Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện ở Plei Lay

PV - 10:55, 13/05/2021

Trẻ mới sinh cũng… góp tiền mua cồng chiêng; bầu Người uy tín giữ cồng chiêng và không được tùy tiện đánh cồng chiêng, là câu chuyện thú vị chúng tôi được nghe trong một chiều về làng Plei Lay, xã Ia Chim (thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum). Cũng trong câu chuyện ấy, tôi hiểu được văn hóa cồng chiêng, những phong tục của người Gia Rai nơi đây từ bao đời đến nay vẫn nguyên vẹn, không bị mai một, pha tạp.

Bộ cồng chiêng 25 chiếc được dân làng mua từ năm 2000. Ảnh: HT
Bộ cồng chiêng 25 chiếc được dân làng mua từ năm 2000. Ảnh: HT

Được chọn làm người giữ bộ cồng chiêng cho làng, ông A Hnor ở làng Plei Lay, vừa tự hào vừa lo lắng. Tự hào vì được bà con tín nhiệm, nhưng lo lắng vì phải làm sao để hoàn thành trọng trách này, để không làm bà con thất vọng.

Ông chọn vị trí an toàn nhất trong nhà để cất cồng chiêng. Không tùy tiện sử dụng hay cho mượn, khi trong làng có lễ hội hoặc ma chay, được đội trưởng đội cồng chiêng hoặc già làng, thôn trưởng thông báo, ông mới dám mang cồng chiêng ra. Vuốt ve từng chiếc cồng chiêng, ông Hnor thủ thỉ: “Bộ cồng chiêng là vật quý của cả làng nên khi nhận trọng trách, mình cũng lo lắm. Mình tuân thủ theo quy định của làng đề ra và cố gắng cất giữ một cách tốt nhất”.

Có tục đánh cồng chiêng quanh nhà mồ để tiễn đưa người chết về với thế giới bên kia nên từ những năm 2000, dù đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng dân làng Plei Lay đã họp, thống nhất cùng mua cồng chiêng để phục vụ cho những phong tục, tập quán của bà con. Cả làng đồng ý và mỗi khẩu phải đóng 100 ngàn đồng, góp lại mua cồng chiêng. “Hồi đó, đứa trẻ mới sinh ra cũng tính một khẩu, nhà có bao nhiêu khẩu thì đóng bấy nhiêu tiền. Vì cồng chiêng phục vụ đời sống văn hóa, tinh thần của dân làng nên ai nấy đều nhất trí” – già làng A Bich nhớ lại.

Thời ấy, việc mua bán cồng chiêng không khó khăn bởi có nhiều người đi tận các làng rao bán. Song, không dễ để chọn được bộ ưng ý. Tại đây, sau quá trình tìm kiếm, chọn lựa, dân làng Plei Lay cũng chọn được 1 bộ cồng chiêng đẹp, đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên, không vội vã quyết định, làng ra đề nghị người bán ở lại làng 2 ngày để đội cồng chiêng trong làng đánh, kiểm tra kỹ lưỡng.

Vốn giàu kinh nghiệm sống và đánh cồng chiêng, già làng A Bich kiểm tra thật kỹ, đồng thời chỉnh chiêng để âm thanh đạt chuẩn. Khi già Bich gật đầu, ưng bụng về âm thanh, chất liệu, cả làng liền chi 60 triệu đồng để mua. “60 triệu hồi đó lớn lắm nhưng dân làng mình không tiếc gì cả. Mua được bộ cồng chiêng, ai nấy đều mừng rỡ, phấn khởi như mùa màng bội thu vậy” – già làng A Bich cười thật tươi, hào hứng kể.

Mua được bộ cồng chiêng quý, dân làng chọn đội trưởng đội cồng chiêng và người giữ bộ cồng chiêng. Theo đó, ông A Hnor được bầu giữ bộ cồng chiêng và ông A Byang được bầu làm đội trưởng.

Vui trong nhịp chiêng cồng. Ảnh: HT
Vui trong nhịp chiêng cồng. Ảnh: HT

Có cồng chiêng, có đội hình bài bản, song ở làng Plei Lay, người dân không đánh một cách tùy tiện và không phải lúc nào cũng được đánh cồng chiêng tại nhà rông- già làng A Bích giải thích cho khách hiểu. Ngày thường, nếu muốn truyền nối hoặc tập luyện, chỉ được đánh tại nhà hoặc hội trường thôn, không được đem cồng chiêng ra đánh tại nhà rông. Nếu như đánh tại nhà rông, phải có con vật để cúng tế. Riêng những ngày lễ bỏ mả hoặc có tang ma, không cần vận động, đội cồng chiêng đều có mặt đầy đủ để hỗ trợ, giúp gia đình nổi cồng chiêng, thực hiện các nghi thức truyền thống.

Không chỉ giữ gìn, xem cồng chiêng như báu vật, các thành viên trong đội cồng chiêng còn trau dồi kỹ năng của mình. Đội trưởng A Byang đưa 2 bàn tay ra nhẩm tính rồi nói: “Dân làng mình biết đánh nhiều bài lắm, không nhớ hết đâu. Ngoài những bài được truyền miệng từ ngày xưa, trong lúc đi rẫy, đi làm, bà con mình cũng tự sáng tác thêm nhiều bài gắn với nhịp sống, sinh hoạt thường ngày rồi cùng tập. Căn bản đã có nền, đã biết đánh nên cả đội tập nhanh lắm”.

Già A Dring (85 tuổi) là niềm tự hào của cả đội cồng chiêng. Nếu như các thành viên trong đội chỉ có thể tự đánh chiêng đơn thì già A Dring có thể đánh một lúc 10 chiêng. Để minh chứng, già liền trải chiêng ra theo vị trí, rồi say mê đánh. Các thành viên trong đội hiểu ý, ngay lập tức đệm thêm bằng tiếng cồng. Bài chiêng kết thúc, già A Dring cười phấn khởi: “Mình mê chiêng lắm, nhiều lúc nằm ngủ cũng mơ được đi đánh cồng chiêng. Tuổi mình cao rồi nhưng hễ ai gọi đi đánh cồng chiêng, mình liền có mặt ngay. Đang mệt mà được đánh cồng chiêng là thấy vui, thấy khỏe liền”.

Ngoài việc chỉnh chiêng, già A Dring có thể đánh một lúc 10 chiêng. Ảnh: HT
Ngoài việc chỉnh chiêng, già A Dring có thể đánh một lúc 10 chiêng. Ảnh: HT

Chuyến đi Hà Nội và những đợt giao lưu tại thành phố Kon Tum mãi là niềm tự hào của đội cồng chiêng cũng như toàn thể dân làng Plei Lay. Họ vui mừng vì trong những chuyến đi ấy, họ được trình diễn, được thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc. Đặc biệt, cũng tại đó, họ được giới thiệu bộ cồng chiêng quý báu của dân làng cho nhiều người cùng biết.

Những giải thưởng dù nhỏ thôi nhưng luôn là niềm động viên tinh thần to lớn cho bà con trong làng. Họ bảo, cồng chiêng giúp dân làng thêm đoàn kết, giúp mọi người giữ gìn những phong tục truyền thống tự bao đời và cũng tạo niềm vui, niềm phấn khởi sau những ngày lao động vất vả.

Chiều muộn, bà con tiễn khách trong tiếng cồng chiêng dồn dập, ngân vang. Trong ánh mắt háo hức đầy tự hào, bà con vọng theo: Hôm nào có lễ bỏ mả, dân làng mình gọi điện cho nhà báo nhé. Về đây để sống cùng tiếng cồng, tiếng chiêng; để hiểu hơn những phong tục của người Gia Rai tự bao đời.

Hơn 20 năm nay, bộ cồng chiêng 25 chiếc (15 cồng, 10 chiêng) được dân làng Plei Lay, xã Ia Chim xem như báu vật. Cũng bởi thế mà bộ cồng chiêng được cất giữ cẩn thận và chỉ được nổi lên khi dân làng có lễ hội, ma chay.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 1 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 2 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 3 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 8 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 10 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 11 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum kiểm tra tình hình xây dựng nông thôn mới ở các thôn đồng bào DTTS

Trang địa phương - Ngọc Chí - 22 phút trước
Ngày 21/11, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Kon Tum Dương Văn Trang đã đến thăm và làm việc với Nhân dân thôn Kon Brăp Ju, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy về tình hình xây dựng Nông thôn mới trong vùng đồng bào DTTS. Tham gia buổi làm việc có Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Đức Tuy; Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Y Thị Bích Thọ và lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh Kon Tum.
Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Bác Ái (Ninh Thuận): Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024

Công tác Dân tộc - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ngày 21/11, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Bác Ái tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024. Tham dự buổi lễ có bà Lê Thị Hậu, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh; ông Phạm Văn Sâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bác Ái; bà Cấn Thị Hà, Phó Chủ tịch UBND huyện Bác Ái và trên 200 đại biểu đại diện các Tổ truyền thông cộng đồng, Ban Quản lý Địa chỉ tin cậy và người dân thuộc 9 xã vùng đồng bào Raglay.
Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Quảng Nam ban hành Nghị quyết về phát triển Sâm Ngọc Linh

Sản phẩm - Thị trường - T.Nhân - H.Trường - 1 giờ trước
Tỉnh Quảng Nam đặt mục tiêu bảo tồn, xây dựng và phát triển Sâm Ngọc Linh thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm chủ lực của tỉnh, mang thương hiệu quốc gia. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam vừa ban hành Nghị quyết số 40 về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Khẩn trương xây dựng tiêu chuẩn riêng cho thị trường tín chỉ carbon

Kinh tế - Minh Thu - 1 giờ trước
Lần đầu tiên Việt Nam đã ký cam kết và bán được 10,3 triệu tấn tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng do vướng khung pháp lý, hiện vẫn còn dư 5,9 triệu tấn CO2 chưa tìm được đối tác để chuyển giao…