Chương trình trao tặng cồng chiêng không chỉ giúp cho các thôn làng có cồng chiêng đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt, hưởng thụ văn hóa, mà còn thể hiện sự quan tâm của các cấp ngành trong việc gìn giữ và đề cao giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của cộng đồng dân tộc. Từ sự quan tâm này đã và đang khơi dậy tình yêu cồng chiêng trong cộng đồng. Đối với các nghệ nhân, Người uy tín..., họ đã xem đây là động lực tiếp bước cho họ trên hành trình bảo vệ, sưu tầm và trao truyền nghệ thuật biểu diễn cồng chiêng cho thế hệ mai sau...
Những năm qua, Chương trình trao tặng cồng chiêng cho các thôn làng đồng bào DTTS ở Bình Định đã phát huy hiệu quả tích cực. Nhờ có được cồng chiêng, những người có tâm huyết với văn hóa truyền thống đã tích cực vận động và truyền dạy cho bà con, đặc biệt là những người trẻ tuổi về giá trị độc đáo của nghệ thuật cồng chiêng; về niềm tự hào và quý trọng văn hóa truyền thống.
Nhận thức được ý nghĩa, vai trò, giá trị của văn hóa truyền thống, cũng như công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các DTTS trong giai đoạn hiện nay, những năm qua, tỉnh Kon Tum đã nỗ lực thực hiện việc gìn giữ, bảo tồn cồng chiêng, từ đó đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Thời gian qua, nhiều làng đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng để duy trì bản sắc văn hóa dân tộc. Đồng thời, các cấp, ngành của tỉnh cũng đưa ra nhiều giải pháp và tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm giúp đồng bào các DTTS bảo tồn, phát huy giá trị Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên sau 15 năm được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Nếu đến Ia Pa, tỉnh Gia Lai vào tầm 5 năm trước, du khách sẽ chỉ được xem đánh chiêng vào những dịp lễ hội hay có sự kiện đặc biệt diễn ra. Nhưng giờ đây, âm thanh của chiêng đang dần vang vọng khắp các buôn, xã trên địa bàn huyện Ia Pa. Hàng nghìn người biết đánh chiêng, hàng trăm bộ cồng chiêng được lưu giữ… Kết quả đó chính là sự nỗ lực bảo tồn, giữ gìn và phát huy văn hóa cồng chiêng của cộng đồng và chính quyền ở Ia Pa.
Biểu diễn cồng chiêng là nét văn hóa đặc sắc, luôn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào DTTS. Tuy nhiên, ở các vùng đồng bào DTTS tại Bình Định, hoạt động văn hóa này ngày càng thưa dần. Nguyên nhân là do nhiều làng không có cồng chiêng, nên vào những dịp lễ hội phải đi đến các làng khác để mượn. Điều này không chỉ làm cho các lễ hội của đồng bào kém bản sắc, mà đây còn là nguy cơ mất đi loại nhạc cụ truyền thống độc đáo này.