Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ chương trình cấp phát cồng chiêng: Sự tiếp nối cho mai sau (Bài cuối)

Lê Phương - 22:18, 30/07/2022

Chương trình trao tặng cồng chiêng không chỉ giúp cho các thôn làng có cồng chiêng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm của các cấp ngành trong việc gìn giữ và đề cao giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc. Từ sự quan tâm này đã và đang khơi dậy tình yêu cồng chiêng trong cộng đồng. Đối với các nghệ nhân, Người uy tín..., họ đã xem đây là động lực tiếp bước cho họ trên hành trình bảo vệ, sưu tầm và trao truyền nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng cho thế hệ mai sau...

Nghệ nhân Yang Danh (đứng giữa) dạy đánh cồng chiêng cho lớp trẻ
Nghệ nhân Yang Danh (đứng giữa) dạy đánh cồng chiêng cho lớp trẻ

Những người truyền cảm hứng

Nói về những nghệ nhân luôn gắn bó và dành tình yêu cho những di sản văn hóa Ba Na trên vùng cao Vĩnh Thạnh, Bình Định, không thể không nhắc đến ông Yang Danh. Từ thời thơ ấu, những phong tục, tập quán, văn hoá của đồng bào Ba Na đã ngấm vào ông như một phần máu thịt. Với lợi thế về phương pháp sư phạm, lại có kiến thức về văn hoá, tiếng nói, chữ viết của đồng bào Ba Na nên khi ông truyền đạt dễ hiểu, dễ nhớ.

Đặc biệt, ông dành nhiều thời gian để gặp gỡ các nghệ nhân sưu tầm tư liệu cổ biên soạn, ghi chép lại. Trong đó, nhiều áng thơ ca, phong tục của đồng bào đã được ông biên soạn, đóng quyển cẩn thận để làm tài liệu truyền dạy cho dân tộc mình. Dù  tuổi đã cao, nhưng nghệ nhân Yang Danh vẫn ngày ngày đi dạy tiếng, chữ Ba Na (nhóm Ba Na K’riêm), truyền dạy phong tục, nghi lễ văn hoá dân tộc Ba Na và cách đánh cồng chiêng cho lớp trẻ.

Ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh, nghệ nhân ưu tú Đinh Chương cũng là người “giữ hồn” văn hóa truyền thống của buôn làng Ba Na. Hiện, ông nắm giữ rất nhiều bài bản trường ca, truyện cổ tích Ba Na. Đã ngoài tuổi 70, nhưng nghệ nhân Đinh Chương vẫn ngày ngày truyền dạy cồng chiêng, dân ca, cách đan đát, làm một số nhạc cụ bằng tre nứa cho các cháu tại làng K8 (xã Vĩnh Sơn). 

Say đắm với cồng chiêng và trăn trở với việc con em làng mình không hứng thú với nhạc cụ truyền thống này, không quản ngại khó khăn, nghệ nhân Đinh Kim, xã Vĩnh Thịnh, huyện Vĩnh Thạnh lặn lội đến từng nhà kêu gọi lớp trẻ học đánh cồng chiêng. Ban đầu là nể người già, thương cái tha thiết của nghệ nhân Đinh Kim, về sau không ít người dần dần ham thích tiếng cồng tiếng chiêng. Nhờ đó, ở mỗi làng của xã Vĩnh Thịnh đều có đội cồng chiêng thường xuyên hoạt động. Đặc biệt, nhờ ông mà K8 là làng duy nhất trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh có tới 3 đội cồng chiêng, với 3 thế hệ thanh niên, thiếu niên và người cao tuổi luôn sẵn sàng trình diễn.

Còn ở huyện Vân Canh, già làng Lê Văn Ru được xem là người có tình yêu say đắm với cồng chiêng và luôn nhiệt huyết với văn hóa truyền thống. Già Ru kể: Già đã học cách đánh cồng chiêng từ lúc còn thanh niên. Ban đầu, mình học “lỏm” từ già làng, các nghệ nhân thông qua các buổi tập văn nghệ lâu dần, thấy tiếng cồng chiêng thấm dần vào máu thịt nên tìm đến tận nhà già làng nhờ chỉ dạy và đến bây giờ, cồng chiêng đã thấm vào máu thịt, không thể dứt ra được.

Các nghệ nhân tận tình hướng dẫn cặn kẽ “bếp núc” chuyện đánh cồng chiêng cho học sinh
Các nghệ nhân tận tình hướng dẫn cách đánh cồng chiêng cho học sinh

Tiếp nối cho mai sau...

Từ ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, những năm qua, các nghệ nhân ở các huyện miền núi tỉnh Bình Định, đã chú trọng kết hợp việc biểu diễn với việc truyền dạy cho lớp trẻ nhằm duy trì, phát triển đội ngũ kế cận. Đây chính là phương thức hiệu quả để khơi dậy tình yêu văn hóa truyền thống và trao truyền trách nhiệm giữ gìn vốn quý của cha ông cho thế hệ trẻ.

Để tạo không gian trình diễn nghệ thuật truyền thống, vào các ngày lễ lớn của đất nước, hay những dịp lễ, ngày hội truyền thống của làng, huyện Vĩnh Thạnh khuyến khích các xã, làng tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ. Huyện đoàn Vĩnh Thạnh cũng đã thành lập các CLB thanh niên tham gia bảo tồn cồng chiêng. Nhờ đó, các nghệ nhân ở các làng có cơ hội tham gia biểu diễn, con cháu có cơ hội học hỏi. Cũng chính từ những hoạt động này đã khơi dậy trong thanh thiếu niên tình yêu đối với bản sắc văn hóa dân tộc mình.

Trường THPT Dân tộc nội trú Vĩnh Thạnh, cũng là một trong những đơn vị điển hình trong việc bảo tồn văn hóa truyền thống. Trường thường xuyên mời các nghệ nhân tiêu biểu đến giảng dạy cho học sinh theo kiểu “cầm tay chỉ việc”. Đây cũng là cơ hội để các nghệ nhân trực tiếp truyền dạy cho thanh thiếu niên, chọn lựa hạt nhân kế cận. CLB cồng chiêng của trường hiện có gần 30 thanh niên nòng cốt. 

Để thu hút thêm thành viên tham gia, Ban Giám hiệu nhà trường và Đoàn trường, còn tổ chức các chi hội CLB cồng chiêng thanh niên tại 15 lớp. Vào những ngày lễ lớn, kỷ niệm ngày thành lập trường, khai giảng… đội cồng chiêng tham gia tập luyện, biểu diễn.

Ngày càng có nhiều người trẻ yêu thích cồng chiêng
Ngày càng có nhiều người trẻ yêu thích cồng chiêng

Tại huyện An Lão, thực hiện chương trình hành động số 07 của Huyện ủy, trong những ngày qua, Trung tâm Văn hóa-Thông tin-Thể thao An Lão, đã mở các lớp tập huấn cồng chiêng cho các đội văn nghệ các xã, thị trấn. Đặc biệt là các em học sinh ở các trường nội trú, bán trú trên địa bàn; đây là thế hệ trẻ tương lai sau này sẽ duy trì, bảo tồn văn hóa cồng chiêng của người đồng bào DTTS.

Tại các lớp tập huấn những học viên được các nghệ nhân, anh, chị đi trước có kinh nghiệm trong việc đánh cồng chiêng và có năng khiếu về biểu diễn hướng dẫn từng động tác cơ bản, nhất là trong nghệ thuật cồng chiêng.

Từ khi còn ngại ngùng khi lần đầu được tận tay gõ từng nhịp chiêng, qua thời gian với sự hướng dẫn tận tình của nhiều anh, chị thế hệ đi trước, từng thành viên trong đội ngày càng thuần thục, kết hợp ăn ý. Đội cồng chiêng dần quen và yêu thích âm thanh trầm bổng của loại nhạc cụ dân tộc độc đáo cồng chiêng.

Em Đinh Thị Hoàng tâm sự: "Đây là lần đầu tiên em được tập đánh cồng chiêng. Qua mỗi buổi học, lắng nghe từng nhịp, phách âm thanh cồng chiêng em rất thích thú và say mê luôn. Ngoài giờ đi học, giúp lúc nào không biết sẽ thường xuyên luyện tập để thuần thục, đồng thời kêu gọi các bạn cùng tập đánh cồng chiêng.

Có thể nói, việc gìn giữ và phát huy giá trị các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống, khơi dậy niềm đam mê văn hóa cồng chiêng, nhất là thế hệ trẻ, những mầm non tương lai của người đồng bào DTTS là việc làm hết sức thiết thực. 

Hiện nay, trong vai trò truyền dạy và quan trọng hơn cả là “truyền lửa”, các nghệ nhân lớn tuổi không chỉ hướng dẫn cặn kẽ cách đánh cồng chiêng; trao truyền các bài chiêng cơ bản, đặc trưng nhất của từng dân tộc, và hơn hết là họ đã gặt hái được nhiều kết quả trong việc lan tỏa tình yêu văn hóa truyền thống trong cộng đồng.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các Bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Trao giải sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trao giải sáng tác về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Tin tức - Minh Nhật - 3 phút trước
Tối 19/5, tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ Trao giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm, văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đợt II, giai đoạn 2021-2025.
Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Kon Tum: Giao gần 5,9ha đất cho huyện Đăk Glei phục vụ chỗ ở ổn định cho người dân di cư tự phát

Chính sách Dân tộc - Ngọc Chí - 1 giờ trước
UBND tỉnh Kon Tum vừa có Quyết định giao gần 5,9ha đất cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đăk Glei, để thực hiện dự án bố trí ổn định dân di cư tự phát tại các xã biên giới Đăk Long, Đăk Nhoong, Đăk Plô, huyện Đăk Glei.
Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hà Giang: Phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Pháp luật - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Ngày 19/5, lực lượng chức năng tỉnh Hà Giang đã phát hiện số lượng lớn thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.
Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Huyện Bảo Yên triển khai hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững

Xã hội - Trọng Bảo - 3 giờ trước
Là địa phương có nhiều lợi thế về phát triển nông lâm nghiệp, theo đó trong những năm qua, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai đã đưa nhiều giống cây con mới có giá trị kinh tế vào nuôi trồng và từng bước hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nâng cao thu nhập cho người dân.
Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Ninh Thuận khai thác giá trị văn hoá Chăm để phát triển du lịch

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 4 giờ trước
Tỉnh Ninh Thuận có nhiều di sản văn hóa Chăm đặc sắc thu hút đông đảo du khách đến tham quan, chiêm ngưỡng nét đẹp các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. Với mục tiêu xây dựng vùng đất nắng gió trở thành điểm đến du lịch văn hóa hấp dẫn, địa phương đã quan tâm quảng bá di tích lịch sử, kiến trúc đền tháp, các lễ hội gắn với làng nghề truyền thống và các Bảo vật quốc gia của đồng bào Chăm. Đặc biệt chương trình dân ca dân vũ độc đáo trở thành điểm nhấn quan trọng thu hút du khách đến với Ninh Thuận.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai trồng gần 5.000 cây xanh

Xã hội - Ngọc Thu - 19:10, 19/05/2025
Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), ngày 19/5, Đồn Biên phòng Ia Pnôn, Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai, đã tổ chức Lễ phát động trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” năm 2025.
Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền dân sự của người DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 19:05, 19/05/2025
Chiều 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về việc thí điểm Viện Kiểm sát nhân dân khởi kiện vụ án dân sự, để bảo vệ quyền dân sự của các chủ thể là nhóm dễ bị tổn thương, hoặc bảo vệ lợi ích công.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.