Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đại ngàn Tây Nguyên trong nhạc sĩ Kpa Ylăng

Lương Định - 14:52, 09/12/2021

Nhạc sĩ Kpa Ylăng được mệnh danh là cánh chim Ch’rao của núi rừng Tây Nguyên. Những sáng tác của ông dù là âm nhạc, thơ hay công trình nghiên cứu văn hóa đều thấm đẫm "chất" Tây Nguyên. Ông cũng là người có công đầu trong việc đưa trống đôi, cồng ba, chiêng năm của người Ba Na, người Chăm trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Chân dung nhạc sĩ Kpa Ylăng
Chân dung nhạc sĩ Kpa Ylăng

Sống và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh, nhưng nhạc sĩ Kpa Y Lăng luôn không nguôi nhớ về quê nhà Phú Yên, mảnh đất thấm đẫm âm nhạc của dân tộc Ba Na và Chăm mà ông đã dành gần trọn đời mình gắn bó. Nơi đó, ông từng chung tay với dân làng xây dựng nhà văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa mới, tổ chức phục dựng lễ hội đâm trâu để nghiên cứu âm nhạc cồng chiêng của đồng bào Ba Na, đồng bào Chăm ở Phú Yên. Để rồi năm 2016, nghệ thuật trình diễn "trống đôi, cồng ba, chiêng năm" của dân tộc Ba Na, dân tộc Chăm trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, được nhiều người biết đến.

Nhạc sĩ Kpa Ylăng, dân tộc Ba Na (tên khai sinh là La Mai Chửng), sinh năm 1942 ở xã Phú Mỡ, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên. Ông tham gia đánh giặc giữ buôn làng từ nhỏ, sau đó tập kết ra Bắc rồi vào Đoàn Ca múa Tây Nguyên làm diễn viên. Năm 1962, ông thi đỗ vào Trường Âm nhạc Việt Nam, học đàn Accordéon và sáng tác, năm sau đó, cùng Đoàn Ca múa Giải phóng miền Nam Việt Nam vào mặt trận B2 phục vụ chiến trường, tham gia biểu diễn và sáng tác tiết mục cho Đoàn, lấy bút danh là Kpa Y Lăng. Năm 1975, Kpa Y Lăng công tác tại Đoàn Ca múa Bông Sen, rồi chuyển về công tác nghiên cứu tại Phân viện Văn hóa - Nghệ thuật tại TP. Hồ Chí Minh cho tới lúc nghỉ hưu.

Nhạc sĩ Kpa Ylăng bắt đầu sáng tác âm nhạc từ năm 1968, trở thành nhạc sĩ đầu tiên của dân tộc Ba Na. Tuy ông viết không nhiều, nhưng âm nhạc của ông có phong cách độc đáo, vì được phát triển trực tiếp từ vốn sống và thấm nhuần những chất liệu dân ca các dân tộc ít người vùng Tây Nguyên như: Ba Na, Ê Đê, Gia Rai… Đó là những ca khúc tiêu biểu như: "Buôn mới”, “Tây Nguyên quê em”, “Nhạc đàn T’rưng”, “Hoa Pơ lang thành phố”, “Cao nguyên xanh”, “Nhớ mưa cao nguyên”, “Gió ru em”, “Xuân Tây Nguyên”… Trong số đó, nổi tiếng nhất, tạo được tiếng vang ấn tượng nhất chính là ca khúc “Suối hát Ây - Rey”, được Giải Nhất năm 2002 của Hội Nhạc sĩ Việt Nam.

Nhạc sĩ Kpa Ylăng và Đội cồng chiêng Ba Na làng Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên)
Nhạc sĩ Kpa Ylăng và Đội cồng chiêng Ba Na làng Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân (Phú Yên)

Nhạc sĩ Kpa Ylăng là người đa tài, ngoài sáng ca khúc, nghiên cứu, sưu tầm âm nhạc dân gian, ông còn là một nhà thơ. Những tác phẩm thơ của ông cũng thấm đẫm màu sắc văn hóa Tây Nguyên, trong đó có một số bài thơ đã được phổ nhạc, tạo được tiếng vang như tập thơ “Mặt trời” (2004).

Dù là nhạc sĩ, nhưng Kpa Ylăng được biết đến nhiều hơn với tư cách là một chuyên gia nghiên cứu âm nhạc dân tộc. Vì vậy, trong các lễ hội lớn của các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, ông thường được mời làm cố vấn cho việc tổ chức, đạo diễn chương trình. Các nghiên cứu khoa học âm nhạc của ông, đặc biệt đề tài “Âm nhạc cồng chiêng trong lễ hội đâm trâu của dân tộc Ba Na ở Phú Khánh và Nghĩa Bình" được trình bày tại hội thảo Nhạc hội liên hoan cồng chiêng Gia Lai - Kon Tum năm 1985, rất có giá trị học thuật. Từ cơ sở ban đầu đó, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phú Yên lập hồ sơ đề nghị và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận nghệ thuật trình diễn trống đôi, cồng ba, chiêng năm là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Giờ đây, đã ngoài 70 tuổi, nhạc sĩ Kpa Ylăng dù không có mảnh vườn, đám rẫy nào, nhưng ông có cả Tây Nguyên rộng lớn. Trong câu chuyện với chúng tôi, Kpa Ylăng chia sẻ, âm nhạc truyền thống của đồng bào Tây Nguyên rất giá trị. Tây Nguyên sẽ không còn là chính mình nếu mất đi cồng chiêng, mất đi tiếng đàn T’rưng, đàn goong… Trong giọng nói của ông, người nghe vẫn thấy nhiệt huyết của con người lội suối, băng rừng đi tìm đàn đá của mấy mươi năm trước...

Với những cống hiến không mệt mỏi nhạc sĩ Kpa Ylăng đã vinh dự đón nhận Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng Nhì, Huân chương Quyết thắng hạng Nhất, Nhì và Ba, Huân chương Lao động hạng Ba, Huy chương Vì sự nghiệp Âm nhạc Việt Nam, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam, Huy chương Chiến sĩ Văn hóa; giải Nhất ca khúc năm 2002 (Hội Nhạc sĩ Việt Nam).

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Viết báo đồng hành cùng đồng bào DTTS bảo tồn văn hóa, phát triển du lịch

Hơn 30 năm làm báo, tôi từng đảm nhận nhiều vai trò: phóng viên phát thanh, truyền hình, biên tập viên, quay phim, đạo diễn và phụ trách Phòng Biên tập Phát thanh – Truyền hình tiếng dân tộc thiểu số, Đài Phát thanh- Truyền hình tỉnh Quảng Ngãi. Dù ở vị trí nào, tôi luôn tâm niệm viết báo không chỉ để thông tin mà còn để đồng hành cùng đồng bào gìn giữ văn hóa truyền thống, phát triển du lịch. Sau khi nghỉ hưu, tôi tiếp tục gắn bó với nghề trong vai trò cộng tác viên Báo Dân tộc và Phát triển, bền bỉ theo đuổi hành trình viết báo vì cộng đồng.
Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Kon Tum: Ổn định dân cư từ nguồn vốn Chương trình MTQG 1719

Chuyên đề - Ngọc Chí - 2 phút trước
Những ngôi nhà mới khang trang đang dần hình thành tại các điểm dân cư được đầu tư đầy đủ cơ sở hạ tầng thiết yếu. Mơ ước có căn nhà ở ổn định của các hộ đồng bào DTTS nghèo tại tỉnh Kon Tum đã trở thành hiện thực. Kết quả đó thể hiện sự quyết tâm cao của cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Kon Tum trong việc triển khai thực hiện Dự án 1 và Dự án 2, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Sáp nhập tỉnh, giảm từ 63 xuống 34: Biển số xe giữ nguyên hay phải đổi?

Tin tức - Minh Nhật - 2 phút trước
Từ ngày 15/6/2025, sau khi sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh, số lượng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ giảm từ 63 xuống còn 34. Trong bối cảnh đó, một trong những vấn đề được người dân đặc biệt quan tâm là việc sử dụng biển số xe cũ sau sáp nhập: có phải đổi biển số mới hay không?
Các xã mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai vận hành thử nghiệm từ ngày 17/6

Các xã mới trên địa bàn tỉnh Lào Cai vận hành thử nghiệm từ ngày 17/6

Tin tức - Trọng Bảo - 11 phút trước
Thực hiện Thông báo số 4695 của tỉnh ủy Lào Cai, từ ngày 17 đến ngày 30/6, 48/48 xã mới sẽ vận hành thử nghiệm gắn với chuẩn bị hoạt động cấp xã sau sáp nhập trên địa bàn tỉnh.
Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Tin tức - Hoàng Quý - 15 phút trước
Sáng 16/6, tại Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Họp báo Hội Báo toàn quốc 2025, với chủ đề "Báo chí Việt Nam - Trung thành, Sáng tạo, Bản lĩnh, Đổi mới vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc" và Lễ trao Giải báo chí Quốc gia lần thứ XIX, năm 2024.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương làm việc với Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về lĩnh vực dân tộc, tôn giáo

Dân tộc - Tôn giáo - Tào Đạt - 19 phút trước
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đề nghị TP. Hồ Chí Minh kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dân tộc, tôn giáo; tiếp tục chăm lo đời sống cho đồng bào DTTS, đồng bào có đạo, quyết tâm đưa các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn thoát nghèo bền vững.
Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin hôm nay ngày 11/6, có những thông tin đáng chú ý sau: Ruộng bậc thang Y Tý mùa đổ ải. Độc đáo chùa mảnh sành ở TP. Hồ Chí Minh . Tết mùa mưa đặc sắc của dân tộc Hà Nhì. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Bộ Công an vào cuộc vụ trại heo gây ô nhiễm ở Thanh Hóa

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Sau nhiều ngày người dân bức xúc phản đối, Bộ Công an đã phối hợp với cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa kiểm tra và phát hiện hệ thống ống ngầm xả thải trái phép ra môi trường, gây ô nhiễm, từ một trang trại lợn quy mô lớn ở huyện Cẩm Thủy.
Từ 1/7, quy định cụ thể mức đóng BHXH tối thiểu của chủ hộ kinh doanh

Từ 1/7, quy định cụ thể mức đóng BHXH tối thiểu của chủ hộ kinh doanh

Xã hội - Minh Nhật - 1 giờ trước
Từ ngày 1/7 tới, chủ hộ kinh doanh sẽ thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc theo quy định tại Luật BHXH năm 2024.
Chuẩn bị sẵn sàng để bộ máy hành chính TP. Hồ Chí Minh mới vận hành từ ngày 1/7

Chuẩn bị sẵn sàng để bộ máy hành chính TP. Hồ Chí Minh mới vận hành từ ngày 1/7

Tin tức - Tào Đạt - 1 giờ trước
TP. Hồ Chí Minh mới được hình thành từ sáp nhập với hai tỉnh Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, sẽ chính thức vận hành từ 1/7, với diện tích 6.772 km2, dân số trên 14 triệu người.
Kết nối di sản Chăm: Ninh Thuận và Quảng Nam cùng kể chuyện văn hóa

Kết nối di sản Chăm: Ninh Thuận và Quảng Nam cùng kể chuyện văn hóa

Tin tức - Hồng Phúc - Văn Sơn - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi hoạt động của sự kiện “Những ngày Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Quảng Nam 2025”, sáng 17/6, tại Tp. Tam Kỳ, Ban Quản lý Di tích và Bảo tàng Quảng Nam đã phối hợp cùng Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Dân tộc và Bảo tàng tỉnh Ninh Thuận tổ chức trưng bày chuyên đề: “Văn hóa Chăm Ninh Thuận - Quảng Nam” và “Bảo vật Quốc gia - Tinh hoa di sản xứ Quảng”.
Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở miền núi, vùng đồng bào DTTS

Thời sự - Hoàng Quý - 1 giờ trước
Ngày 16/6, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận tại hội trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.