuổi ở Tiền Giang. Người “thắp lửa” Then ở Phú Cường. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Quảng Ngãi: Hỗ trợ thanh niên dân tộc thiểu số khởi sự kinh doanh

Kinh tế - Bùi Khôi Nguyên - 1 giờ trước
Vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Quảng Ngãi có nhiều tiềm năng, thế mạnh, nhiều sản phẩm đặc thù địa phương. Với trợ lực từ các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, đây là điều kiện thuận lợi để thanh niên mạnh dạn khởi sự kinh doanh.
Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Đẩy nhanh giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Năm 2025 là năm đặc biệt quan trọng để hoàn thành mục tiêu Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Bên cạnh sự chỉ đạo quyết liệt của Trung ương thì các địa phương cần linh hoạt, chủ động trong triển khai thực hiện các dự án thành phần.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Đảng bộ Phòng Tham mưu, BĐBP TP. Hồ Chí Minh: Nhiều kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ 2020 - 2025

Trang địa phương - Tào Đạt - Mai Lan - 1 giờ trước
Ngày 3/4, Đảng bộ Phòng Tham mưu, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP. Hồ Chí Minh tổ chức Đại hội lần thứ IV nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tá Trần Thanh Đức - Thành ủy viên, Chỉ huy trưởng BĐBP TP. Hồ Chí Minh tham dự, phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Diện mạo mới trên vùng đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 1 giờ trước
Sau gần bốn năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Lâm Đồng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.
Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Khánh thành, bàn giao nhà ở nội trú cho giáo viên tại bản Rào Con

Nhịp cầu nhân ái - Khánh Ngân - 1 giờ trước
Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Binh đoàn 12 (Bộ Quốc phòng) và các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ khánh thành công trình xây dựng nhà nội trú cho giáo viên điểm trường bản Rào Con, thuộc Trường Tiểu học số 2 Phong Nha (Bố Trạch, Quảng Bình).
Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Bộ Công an bàn giao kinh phí xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo tại Bạc Liêu

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Năm 2025, Bộ Công an đồng hành, hỗ trợ cùng tỉnh Bạc Liêu xây dựng 700 căn nhà tặng hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền 42 tỷ đồng.
Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang thăm, chúc Tết Chôl Chnam Thmây 2025

Tin tức - Tào Đạt - Như Tâm - 1 giờ trước
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây 2025 của đồng bào Khmer, Ban Thường vụ Hội đoàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Kiên Giang (ĐKSSYN) do hòa thượng Danh Đổng - Ủy viên Thường trực Hội, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh, Chủ tịch Hội ĐKSSYN tỉnh Kiên Giang, làm trưởng đoàn, đã đến thăm và chúc mừng một số ban ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh có cán bộ, công nhân, viên chức người dân tộc Khmer làm việc.