Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làng cổ của người Ba Na bên dòng sông Đăk Bla

Đ. Dương - 09:43, 25/05/2022

Làng cổ Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa,TP. Kon Tum nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng. Đây là một trong những ngôi làng cổ nhất ở Kon Tum với tuổi đời trên 300 năm. Nhiều năm nay, người Ba Na ở đây đã biết làm du lịch như mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn ... để thu hút du khách đến tham quan.

Nhà rông nơi thu hút khách du lịch tại làng
Nhà rông làng Kon K'tu

Làng cổ bên sông

Cách trung tâm TP. Kon Tum 6 km về hướng đông, làng Kon K’tu (xã Đăk Rơ Wa) như một khoảng lặng yên bình giữa ồn ào phố thị. Dù làng trong phố, thế nhưng Kon K’tu vẫn giữ nguyên được nét đẹp cổ xưa của người Ba Na. Đây là nơi sinh sống của 138 hộ dân, với hơn 736 nhân khẩu. Trải qua năm tháng ngôi làng vẫn giữ được nét đẹp cổ kính, hoang sơ riêng biệt của người Ba Na. Trong làng phần lớn vẫn là những căn nhà sàn theo kiểu truyền thống. Thậm chí vẫn còn nhiều ngôi nhà vách đất nhuốm màu năm tháng.

Làng Kon K’tu nằm ở vị trí rất đặc biệt, có sông, ghềnh thác, các bãi cát trải dài dọc theo bờ sông bao bọc quanh làng, một số bãi phù sa màu mỡ được bồi đắp qua các năm, rừng được tái sinh ngày một thêm phát triển. Điểm nhấn đặc biệt, là đoạn sông phía sau lưng nhà rông, có các bãi cát bồi trải rộng và dài, bên kia sông là núi cao, tạo nên khung cảnh vừa nên thơ, vừa hùng vỹ của đất trời Tây Nguyên, dòng sông luôn giữ được nguồn nước trong xanh.

Nhờ có nhánh sông Đăk Bla chảy qua, cùng với địa hình đặc trưng của khu vực cao nguyên, trải qua thời gian hàng bao đời nay, giúp người dân nơi đây hình thành và phát triển sản xuất nông nghiệp theo phương thức truyền thống, mang những nét đặc trưng riêng của địa phương.

Du khách tham quan trải nghiệm đan lát tại nhà nghệ nhân A Hùng
Du khách tham quan trải nghiệm đan lát tại nhà nghệ nhân A Hùng

Ông A Đưn, Bí thư Chi bộ, Thôn trưởng làng Kon K’tu cho biết, tiếng Ba Na, Kon có nghĩa là làng, còn K’tu có nghĩa là cổ. Chẳng biết làng này có từ khi nào, già chỉ nhớ cha ông kể lại làng có lịch sử hơn 300 năm. 

“Làng Kon K’Tu chúng tôi vẫn luôn giữ được truyền thống văn hóa của người Ba Na. Đặc biệt là duy trì và bảo dưỡng nhà rông nguyên vẹn kiến trúc, bản sắc của đồng bào dân tộc Ba Na với vật liệu hoàn toàn từ tự nhiên như gỗ, tre, nứa, mái tranh,… thiết kế rất khéo léo và công phu được phô diễn qua các hoa văn riêng biệt của người dân tộc Ba Na nơi đây”, ông A Đưn giới thiệu.

Ông A Đưn vui mừng cho biết thêm, nhà rông của làng vừa được Nhà nước hỗ trợ sửa chữa lại trước Tết vừa rồi, nay trông rất mới và đẹp.

Phụ nữ Ba Na chuẩn bị món ăn đón khách
Phụ nữ Ba Na chuẩn bị món ăn đón khách

Điểm du lịch hấp dẫn

Từ phố thị Kon Tum, qua cầu treo Kon Klor, chạy dọc dòng sông Đăk Bla, chúng ta có thể nhìn thấy ngôi làng cổ Kon K'tu. Điều đặc biệt làng Kon K’tu có vị thế khá lý tưởng, vừa đứng bên núi, lại nằm cạnh sông, không khí khá trong lành.

Nhờ có vị trí thuận lợi không xa trung tâm TP. Kon Tum, với khung cảnh độc đáo, trong những năm qua, các công ty lữ hành nội địa và quốc tế tại Kon Tum; cũng như các công ty lữ hành ngoài tỉnh, các cá nhân yêu thích du lịch khám phá và tìm hiểu văn hóa.., đã xúc tiến các tour du lịch để đưa du khách đi tham quan, khám phá tại làng.

Nhờ đó, một số hộ người Ba Na tại làng Kon K’tu từ lâu đã biết làm du lịch; hiện nay cả cộng đồng làng Kon K’tu đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm và xem du lịch là một ngành kinh tế hái ra tiền để trang trải cuộc sống. Người dân đã mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn phục vụ cho du khách đến tham quan…

Nhận thấy, việc xây dựng nơi lưu trú cho các đoàn khách du lịch là cần thiết, để phục vụ khách du lịch, anh A Câm và nhiều người dân làng Kon K'tu đã tích góp, gom tiền để xây dựng mô hình homestay.

Anh A Câm kể lại: Ngày xưa gia đình anh làm nhà sàn, hướng dẫn du khách đi tham quan và giới thiệu về văn hóa, phong tục tập quán của người Ba Na. Ngày đó, cả làng chỉ có 1 hộ ông A Ben là có nơi lưu trú, du khách đến làng chỉ để tham quan, chụp hình, ngắm cảnh đa số đều không ở lại làng,... Bởi lúc bấy giờ, làng không có khách sạn hay nhà nghỉ nào khác, cả dịch vụ ăn uống cũng không có. Chính vì vậy, gia đình tôi đã tích góp tiền để xây dựng homestay nho nhỏ theo kiểu đơn sơ, giữ nguyên bản sắc truyền thống của nhà sàn người Ba Na.

“Qua thời gian, tôi đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm, cùng với việc tích cực học hỏi thêm kiến thức, được xã, thành phố cho đi tham quan các mô hình du lịch cộng đồng, nên hiện nay hometay của tôi vừa đáp ứng được nhu cầu lưu trú của khách, vừa có thể phục vụ thêm cho khách du lịch các món ăn truyền thống khi có khách có nhu cầu", anh A Câm chia sẻ.

Làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa được UBND tỉnh Kon Tum công nhận là Làng du lịch cộng đồng năm 2020. Bên cạnh cảnh quang, kiến trúc độc đáo, người dân ở đây cũng rất hiền hoà và mến khách, có tính cộng đồng rất cao.

Đặc biệt, hầu hết nam, nữ thanh thiếu niên trong làng đều biết sử dụng nhạc cụ cồng chiêng truyền thống của dân tộc và rất nổi tiếng với điệu múa xoang để biểu diễn trong những mùa lễ hội, hoặc khi có khách du lịch đến tham quan tại làng.

Một số nghề truyền thống gắn liến với đời sống người dân vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn. Với hầu hết người phụ nữ Ba Na ở làng cổ Kon K’tu, tấm thổ cẩm với nhiều hoa văn, không chỉ là tác phẩm được làm bằng tay kì công, mà còn là sự sáng tạo và nơi gửi gắm những tình cảm, tâm tư của họ.

Bà Y Yin dệt thổ cẩm
Bà Y Yin dệt thổ cẩm

Bà Y Yin cho biết, hiện nay dệt thổ cẩm cũng thu hút rất nhiều du khách tham quan du lịch, có rất đông du khách muốn trải nghiệm tự dệt riêng cho mình một sản phẩm. Nên bà cảm thấy rất vui và muốn giữ lại nghề để du khách gần xa biết đến làng mình.

Bên cạnh đó, tại thôn Kon K’tu hiện vẫn còn lưu giữ được nghề tạc tượng gỗ, đan lát mây tre. Ông A Hùng, nghệ nhân duy nhất trong thôn vẫn đang miệt mài gìn giữ, tạo được thu nhập ổn định từ những sản phẩm tượng gỗ và đan lát các vật dụng như gùi, rổ, rá,… do chính tay mình làm ra.

Ông Hùng cho biết: “Mỗi bức tượng gỗ tôi bán từ 500 đến 1 triệu đồng, đối với gùi thì cũng 200 đến 300 nghìn đồng, tùy thuộc vào kích thước. Sản phẩm làm hoàn toàn bằng thủ công nên du khách đến đây rất thích thú”.

Nghệ nhân A Hùng hướng dẫn con cháu tạc tượng
Nghệ nhân A Hùng hướng dẫn con cháu tạc tượng

Ngoài ra, đến đây khách du lịch còn được trực tiếp trải nghiệm thực hành cùng nghệ nhân các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm rượu ghè, đan lát, chế tác và chơi các loại nhạc cụ dân tộc như T'rưng, cồng chiêng… Du khách đến làng còn được tham gia làm các món ăn truyền thống với tổ ẩm thực của làng, xuống suối bắt cá, gội đầu bằng nước lá truyền thống...

Ông Đào Văn Hậu, Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Wa cho biết, từ khi được công nhận làng Du lịch cộng đồng, nhận thức của bà con đã thay đổi. Bà con Ba Na trong làng đã biết khai thác tiềm năng làm du lịch. Khi tham gia vào làm du lịch cộng đồng, bà con được hưởng lợi nhiều hơn về chính sách ưu đãi vốn vay, xã cũng giới thiệu nhiều du khách đến tham quan hơn. Nhờ đó, bà con vừa có tiền dịch vụ lưu trú, vừa tiêu thụ các mặt hàng sẵn có như gà, rau rừng, măng, cơm lam, rượu ghè, kết hợp đan lát…, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đóng góp tích cực trong công tác giảm nghèo trên địa bàn xã.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Media - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Vườn Quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.
Dân tộc Pà Thẻn

Dân tộc Pà Thẻn

Media - Hồng Phúc - Việt Hùng - 2 giờ trước
Pà Thẻn thuộc nhóm DTTS rất ít người cư trú chủ yếu tại các huyện Bắc Quang, Quang Bình, tỉnh Hà Giang; và các huyện Chiêm Hóa, Yên Sơn, Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Theo số liệu Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2019, dân số người Pà Thẻn là 8.248 người.
Rau càng cua với sức khỏe con người

Rau càng cua với sức khỏe con người

Media - Hoàng Quý - 2 giờ trước
Rau càng cua là loại rau chứa nhiều dinh dưỡng với 92% nước cùng 8% là các vitamin, khoáng chất như beta caroten, sắt, kali, magiê, vitamin C,… Không chỉ là một loại rau có nhiều giá trị về dinh dưỡng, rau càng cua còn đóng vai trò như một vị thuốc dùng để điều trị nhiều bệnh và bảo vệ sức khỏe con người như chống viêm, giảm lượng cholesterol, chống oxy hóa,... Sau đây là một số công dụng của rau càng cua với sức khỏe con người mời các bạn tham khảo.
Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Thông cáo báo chí số 11, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV

Tin tức - PV - 2 giờ trước
Thứ sáu, ngày 2/6/2023, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 11 của Kỳ họp thứ 5 tại Nhà Quốc hội với các phiên họp toàn thể tại hội trường dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ.
Tin trong ngày - 2/6/2023

Tin trong ngày - 2/6/2023

Media - BDT - 20:00, 02/06/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm, chúc mừng các chức sắc, tăng ni, Phật tử Giáo hội Phật giáo Việt Nam; Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; 12 di sản được ghi danh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Trải nghiệm Vườn Quốc gia Cúc Phương

Vườn Quốc gia Cúc Phương (hay rừng Cúc Phương) là một khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng đặc dụng nằm trên địa phận ranh giới 3 tỉnh: Ninh Bình, Hòa Bình và Thanh Hóa. Vườn Quốc gia này có hệ động thực vật phong phú đa dạng mang đặc trưng rừng mưa nhiệt đới. Nhiều loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng cao được phát hiện và bảo tồn tại đây. Đây cũng là vườn quốc gia đầu tiên tại Việt Nam.
Độc đáo ẩm thực của người Gia Rai

Độc đáo ẩm thực của người Gia Rai

Media - Ngọc Thu - 19:41, 02/06/2023
Từ nguyên liệu sẵn có cùng cách chế biến đơn giản, các món ăn lá mì, cơm lam, gà nướng… không chỉ là món ăn dân dã trong bữa cơm hằng ngày của người Gia Rai mà còn là văn hóa ẩm thực đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên nắng gió.
Đắk Lắk: Bắt đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với chiêu trò mới

Đắk Lắk: Bắt đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với chiêu trò mới

Pháp luật - Hoàng Thùy - 17:20, 02/06/2023
Ngày 2/6, Công an huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa điều tra làm rõ, bắt giữ một đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng với chiêu trò rất mới, rất tinh vi, lần đầu tiên xuất hiện tại tỉnh Đắk Lắk.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Một ngày liên tiếp triệt phá 2 vụ tàng trữ ma túy

Bà Rịa - Vũng Tàu: Một ngày liên tiếp triệt phá 2 vụ tàng trữ ma túy

Pháp luật - Lê Vũ - Quang Anh - 16:20, 02/06/2023
Ngày 2/6, Đồn Biên phòng Phước Tỉnh (Bộ đội Biên phòng Bà Rịa – Vũng Tàu) cho biết: Chỉ trong 1 ngày (1/6) đơn vị đã liên tiếp triệt phá 2 vụ, bắt giữ 2 đối tượng về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm 18 gói ma túy tổng hợp dạng đá có trọng lượng khoảng 7,6 gram và 3 điện thoại di động.
Đắk Lắk: Mở lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap của người Gia Rai

Đắk Lắk: Mở lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap của người Gia Rai

Tìm trong di sản - Lê Hường - 16:15, 02/06/2023
Ngày 2/6, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Khai mạc lớp truyền dạy kỹ năng đánh chiêng Arap và dân vũ của dân tộc Gia Rai cho 25 học viên tại xã Ea Sol, huyện Ea H’leo. Đây là chương trình thuộc Dự án Hỗ trợ kỹ thuật “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”, do Trung tâm Hợp tác Quốc tế tỉnh Jeollabuk (JBCIA, Hàn Quốc) tài trợ.
Bộ sưu tập

Bộ sưu tập "Sen trong đời sống văn hóa Việt" xác lập kỷ lục châu Á

Sắc màu 54 - Hồng Phúc - 15:08, 02/06/2023
Nhà sưu tập Nguyễn Thị Thanh Tâm - Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Di sản áo dài Việt Nam vừa được ghi nhận kỷ lục người phụ nữ sở hữu bộ sưu tập chủ đề “Sen trong đời sống văn hóa Việt”.