Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Phụ nữ Tây Nguyên và sự trao truyền, gìn giữ văn hóa

PV - 11:35, 18/10/2021

Từ thuở xa xưa, văn hóa nghệ thuật dân gian đã hiện diện và gắn bó sâu sắc với đời sống cư dân địa phương vùng Tây Nguyên, gần gũi như tiếng đàn đá, đàn t’rưng nước đuổi thú rừng phá lúa trên rẫy; thân quen như âm thanh của chim hót, suối reo, tiếng rừng xạc xào mùa gió…

Bà H’Yam Bkrông (thứ hai từ phải sang) trao đổi với các thành viên của HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) về cách dệt truyền thống
Bà H’Yam Bkrông (thứ hai từ phải sang) trao đổi với các thành viên của HTX Dệt thổ cẩm Tơng Bông ở buôn Tơng Jú, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột) về cách dệt truyền thống

Nhiều hơn cả, dày đặc hơn cả là Không gian văn hóa ching chêng song hành theo mùa màng của cây lúa, cây ngô; theo suốt vòng đời, từ lúc bà mụ mới làm lễ thổi tai, cho đến khi nằm xuống nhắm mắt xuôi tay về “bến nước ông bà”.

Ở đó, không chỉ có nhịp điệu ching chêng giao lưu, mời gọi các vị thần linh, báo tin vui buồn với bè bạn, người thân; mà còn có cả điệu suang uyển chuyển xoay quanh cột nêu, câu Klei khan, Hri, Hơ amon bên lửa hồng đêm mùa mưa gió lạnh, tiếng kni, gong thủ thỉ lời yêu, câu hát airei, tăm pớt đối đáp lẫn sóng sánh rượu cần mặt ché...

Trải dài theo thời gian, những âm thanh bổng trầm, nhịp điệu chậm rãi linh thiêng hay náo nức, các vũ khúc uyển chuyển thân hình, mềm mại đôi tay ấy, được con người vun đắp, tạo nên truyền thống.

Góp phần gìn giữ và bảo tồn không gian văn hóa cổ truyền độc đáo của mỗi tộc người không chỉ là các nghệ nhân như cây cổ thụ giữa đại ngàn, mà còn cả những người bà, người mẹ, người chị Tây Nguyên.

Luật tục Ê Đê có hẳn một điều khoản rất dài về việc người chị gái lớn trong nhà - đại diện cho mẹ - phải có trách nhiệm gìn giữ của cải: “Từ chiếc gùi có nắp, đến cái túi, cái bát vỏ bầu, go dệt vải, que dệt hoa văn, sa kéo sợi..., người chị cả là người phải chăm nom gìn giữ. Nồi đồng để đựng nước chôn trong rừng, ché Tuk, ché ebah để ủ rượu, vòng đeo tay, áo đen áo đỏ, ching knah... Chị cả phải là người giữ gìn, trông coi và trao lại”.

Đêm đêm dưới những mái nhà sàn, rì rầm đâu đó tiếng bà hay mẹ kể câu chuyện về những lão nhà giàu keo kiệt thua trí thông minh của chàng nô lệ nghèo, hoặc truyền thuyết về các dòng sông, ngọn núi gắn với những câu chuyện tình gái trai thủy chung như nàng H’Linh với chàng Y Rít, nàng Bian và chàng Lang; hay chuyện con thỏ và chim Mlinh thông minh xử kiện, con voi kềnh càng thua con kiến bé nhỏ…

Trước ngày lễ hội của buôn/bon/ kon plei, các mẹ tụ họp đám con gái truyền dạy những vũ điệu suang khi bước đi trang trọng dâng hiến thần linh, lúc yểu điệu khoe thân hình dẻo mềm như ngọn lau, cành lá. Câu hát ru, nỗi niềm tự sự hay đối đáp, giao duyên, từ đời bà thấm sang đời mẹ, truyền qua đời con, với biết bao lề thói, điều hay lẽ phải, gửi trọn trong lời hát, câu nói vần. Vòng suang những ngày hội làng Ba Na, Gia Rai hay Xơ Đăng, đều do các mẹ truyền lại cho con, cháu gái.

Thuở nào đã xa, sáng sáng bên khung gỗ dưới bóng mát cây cổ thụ, bé giúp mẹ luồn những cây lát (cói) xanh, để mai sau tự mình dệt thành những chiếc chiếu dày dặn êm giấc ngủ đêm nhà sàn hay trân trọng mời khách khoanh chân ngồi bên bếp lửa. Với gùi đất sét lấy về từ chân núi, bà dạy cháu xoay vòng tròn nặn thành hình cái nồi gốm nhuộm vải, lấy bùn xoa cho đen bóng trái bầu lớn hong xôi.

Chiều chiều dưới gầm sàn hay bên khung cửa sổ, mẹ thay bà dạy cô gái bắt từng đường chỉ, cài từng mẫu hoa văn làm nên tấm mền, áo váy hay chiếc khố dài quấn chéo qua vai… Mọi vật dụng thiết yếu của cuộc sống tự cung tự cấp giữa rừng, đều từ bàn tay bà sang mẹ, đến con gái, là minh chứng cho sự khéo léo, giỏi giang của những người con gái “da nâu mắt sáng” trong mỗi dòng họ…

Đội chiêng nữ buôn Ko Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột
Đội chiêng nữ buôn Ko Tam, xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột

Rồi khi gái trai thương nhau, bà và mẹ là người chuẩn bị lễ vật mang sang nhà trai, ghè rượu mở tấm lá chuối bịt miệng, tỏa hương thơm, bầy heo gà béo mập, gùi lúa vàng hạt chắc mẩy hay tấm thổ cẩm đẹp màu sắc hoa văn, thậm chí cả lá thuốc, lá trầu… đều từ bàn tay chằng chịt vết chai nhưng vẫn dịu mềm của mẹ làm ra. Những món ăn truyền thống bằng ngọn lá, đọt măng trên rừng, hay trái cà, trái ớt, đu đủ… trong rẫy làm vui miệng khách cũng từ bàn tay bà, tay mẹ làm ra.

Bí quyết khiến món ăn thơm ngon, ghè rượu cần cho đàn ông ngọt đắng, cho phụ nữ ngọt chua… là từ nắm men bà truyền, mẹ dạy tỷ mỉ bày cho con gái kiếm từng chiếc lá, củ cây, giã từng hạt gạo làm nên. Con rể về ở nhà vợ, bé sinh ra mang họ mẹ để nhớ rằng mẹ mới chính là người trao cho con hình hài, dạy con những bài học làm người đầu tiên… Những điều tưởng như nho nhỏ thôi, nhưng đó là phong tục, tập quán, lối ứng xử của mỗi tộc người.

Tổ chức UNESCO ghi danh “Không gian Văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là “Kiệt tác truyền khẩu - Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”. Trong không gian huyền ảo ấy, không chỉ có nhà sàn, nhà rông, bến nước, âm thanh gong chinh, mà còn có cả những thứ mà giới khoa học chia ra thành văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Trong số ấy, dẫu chẳng nhiều chị em được gọi là nghệ nhân, nhưng mỗi người phụ nữ Tây Nguyên đều nắm giữ và truyền lại cho đời sau nhiều không kém đàn ông - những truyền thống của văn hóa tộc người./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng đồng chí Khamtay Siphandone

Thời sự - PV - 19:17, 04/04/2025
Sáng 4/4, tại Hà Nội, Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam do Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu, Đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định dẫn đầu đã viếng và ghi sổ tang tưởng niệm đồng chí Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào.
Ngắm

Ngắm "báu vật" nặng 9 tấn giữa hồ tại chùa Cổ Lễ

Dân tộc - Tôn giáo - Vũ Mừng - 18:34, 04/04/2025
Được xây dựng từ thời Lý với tên tự Thần Quang, tại ngôi chùa Cổ Lễ thuộc thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định hiện còn đang lưu giữ một "báu vật" nằm ngay giữa hồ trước chính điện, đó là quả chuông nặng 9 tấn.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài cùng thành phố mang tên Bác và đất nước vươn mình

Sự kiện - Bình luận - Vũ Thị Huỳnh Mai (Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP. Hồ Chí Minh) - 18:31, 04/04/2025
Kế thừa và phát huy tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc, tại buổi gặp mặt với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài mừng xuân 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh “Bên cạnh những nỗ lực ở trong nước, Đảng và Nhà nước hết sức trân trọng những đóng góp quý báu của cộng đồng người Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới cho công cuộc phát triển đất nước hiện nay”. Với chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và hơn 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có liên hệ với TP. Hồ Chí Minh nói riêng, công tác về người Việt Nam ở nước ngoài luôn được lãnh đạo Đảng và Nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt.
Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Sở Dân tộc và Tôn giáo TP. Hồ Chí Minh trao nhà tình thương nhân Tết Chôl Chnăm Thmây

Tin tức - Duy Chí - 18:19, 04/04/2025
Ông bà Nguyễn Văn Năm - Lý Thị Nhung, dân tộc Khmer ngụ ấp Hoà Hiệp 2, xã Long Hoà, huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh khó khăn về nhà ở, công việc làm không ổn định nhưng gia đình luôn hoà thuận, có con là bộ đội xuất ngũ, vừa được địa phương sửa chữa và bàn giao nhà tình thương nhân dịp đồng bào đón Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025.
Gia Lai: Truy tố

Gia Lai: Truy tố "nữ quái" lừa bán 8 công dân Việt Nam ra nước ngoài

Pháp luật - Ngọc Thu - 18:16, 04/04/2025
Ngày 4/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Gia Lai đã ban hành cáo trạng, truy tố bị can Vũ Thị Khánh Huyền (SN 1999, trú tại tổ dân phố 7, thị trấn Chư Ty, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai) về tội “mua bán người”.
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Nhiều sự kiện nổi bật tại Tháng hành động vì Hợp tác xã năm 2025

Tin tức - Văn Hoa - 18:15, 04/04/2025
Ngày 4/4, tại Hà Nội, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Gặp mặt Báo chí thông tin về Tháng hành động vì Hợp tác xã và Năm Quốc tế Hợp tác xã 2025. Bà Cao Xuân Thu Vân - Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì buổi Gặp mặt.
Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Bộ Công Thương gửi công hàm đàm phán với Mỹ về thuế đối ứng 46%

Tin tức - Thúy Hồng - 18:14, 04/04/2025
Đó là thông tin tại Họp báo báo thường kỳ quý I/2025, thông tin tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại 3 tháng đầu năm 2025 của Bộ Công thương, tổ chức ngày 4/4, tại Hà Nội.
Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Công an Bình Dương mở đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm

Tin tức - PV - 18:09, 04/04/2025
Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trước, trong và sau dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an tỉnh Bình Dương phát động mở đợt cao điểm ra quân tấn công trấn áp các loại tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự (ANTT) trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Tân Phú (Đồng Nai): Nỗ lực đưa tín dụng chính sách đến với người dân

Kinh tế - Tiến Mạnh - 17:19, 04/04/2025
Với vai trò là cầu nối giữa Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) với người dân, các Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai) vừa là kênh dẫn vốn xuống tận cơ sở, từng hộ dân, vừa giúp họ sử dụng vốn vay hiệu quả. Thông qua cầu nối Tổ TK&VV đã đưa tín dụng chính sách đến với người dân, quản lý vốn vay, góp phần đảm bảo chất lượng tín dụng chính sách của Nhà nước trên địa bàn huyện.
Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Ký ức buồn của những nạn nhân “việc nhẹ lương cao”

Media - Ngọc Chí - 17:18, 04/04/2025
Từ những lời hứa hẹn “việc nhẹ, lương cao” với mức lương 1.000 USD/tháng, 4 nạn nhân là người DTTS ở tỉnh Kon Tum đã rơi vào bẫy của các đối tượng lừa đảo xuyên biên giới. Trải qua những ngày tháng đau khổ tột cùng tại các công ty lừa đảo bên Campuchia, các em đã được lực lượng chức năng hỗ trợ đưa về địa phương.