Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để tiếng cồng chiêng Vân Kiều ngân xa

PV - 14:49, 23/07/2021

Cứ vào mỗi dịp địa phương có những sự kiện hay lễ hội trọng đại hoặc liên hoan văn hóa thì các thành viên Câu lạc bộ (CLB) Cồng chiêng thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị luôn góp mặt để biểu diễn tiết mục múa cồng chiêng mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng người Vân Kiều trên dãy núi Trường Sơn hùng vĩ. Với niềm đam mê vô bờ cùng kinh nghiệm dày dặn và ước vọng cồng chiêng được lưu truyền mãi mãi, những thành viên trong CLB đang sát cánh bên nhau để gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc mình.

Các thành viên CLB cồng chiêng thị trấn Lao Bảo biểu diễn trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa phương (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021). Ảnh: Nguyễn Thành Phú
Các thành viên CLB cồng chiêng thị trấn Lao Bảo biểu diễn trong Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc tại địa phương (ảnh chụp trước ngày 27-4-2021). Ảnh: Nguyễn Thành Phú

Khát vọng đam mê

Thành lập từ năm 2010, suốt 11 năm qua, cứ mỗi tháng một lần, các thành viên CLB Cồng chiêng thị trấn Lao Bảo cùng nhau tập trung đông đủ tại nhà sinh hoạt cộng đồng, khi thì ở khóm Ka Tăng, khi thì ở khóm Khe Đá, khi lại vào tận khóm Ka Túp để tập luyện với những nhạc cụ đặc trưng của đồng bào Vân Kiều như: Cồng, chiêng, tù và, khèn bè, trống... Đàn ông say sưa theo nhịp cồng, nhịp chiêng, nhịp trống, phụ nữ thì uyển chuyển trong từng động tác múa, thi thoảng, những tiếng hây... hây... hây được cất lên đồng loạt bằng sự chỉ huy của người cầm trịch... Cứ như vậy, họ miệt mài tập luyện cho đến khi mảnh trăng cuối tháng gác trên đầu núi phía dòng sông biên giới Sê Pôn, họ mới chia tay nhau về nghỉ để ngày hôm sau đi nương, đi rẫy.

Ông Hồ Ăm Liêm, 87 tuổi, ở khóm Khe Đá, phụ trách CLB cồng chiêng thị trấn Lao Bảo chia sẻ: “Với cộng đồng người dân tộc thiểu số Vân Kiều thì cồng chiêng là một báu vật vô cùng thiêng liêng, là phương tiện để cộng đồng bản làng giao lưu với nhau và cả với linh hồn những người đã khuất, đồng thời đây chính là sợi dây nối kết với các đấng thần linh. Cồng chiêng đã có từ rất lâu đời và ăn sâu trong mọi sinh hoạt của đồng bào dân tộc Vân Kiều. Ở bản có chuyện vui hay hôm gia đình ai đó có chuyện buồn, lúc nhàn rỗi hay khi khó khăn, khi ông trời cho mưa gió thuận hòa hay lúc mùa rẫy bị chuột, sâu bệnh phá hoại... thì tiếng cồng chiêng vẫn được cất lên theo lễ cúng của thầy mo trong bản. Vì thế, cồng chiêng chính là di sản văn hóa của cộng đồng dân tộc Vân Kiều”.

Thông thường, trong một tiết mục biểu diễn múa cồng chiêng của người Vân Kiều được chia thành 2 bộ phận được phân công rõ ràng. Đàn ông sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống, còn phụ nữ thì múa phụ họa. Dàn nhạc cụ trong biểu diễn múa cồng chiêng cũng khá đa dạng, bao gồm: Thanh la (Pờrana), chiêng núm (cuông), trống (xầng crờ), khèn... Ngoài ra, trong nhịp múa cồng chiêng của người Vân Kiều còn có một đạo cụ không thể thiếu, đó là xà rờ, đây là đạo cụ dùng trong lễ hội đâm trâu và mừng lúa mới. Xà rờ được thiết kế từ một cây tre vừa tay cầm dài khoảng 2,5-2,8 mét, phần trên là 2 nẹp tre được uốn hình vòng cung, nối qua 2 sợi dây gai buộc chéo đối xứng nhau, chính giữa là 1 ống cây, bên trong là những lục lạc bằng gỗ cứng, sao cho khi vận động thì xà rờ phát ra những âm thanh lóc cóc tạo cho không khí lễ hội thêm phần nhộn nhịp.

Bởi vì lẽ đó, mỗi khi biểu diễn tiết mục múa cồng chiêng thì công tác chuẩn bị khá mất thời gian. Tuy nhiên, với các thành viên trong CLB cồng chiêng thị trấn Lao Bảo thì chỉ cần được biểu diễn để giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình là họ vui lắm rồi, còn việc được bồi dưỡng bao nhiêu, mọi người không quan trọng.

Mong mỏi văn hóa cồng chiêng đừng bị mai một

Quân số của CLB không cố định nhưng những người tham gia đều đã gắn bó lâu năm với các loại nhạc cụ hay điệu múa, trong khi thế hệ trẻ bây giờ ít quan tâm đến nhạc cụ và điệu múa truyền thống. Bà Hồ Thị Lim, 80 tuổi, ở khóm Khe Đá, người biết và hiểu nhiều điệu múa cồng chiêng chia sẻ trong tâm trạng trầm buồn: “Mình lo mai này sẽ không có người kế tục múa cồng chiêng vì nhiều người biết đánh cồng, chiêng, thổi khèn bè, hát dân ca, quen điệu múa... của đồng bào dân tộc Vân Kiều hầu hết đã già. CLB luôn có từ 20 đến 24 người nhưng thanh niên tham gia ít lắm”.

Văn hóa dân gian vật thể hay phi vật thể đều giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống thường nhật của mỗi cộng đồng người. Văn hóa cồng chiêng của người Vân Kiều cũng không thể ngoại lệ. Để văn hóa cồng chiêng của cộng đồng dân tộc Vân Kiều “sống” được trong dòng chảy văn hóa hiện đại thì công tác truyền lại cho thế hệ sau là vô cùng quan trọng.

Bà Võ Thị Thúy, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Lao Bảo phụ trách về văn hóa, xã hội cho biết: “Việc thành lập CLB cồng chiêng thị trấn Lao Bảo là cụ thể hóa nghị quyết lãnh đạo của Đảng ủy thị trấn Lao Bảo về công tác bảo tồn, gìn giữ sự đa dạng của văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, để truyền lại cho thế hệ sau thì phải có những chính sách cụ thể để làm sao những người tham gia CLB có được nguồn thu nhập nhằm hỗ trợ một phần cuộc sống “cơm, áo, gạo, tiền” của họ. Trước mắt, UBND thị trấn Lao Bảo vẫn tiếp tục duy trì hoạt động của CLB trên tinh thần sự đam mê của các thành viên và sẽ tìm ra những giải pháp hữu hiệu để “truyền nghề” cho thế hệ trẻ”.

Thời gian đi qua, cuộc sống hiện đại đang diễn ra với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ mới đã làm cho thế hệ trẻ mai một với văn hóa, nhạc cụ truyền thống, song bằng niềm đam mê của mình, những lớp người cao tuổi vẫn đang kiên trì gìn giữ và truyền dạy những tiếng cồng, nhịp chiêng, điệu múa... cho thế hệ mai sau. Bởi, mỗi tiết mục cồng chiêng với những giai điệu trầm hùng và khoáng đạt, trữ tình và nồng nàn từ các loại nhạc cụ sẽ góp phần chuyển tải ước mong cho mùa màng được tươi tốt, cho bản làng thêm yên vui, cho tình yêu đôi lứa nhân đôi niềm hạnh phúc của cộng đồng dân tộc Vân Kiều.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.
Tin nổi bật trang chủ
Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chủ tịch Quốc hội kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị ICAPP 12

Chiều 24/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã về đến Thủ đô Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và Phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11).
Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Quảng Nam: Sạt lở làm sập tường một điểm trường ở Nam Trà My

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:57, 24/11/2024
Tối 24/11, thông tin từ UBND xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam cho hay, chiều cùng ngày, một vụ sạt lở đất xảy ra tại điểm trường Răng Chuỗi (thuộc thôn 1).
Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Gia Lai: Đặc sắc Lễ hội cỏ hồng huyện Đak Đoa

Tin tức - Ngọc Thu - 21:53, 24/11/2024
Từ ngày 23 - 25/11, tại đồi thông xã Glar, UBND huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai tổ chức Lễ hội cỏ hồng, Ngày hội Văn hóa các dân tộc và Phiên chợ hàng nông sản của địa phương.
Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Quảng Ngãi: Mưa lớn khiến nhiều nhà ngập nước, đường giao thông sạt lở

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 21:47, 24/11/2024
Tính đến chiều 24/11, mưa lớn kéo dài nhiều ngày qua đã khiến cho hàng chục hộ dân bị ngập nước, tình trạng sạt lở diễn ra trên nhiều tuyến đường ở Quảng Ngãi.
Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Lê Hằng - Như Anh - 18:57, 24/11/2024
Thực hiện Tiểu Dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), từ đầu năm đến nay, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo cùng với chính quyền địa phương trên địa bàn đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền trong đồng bào DTTS bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng.
Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Quảng Ngãi: Phát hiện hộp chứa hơn 1.500 viên ma túy dạt vào bờ biển

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:58, 24/11/2024
Chiều 24/1, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết, đơn vị đã kiểm tra và xác định 1.517 viên nén đã thu gom trong đêm 23/11 tại bờ biển gành Đám Nhím (thôn Phú Quý, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) có chứa chất ma tuý.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Bình Định: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:55, 24/11/2024
HĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về Chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư, lạc nghiệp, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bình Định: Triển khai hiệu quả Dự án 1 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - T.Nhân-H.Trường - 17:46, 24/11/2024
Thời gian qua, tỉnh Bình Định đã tập trung chỉ đạo các ngành chức năng nỗ lực khắc phục những khó khăn, vướng mắc để thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Trong đó có việc tập trung triển khai Dự án 1, giúp nhiều hộ đồng bào DTTS nghèo có chỗ ở ổn định.
Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Quảng Nam xuất hiện nhiều điểm sạt lở do mưa lớn

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:39, 24/11/2024
Ngày 24/11, theo thông tin từ Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai – Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Quảng Nam cho biết, mưa lớn kéo dài đã làm sạt lở một số điểm trên các tuyến đường thuộc địa bàn huyện Nam Trà My và Bắc Trà My khiến cho việc đi lại của người dân gặp khó khăn.
Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Bình Định: Mưa lớn gây ngập, sạt lở một số tuyến đường giao thông ở An Lão

Tin tức - T.Nhân-H.Trường - 17:35, 24/11/2024
Sáng 24/11, ông Đỗ Văn Biểu – Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện An Lão cho biết, do mưa lớn từ đêm 23 đến trưa 24/11, trên địa bàn huyện có mưa to đến rất to. Mưa lớn khiến một số tuyến đường bị ngập, sạt lở.
Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Quảng Ngãi khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó mưa, lũ

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 17:31, 24/11/2024
UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có công văn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai ứng phó mưa, lũ và khắc phục các thiệt hại do mưa, lũ gây ra trên địa bàn tỉnh.