Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lửa hồng ở làng cổ

Tiêu Dao - Đinh Dũng - 15:11, 18/06/2021

Trong ngôi làng bên dòng Đắk Bla huyền thoại ấy, người già người trẻ sống yên bình bên dòng sông và họ giữ lại những ngọn lửa hồng cho làng cổ mấy mươi đời qua.

Làng cổ Kon K’Tu bên bờ Đắk Bla - nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ truyền thống của dân tộc Ba Na
Làng Kon K’Tu bên bờ Đắk Bla - nơi còn lưu giữ nhiều ngôi nhà cổ truyền thống của dân tộc Ba Na

Lửa hồng làng cổ

Cách trung tâm TP. Kon Tum chừng 8km, làng Kon K’tu thuộc xã Đắk Rơ Wa, TP. Kon Tum (Kon Tum) là một ngôi làng cổ của đồng bào Ba Na. Đó là ngôi làng còn giữ lại hầu như nguyên vẹn nhất những ngôi nhà cổ trên miền cao nguyên này.

Theo những người già kể lại, trước năm 1920, làng rất đông dân, nhưng rồi qua một trận dịch đậu mùa, người bệnh chết quá nhiều, nên những người còn khỏe cũng sợ hãi bỏ làng ra đi. Cơn đại dịch lắng xuống, những người sống sót tìm về làng cũ, nhưng chỉ còn lại mấy gia đình nhỏ vẫn bám trụ. Thời gian trôi qua, nơi đây dần trở thành làng đông đúc với trên 100 hộ dân và khoảng 600 khẩu như hiện nay.

Với người làng Kon K’tu, thì đây là nơi đầu tiên họ được nuôi lớn, nơi tâm hồn họ thấm đẫm trong văn hóa dân tộc mình. Những người già vẫn thủy chung với làng cũ, có lẽ vì trong sâu xa, họ tìm thấy ở đó những gì thiết thân nhất, gần gụi nhất.

Già làng A Xép của làng Kon K’tu cùng cháu bên “nhà rông cha”
Già làng A Xép của làng Kon K’tu cùng cháu bên “nhà rông cha”

Già làng A Xép giải nghĩa rằng, Kon K’tu trong tiếng Ba Na có nghĩa là làng cũ, ngôi làng có từ thời cổ xưa. Kon K’tu chứa đựng niềm tự hào của cộng đồng các DTTS ở Tây Nguyên. Vì theo quan niệm của họ, dù ở giữa sông dữ và núi hiểm, nhưng ở đâu có người Tây Nguyên lập làng, thì ở đó chắc chắn có địa thế phong thủy tốt, đất đai canh tác màu mỡ, không bị khô hạn.

Qua những biến động của thời gian, lịch sử, nhiều làng ở khu vực Tây Nguyên đã đánh mất dần đi nét văn hóa truyền thống đặc sắc, mất đi kiến trúc làng cổ truyền, thì Kon K’tu vẫn ít nhiều giữ được kiến trúc “làng tròn” với mô hình các nhà xây dựng xung quanh nhà Rông. Đây là kiến trúc cổ của các làng DTTS trên địa bàn tỉnh Kon Tum mà rất ít làng còn giữ lại, với nguyên liệu hoàn toàn lấy từ rừng: Cột gỗ, sàn gỗ, vách gỗ, mái lợp tranh săng. Tuyệt nhiên không tìm thấy một thứ gì bằng kim loại, dù chỉ là một chiếc đinh. Kon K’tu có lẽ là ngôi làng cổ đẹp nhất Tây Nguyên cho đến hiện tại.

Quần tụ quanh nhà rông là 20 ngôi nhà sàn truyền thống của người Ba Na không kém phần bề thế, nguyên liệu cũng hoàn toàn lấy từ rừng. Từng ngôi nhà đều thể hiện sự công phu, tỉ mẩn, khéo léo của những người đã tạo ra chúng. Những ngôi nhà tranh lá ấy lặng lẽ đứng cạnh nhau như một đám nấm mọc giữa rừng, quây lấy nhà rông như đàn gà con quây quanh mẹ.

Già làng A Xép bên hiên nhà Rông
Già làng A Xép bên hiên nhà rông

Nhà sàn của đồng bào Ba Na có hình chữ nhật, với chiều dài trung bình khoảng 10m. Mỗi căn nhà gồm 12 cây cột được chia đều mỗi bên 6 cây để tạo nên sự vững chãi, cân bằng cho ngôi nhà. Người làng thường dựng cột nhà sàn bằng gỗ cà chít, có nhà làm bằng gỗ hương, gỗ trắc… tạo nên sự bền và chắc cho ngôi nhà. Trong những ngôi nhà dài, có 3 đến 4 đời người Ba Na sinh sống với nhau. Đó là sự gắn kết cộng đồng dân tộc và là niềm tự hào của người Ba Na.

Nơi đây vẫn thường được lựa chọn để diễn ra các lễ hội truyền thống như: Mừng lúa mới, Đâm trâu, Tết Ét đong... hằng năm. Bên cạnh đó, là các trang phục truyền thống, các món ăn dân tộc đặc sắc như cơm lam, thịt gà nướng muối ớt, cá thác lát nấu chua, măng rừng xào… và tất nhiên không thể thiếu ghè rượu cần bằng nếp than cay cay ngọt lịm. Tất cả mang dư âm, hương vị của người Ba Na, phong phú mà cũng rất riêng biệt.

Người mẫu của làng

Kon K’tu bây giờ được coi là Làng Văn hóa cổ nhất Tây Nguyên. Trong ngôi làng ấy, già làng A Xép bỗng trở thành “người mẫu xịn” của làng, để những nghệ sĩ tha hồ “sáng tác” giữa không gian những ngôi nhà sàn và nhà rông truyền thống. Già A Xép cười rung chòm râu bạc, khi bỗng dưng được mang danh “người mẫu” của làng.

Già làng A Xép được các nhiếp ảnh gia coi là "người mẫu" của làng Kon K'tu
Già làng A Xép được các nhiếp ảnh gia coi là "người mẫu" của làng Kon K'tu

Suốt gần 20 năm qua, chẳng hiểu vì đâu người nơi khác đến làng nhiều thế. Người ta thấy già với chòm râu bạc, đôi mắt tinh anh, dáng người tráng kiện trong bộ áo chui đầu, cổ xẻ, hở ngực, cộc tay, đóng khố hình chữ T. vác chiếc rìu lên rẫy. Hình ảnh ấy như đại diện cho văn hóa Tây Nguyên, khiến nhiều người thích thú. Và rồi họ chụp ảnh già, một người, hai người, nhiều người, rồi nhiều đoàn đến. Già A Xép làm “người mẫu bất đắc dĩ”, phục vụ cho những nhiếp ảnh gia và những người yêu thích bộ môn chụp ảnh. Cái dáng ngồi, dáng đứng, cách nheo mắt, nụ cười trong chòm râu bạc của già với tẩu thuốc hiện lên những tấm hình của nhiều người, được đưa đi khắp mọi nơi, cả xứ Bắc lẫn trong Nam, ra cả nước ngoài nữa. Đằng sau nó còn ẩn chứa một vẻ đẹp nghệ thuật mộc mạc, dân dã, đậm chất Tây Nguyên.

Nhiều người bảo già A Xép là người nổi tiếng nhất làng. Già chỉ cười bảo: “Chỉ mong cái áo, cái khố này lên hình đẹp, chỉ mong nhà rông này lên hình đẹp, để nhiều người biết tới làng mình hơn, nhiều người yêu văn hóa truyền thống Ba Na hơn, để truyền thống Ba Na mình còn giữ được mãi”. Già A Xép nói rồi đặt tay lên ngực trái, nơi có trái tim của mình. Già bảo đã vui tự trong tim này.

Nhà rông truyền thoogns của làng Kon K’tu cao tới tới 22m
Nhà rông truyền thống của làng Kon K’tu cao tới tới 22m

Bây giờ, khi cuộc sống đổi thay nhiều hơn, làng cổ Kon K’tu vẫn nằm men theo dãy núi phía bờ sông Đắk Bla, ở đó thấp thoáng những ngôi nhà sàn truyền thống, những nếp nhà nhỏ đơn sơ và bình dị, xen lẫn một vài khu làm dịch vụ Homestay đúng nghĩa - cùng ăn, cùng sinh hoạt với gia chủ. Một ngôi nhà rông làm nơi sinh hoạt cộng đồng - nơi những đứa trẻ chơi nhảy dây vô tư dưới nắng. Hiện nay, dân làng thường xuyên đón các du khách đến thăm và chứng kiến sinh hoạt của người dân trong làng. Cũng có nhiều người xin ở lại, được ngủ tại nhà rông để tìm hiểu văn hóa của người Ba Na. Những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, làng đã có nhiều công trình giao thông, thủy lợi, hệ thống trường học, các dự án vay vốn xóa đói giảm nghèo... Nhưng làng vẫn giữ được vẻ đẹp của bao đời.

Lửa hồng ở làng cổ 5
Cuộc sống thường nhật của dân làng Kon K'tu hôm nay.
Cuộc sống thường nhật của dân làng Kon K'tu hôm nay.

Già A Xép ngồi bên nhà rông, tay tỉ mẩn lau vết bụi trên một thân gỗ. Già bảo đây là cái cột chính của nhà rông. Rồi già trầm tư nhìn ra khoảng không phía trước với mái nhà rông vững chãi, lừng lững giữa trời xanh thẫm. Trong trí nhớ của già lại hiện về cái khung cảnh đêm xoang rừng rực lửa. Tiếng chiêng, tiếng cồng rộn rã cả các làng bên. Điệu xoang vui thâu đêm suốt sáng. Trai gái Ba Na ngả nghiêng say men rượu cần. Đó là linh hồn của làng, linh hồn của người Ba Na nghìn đời qua và vẫn còn tiếp diễn đến hôm nay và mai sau.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Hai Nghệ nhân Nhân dân tiêu biểu của đồng bào Khmer tỉnh Sóc Trăng

Sóc Trăng là tỉnh tập trung khá đông đồng bào Khmer sinh sống (tỷ lệ trên 30%). Đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh có đời sống văn hóa tinh thần phong phú, giàu bản sắc, được truyền nối qua nhiều thế hệ. Trong cộng đồng có những hạt nhân ưu tú đã và đang miệt mài, cần mẫn đóng góp tâm sức để làm giàu cho kho tàng di sản văn hóa dân tộc, tiêu biểu như hai Nghệ nhân Nhân dân Châu Ôn và Lý Lết.
Tin nổi bật trang chủ
Khởi công xây dựng dựng mô hình “Ký túc xá Vùng biên”

Khởi công xây dựng dựng mô hình “Ký túc xá Vùng biên”

Giáo dục - Hải Thượng - 3 phút trước
Ngày 26/3 vừa qua, Đồn Biên phòng Tam Quang, Bộ đội Biên phòng Nghệ An phối hợp với xã Tam Quang, huyện Tương Dương kết nối với Chùa Phúc Mỹ, nhóm Từ Thiện Phước Hạnh, Phước Huệ Song Tu, Chúc Hạnh, Thiên Duyên, Quỹ Nhân Ái Nhân Minh và mạnh thường quân Cao Thành Minh tổ chức Lễ khởi công khoan giếng, sửa chữa, xây dựng mô hình “Kỹ túc xá Vùng biên” tại Làng Mỏ, xã Tam Quang, huyện Tương Dương.
Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam có Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Vinhomes Ocean Park 2 là khu đô thị đầu tiên tại Việt Nam có Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Xã hội - PV - 6 phút trước
Ngày 27/3/2024, Tập đoàn Vingroup đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Y tế Well Group (Nhật Bản) để phát triển mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cao cấp tại Việt Nam. Theo đó, Vinhomes Ocean Park 2 sẽ là nơi đầu tiên trong toàn chuỗi đô thị Vinhomes triển khai, tiên phong mở ra mô hình dưỡng lão tiêu chuẩn quốc tế ngay trong lòng các khu đô thị tại Việt Nam.
17 gian hàng quốc tế góp mặt tại lễ hội ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế góp mặt tại lễ hội ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Ẩm thực - Minh Nhật (t/h) - 1 giờ trước
Ngày 28/3, bà Triệu Thị Tình - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Giang cho biết, Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực Quốc tế - Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ được tổ chức trong 3 ngày, từ ngày 29 - 31/3, với quy mô cấp tỉnh mở rộng.
Sức cầu bật tăng, bất động sản phía Tây Thủ đô hút khách mua khó tính

Sức cầu bật tăng, bất động sản phía Tây Thủ đô hút khách mua khó tính

Kinh tế - PV - 1 giờ trước
Thị trường bất động sản Hà Nội đang phục hồi nhưng nguồn cung vẫn hạn chế thúc đẩy giá bán sơ cấp lẫn thứ cấp tăng cao. Trong khi đó, người mua khó tính hơn, chỉ yên tâm tìm đến sản phẩm của chủ đầu tư có năng lực về tài chính, pháp lý, chất lượng, tiến độ, đặc biệt là chính sách bán hàng hấp dẫn.
Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Liên tiếp xảy ra các vụ học sinh nghi bị ngộ độc thực phẩm

Sức khỏe - Minh Nhật - 1 giờ trước
Những ngày qua, tại nhiều địa phương trên cả nước, đã xuất hiện các trường hợp học sinh ngộ độc sau khi ăn các loại kẹo lạ bán trước cổng trường, một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về nguy cơ mất an toàn từ các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc.
Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Liên kết sản xuất giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy sản xuất nông nghiệp

Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 đến năm 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ và triển khai xây dựng nhiều mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp. Qua đó, giúp đồng bào DTTS thay đổi tư duy, biết áp dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng và có nguồn thu nhập ổn định.
Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Kon Tum: Những cánh rừng ở Đăk Pxi tan hoang

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 27/02/2024, Báo Dân tộc và Phát triển đã có bài phản ánh “Đăk Hà (Kon Tum): Cảnh báo tình trạng người dân phát, đốt rừng lấy đất làm nương rẫy”. Tuy nhiên, tình trạng này không dừng lại mà vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp, những cánh rừng đang bị tàn phá “tan hoang” từng ngày. Việc phát, đốt rừng diễn ra ngang nhiên, dư luận đặt câu hỏi liệu có sự “buông lỏng” của chính quyền địa phương trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Và điều đáng nói là trong báo cáo kiểm tra, xác minh của UBND huyện Đăk Hà thì không có tình trạng phát, đốt rừng!?
Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Mưa đá, giông lốc tại nhiều tỉnh phía Bắc gây thiệt hại tài sản, hoa màu

Tin tức - Minh Nhật - 1 giờ trước
Mưa đá, giông lốc xuất hiện tại nhiều tỉnh phía Bắc trong ngày 28-3, gây thiệt hại nhiều tài sản của người dân.
9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

9 tháng thần tốc xóa 5.000 căn nhà tạm, nhà dột nát

Thời sự - Văn Hoa - Hương Diệp - 1 giờ trước
Chiều 28/3, tại tỉnh Điện Biên, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (UBTW MTTQ) Việt Nam phối hợp với tỉnh Điện Biên tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện Đề án vận động, hỗ trợ làm nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo tỉnh Điện Biên, hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024).
Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Quảng Nam: Phân bổ 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu

Kinh tế - H.Trường - T.Nhân - 1 giờ trước
UBND tỉnh Quảng Nam vừa có quyết định cấp 20 tỷ đồng từ nguồn Trung ương thưởng vượt thu để các địa phương thực hiện đầu tư xây dựng nông thôn mới.
Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Tăng cường kết nối hai nền kinh tế Việt Nam-Nhật Bản, mở rộng các hoạt động hợp tác đầu tư

Thời sự - PV - 22:05, 28/03/2024
Chiều 28/3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với Đoàn đại biểu Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản (KEIDANREN) do ông Masayoshi Fujimoto và ông Masayuki Hyodo, đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật Bản - Việt Nam dẫn đầu đang thăm Việt Nam, tham dự Cuộc họp cấp cao khởi động giai đoạn 1, Sáng kiến chung Việt Nam - Nhật Bản trong kỷ nguyên mới.