Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Có một không gian cồng chiêng rất riêng ở Cà Lúi

Cao Vĩ Nhánh - Lê Ngọc - 15:55, 04/08/2021

Xã Cà Lúi (huyện Sơn Hòa, tỉnh Phú Yên) có những ngôi làng nhỏ, xinh xắn ẩn hiện trên những dãy núi trập trùng hư ảo. Có dịp về đây, chúng ta được hoà vào lễ hội văn hóa cồng chiêng của địa phương cứ hai năm tổ chức một lần. Vào những dịp trình diễn cồng chiêng, các diễn viên, nghệ nhân đã biểu diễn các tiết mục đánh cồng chiêng, chơi các loại nhạc cụ, hát dân ca truyền thống tái hiện các lễ hội truyền thống như mừng lúa mới, xoay cột con trâu, lễ bỏ mả…

Rượu cần là thứ không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của làng Plei H No
Cồng chiêng là thứ không thể thiếu trong các sự kiện quan trọng của người dân Cà Lúi

Đêm Cà Lúi. Bên ánh lửa mờ tỏ, những chàng trai nổi nhạc từ dàn cồng chiêng A ráp vạm vỡ tràn trề sức sống, khuôn mặt đỏ bừng vì men rừng, vì lửa thiêng như càng thăng hoa, cuồng nhiệt hơn trong điệu cồng chiêng. Những cô sơn nữ tuổi mười tám, đôi mươi căng tràn sức sống, diện bộ váy truyền thống, tay trong tay uyển chuyển trong điệu xoan mượt mà theo nhịp cồng chiêng đều tắp, di chuyển xung quanh cây nêu. Cây nêu mang biểu tượng cho bình yên nơi buôn làng. Đội cồng chiêng nhịp nhàng di chuyển xung quanh cây nêu, đồng thanh hát những  bài dân ca truyền thống của dân tộc.

Theo Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Ka Sô Liễng, đằng sau mỗi chiếc cồng, chiếc chiêng đều ẩn chứa một vị thần. Không chỉ là một nhạc cụ, cồng chiêng còn có chức năng như một sợi dây linh thiêng, nối liền giữa con người với thần linh. Cồng chiêng có mặt trong mọi giai đoạn sống của con người từ khi sinh ra, trưởng thành cho đến khi giã biệt cõi đời. Tiếng cồng chiêng trong lễ cầu hôn nhắc nhở trai gái yêu thương bền chặt, thủy chung, giữ trọn đạo nghĩa vợ chồng; trong lễ mừng lúa mới thì thánh thót, vui tươi; chiêng đâm trâu thì nhịp điệu giục giã; chiêng bỏ mả thì chậm rãi, man mác buồn… 

Đồng bào Ba Na biểu diễn cồng chiêng
Đồng bào Ba Na biểu diễn cồng chiêng

Tại Liên hoan văn hóa cồng chiêng, các lễ hội chỉ được mô phỏng lại nhưng lạ lùng thay, hình ảnh những vòng người nhảy múa quanh đống lửa, bên những vò rượu cần trong tiếng cồng chiêng vang vọng núi rừng cứ ánh lên không khí cổ xưa, huyền ảo. So Y Síu sinh ra, lớn lên, được "tắm táp" trong bầu không khí cồng chiêng Cà Lúi không sao diễn tả hết được sức hút ma mị từ thứ âm thanh này: “Em lớn lên ở vùng rừng núi Cà Lúi. Từ khi sinh ra, tiếng cồng chiêng của ông cha đã gõ nhịp trong máu rồi. Cồng chiêng là cầu nối của người buôn làng với giàng và thần linh. Cồng chiêng kết nối trái tim với trái tim, thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong làng. Lễ thôi nôi, mừng nhà mới, mừng lúa mới, cúng bến nước, cúng rừng đầu nguồn… đều có cồng chiêng”.

Ông Kpă Vương, nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Cà Lúi, một người rất am hiểu văn hóa lễ nhạc của buôn làng lý giải: “Âm thanh cồng chiêng truyền đi thông điệp về một sự kiện quan trọng của cộng đồng, buôn làng, dòng họ nên không có lý do gì khi nghe tiếng cồng chiêng mà người ta không sắp xếp công việc để tham dự. Lễ hội văn hóa cồng chiêng không chỉ góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa cồng chiêng độc đáo mà còn là hình thức sinh hoạt cộng đồng xây dựng tình đoàn kết dân tộc. Sau khi có sự quan tâm của Nhà nước, chính quyền địa phương, lễ hội cồng chiêng ở xã Cà Lúi ngày càng được nâng cao và tổ chức bài bản”.

Là người con của Cà Lúi, trưởng thành đi học xa, mang theo hành trang là âm thanh mê đắm của cồng chiêng, Y Hải cho hay: “Từ lúc mới sinh ra tôi đã quen với tiếng cồng chiêng của bản làng. Thuở nhỏ hay theo ba đến dự hội cồng chiêng, được hòa mình vào những điệu nhảy của mọi người nơi tôi sống. Lớn lên, đi học ở thành phố, phải tập quen với cuộc sống ồn ào, vội vã, tất bật nhưng chưa bao giờ thôi nhớ tiếng cồng chiêng của buôn làng. Những lần về đúng dịp lễ hội cồng chiêng của buôn làng, trong không gian rộn rã ấy, nhìn những người thân yêu của bản làng hòa mình vào điệu nhảy, tôi cũng nhảy theo những bước chân của họ. Hình ảnh ngọn lửa thiêng, tiếng nổ của than lửa, tiếng cồng chiêng nhịp nhàng làm ấm lòng những người con xa quê như chúng tôi. 

Các đội chiêng của Cà Lúi trong ngày hội
Các đội chiêng của Cà Lúi trong ngày hội

Từ khi “không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” đã trở thành kiệt tác truyền khẩu và là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005, thì nhạc cụ cồng chiêng các dân tộc miền núi Phú Yên nói chung và của Cà Lúi nói riêng cũng là một bộ phận góp phần làm phong phú, đa sắc, đa thanh loại hình nghệ thuật này.

Để gìn giữ vốn quý văn hoá cồng chiêng cho muôn đời sau, Nhà nghiên cứu Ka Sô Liễng cho rằng, Nhà nước cần phục dựng một số lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số liên quan đến văn hóa cồng chiêng; giáo dục người dân, lớp trẻ biết sử dụng, biết múa, biết nhảy, biết đánh cồng chiêng; thành tập các đội cồng chiêng, đưa hoạt động này trở thành sinh hoạt hàng tuần, hàng tháng.

Đồng quan điểm với ông Ka Sô Liễng, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện Sơn Hoà-Nguyễn Thiện Tình đánh giá: “Xã Cà Lúi là địa phương hiếm hoi trên địa bàn huyện Sơn Hòa còn giữ gìn khá nguyên vẹn cồng chiêng lễ nhạc. Đây cũng là địa phương đầu tiên trên địa bàn huyện tổ chức và duy trì thường xuyên liên hoan văn hóa cồng chiêng cấp xã. Phong trào văn nghệ ở xã Cà Lúi đã tạo cảm hứng để các xã khác trong huyện bắt đầu tổ chức lễ hội cồng chiêng. Kết quả này có được cũng là nhờ vào những con người tài hoa giàu tâm huyết của buôn làng Cà Lúi. Sắp tới, huyện Sơn Hòa sẽ có những chương trình, đề án tạo điều kiện cho các xã biểu diễn, giao lưu cồng chiêng, từ đó thúc đẩy ý thức bảo tồn loại hình nghệ thuật quý giá này”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Đắk Nông: Người có uy tín khẳng định vai trò trong vùng đồng bào DTTS

Đắk Nông: Người có uy tín khẳng định vai trò trong vùng đồng bào DTTS

Toàn tỉnh Đắk Nông có 310 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Ở cơ sở, đội ngũ những Người có uy tín đóng vai trò quan trọng trong tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển; xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tin nổi bật trang chủ
Quyết tâm đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quyết tâm đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Sáng 1/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư họp, nghe báo cáo cập nhật kiến thức và cho ý kiến hoàn thiện Chuyên đề về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì cuộc họp.
Bộ Công an triển khai trang thông tin trên nền tảng Zalo

Bộ Công an triển khai trang thông tin trên nền tảng Zalo

Pháp luật - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bộ Công an vừa chính thức ra mắt trang thông tin của Bộ trên nền tảng Zalo OA. Trang đã được cấp tick vàng, định dạng trên môi trường mạng xã hội với tên gọi "Bộ Công an".
Nơi bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nguồn cội

Nơi bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá nguồn cội

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nằm trên đồi Công Quán, sát chân núi Nghĩa Lĩnh, Bảo tàng Hùng Vương, Khu di tích lịch sử Đền Hùng có vai trò “sứ giả lịch sử”, nơi lưu giữ, bảo tồn hàng nghìn tài liệu, hiện vật quý giá về những giá trị văn hóa cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi ủng hộ nạn nhân động đất tại Myanmar và Thái Lan

Giáo hội Phật giáo Việt Nam kêu gọi ủng hộ nạn nhân động đất tại Myanmar và Thái Lan

Dân tộc - Tôn giáo - H. Phúc - 3 giờ trước
Thay mặt Hội đồng Chứng minh và Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Nhơn - Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự vừa gửi thư thăm hỏi đến Đức Tăng thống Phật giáo Myanmar Bhadanta Sandimar Bhivamsa.
Phú Thọ: Có khoảng 30 sự kiện, hoạt động sẽ diễn ra dịp Giỗ Tổ

Phú Thọ: Có khoảng 30 sự kiện, hoạt động sẽ diễn ra dịp Giỗ Tổ

Tin tức - PV - 3 giờ trước
Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Phú Thọ, ngành du lịch tỉnh đã phối hợp với các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị lữ hành ra mắt khoảng 30 sự kiện, hoạt động nhằm kích cầu và thu hút khách du lịch đến Phú Thọ trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2025.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường tham dự Đại hội đồng IPU-150, thăm chính thức Uzbekistan và Armenia

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Ngày 1/4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân lên đường tham dự Đại hội đồng lần thứ 150 của Liên minh Nghị viện thế giới (IPU-150), thăm chính thức Cộng hòa Uzbekistan và Cộng hòa Armenia, theo lời mời của Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) Tulia Ackson và Tổng Thư ký IPU Martin Chungong, Chủ tịch Thượng viện Quốc hội Uzbekistan Tanzila Narbaeva, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan.
Tỉnh đầu tiên trên cả nước hoàn thành bệnh án điện tử

Tỉnh đầu tiên trên cả nước hoàn thành bệnh án điện tử

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 3 giờ trước
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn, đến nay, Bắc Ninh đã hoàn thành bệnh án điện tử, là tỉnh đầu tiên trong cả nước đã thực hiện được việc này.
Cảnh báo trang facebook có tick xanh giả mạo Bộ Tài chính

Cảnh báo trang facebook có tick xanh giả mạo Bộ Tài chính

Tin tức - Minh Nhật - 3 giờ trước
Gần đây, Bộ Tài chính nhận được thông tin phản ánh trang facebook có tên “Tiếp nhận Xử lý Thu hồi và Hoàn Trả Vốn Treo” sử dụng hình ảnh và thông tin của Bộ Tài chính, tự nhận là đại diện Bộ Tài chính “thu hồi tiền” cho các nạn nhân bị lừa đảo qua mạng. Bộ Tài chính khẳng định, đây là facebook giả mạo Bộ Tài chính. Người dân, doanh nghiệp cần cảnh giác cao trước các bài đăng trên facebook này.
Gắn biển công trình chào mừng Kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Trung

Gắn biển công trình chào mừng Kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Trung

Trang địa phương - Ngọc Chí - 4 giờ trước
Công ty Điện lực Kon Tum (PC Kon Tum) vừa tổ chức Lễ gắn biển công trình “Lắp đặt dây chống sét trên các đường dây trung áp khu vực huyện Kon Rẫy, Kon Plông, tỉnh Kon Tum năm 2025” chào mừng Kỷ niệm 50 năm thành lập Tổng Công ty Điện lực miền Trung (07/10/1975 - 07/10/2025) và Đại hội Đảng bộ Tổng Công ty Điện lực miền Trung lần thứ XV, nhiệm kỳ 2025 - 2030.
Bà Lê Nữ Thùy Dương và Công ty Golf Long Thành đóng góp 55 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Đồng Nai

Bà Lê Nữ Thùy Dương và Công ty Golf Long Thành đóng góp 55 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát tỉnh Đồng Nai

Nhịp cầu nhân ái - Duy Chí - 4 giờ trước
UBND tỉnh Đồng Nai vừa tổ chức Lễ phát động Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát. Dự kiến đến trước ngày 02/9/2025, trên địa bàn tỉnh không còn nhà tạm, nhà dột nát. Dịp này, bà Lê Nữ Thùy Dương và Công ty Golf Long Thành đã đóng góp 55 tỷ đồng vào Chương trình.