Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Một già làng uy tín làm “vua hòa giải”

Tiên Sa - 10:23, 26/02/2021

Đối với người dân thôn RaÊ, xã Ating, huyện Đông Giang (Quảng Nam), già làng Alăng Phương, 70 tuổi, là Người có uy tín, gương mẫu, tích cực trong mọi công việc xã hội nên đã được bà con trong thôn tin yêu, trân trọng, quý mến bầu chọn làm già làng và được gọi với cái tên trìu mến “Già làng uy tín”.

Già làng uy tín Alăng Phương đang đan mâm mây giữ nghề đan đát truyền thống của người Cơ Tu.
Già làng uy tín Alăng Phương đang đan mâm mây giữ nghề đan đát truyền thống của người Cơ Tu.

Hơn 20 năm qua, già làng Alăng Phương đã kinh qua nhiều chức vụ như Trưởng Công an xã Ating (đã nghỉ hưu), Trưởng ban Quản lý bảo vệ rừng đặc dụng liên xã Ating và Sông Kôn… Ở cương vị nào, già cũng luôn phối hợp cùng cán bộ cơ sở trong thôn, xóm hòa giải thành công nhiều vụ việc, như: mâu thuẫn gia đình, tranh chấp đất đai, kinh tế, hôn nhân gia đình… Kể từ khi “già làng uy tín” được bầu làm Tổ trưởng Tổ Hòa giải thôn đến nay, tình hình xã hội, an ninh trật tự, đời sống của bà con trong thôn tiến bộ rõ rệt.

Để làm tốt công tác hòa giải, già làng Alăng Phương cho biết già thường “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để truyên truyền, phổ biến pháp luật của Nhà nước như Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bảo vệ rừng, an toàn giao thông… và thuyết phục họ nhìn ra đâu là chân lý, sự thật, đâu là tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau… Kết quả, hầu như các cuộc hòa giải đều thành công, không để chuyện nhỏ xé to, không để đơn thư vượt cấp.

“Để có được thành tích trên, mình phải luôn gần gũi lắng nghe những tâm tư nguyện vọng của bà con để qua đó có thể giúp đỡ và động viên, hòa giải… một cách hiệu quả hơn 10 trường hợp thành công tốt đẹp”, già Alăng Phương chia sẻ.

Nhờ sự tuyên truyền, vận động, giáo dục của già làng Alăng Phương cùng với Trưởng các đoàn thể tại thôn mà những thanh, thiếu niên “cá biệt” đã trưởng thành, một số đã lập gia đình và sống có trách nhiệm đối với gia đình cũng như cộng đồng dân cư. Mọi tác phong, ngôn ngữ, cử chỉ, tư cách… của thanh, thiếu niên ngày càng cải thiện, cảnh say sưa, đàn đúm không còn xảy ra.

Những năm qua, già làng Alăng Phương thấy nghề truyền thống đan đát của người Cơ Tu ngày càng mai một. Để mang lại sự quan tâm của người dân, nhất là lớp trẻ, năm 2020 già Alăng Phương bắt đầu đan mâm mây, một loại mâm đan bằng mây và lồ ô rất khó đan của người Cơ Tu. 

Đến nay, già đã đan được 10 mâm tròn và 1 mâm dài. Vừa qua, già làng Alăng Phương đã bán đước 2 mâm tròn (giá 3 triệu đồng/cái) và 1 mâm dài (giá 5 triệu đồng/cái). Song song với công việc đan mây, già làng còn truyền nghề cho lớp trẻ với mong muốn để thế hệ trẻ giữ lại văn hóa dân tộc Cơ Tu trên đại ngàn Trường Sơn.

Với những thành tích nói trên, “Già làng uy tín” Alăng Phương nhận được nhiều Bằng khen, Giấy khen của các cấp, các ngành, sự tin yêu, quý mến của dân làng. Đặc biệt, năm 2019, già làng Phương vinh dự nhận Giấy khen: “Đã có thành tích xuất sắc trong 5 năm thi hành Luật hòa giải cơ sở”của UBND xã Ating khen tặng.  

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) huyện vùng cao biên giới Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho các tâng lớp cán bộ, Nhân dân về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Tin nổi bật trang chủ
Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thay đổi nếp nghĩ cách làm, nâng cao vị thế cho phụ nữ

Thực hiện Dự án 8 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã chủ động triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi; truyền thông pháp luật, các chính sách hỗ trợ phụ nữ, trẻ em gái…
Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Tam Đường (Lai Châu): Thực hiện hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Hà Minh Hưng - 16 phút trước
Thực hiện Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) huyện vùng cao biên giới Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã và đang tích cực triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực, kiến thức cho các tâng lớp cán bộ, Nhân dân về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.
Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Sóc Trăng: Hai nhà sư là Người có uy tín và những hoạt động tích cực trong Phật sự và thế sự

Đánh giá về vai trò của Người uy tín trong vùng đồng bào DTTS, đặc biệt khi nhắc về hai vị sư, Người có uy tín là Hoà thượng Tăng Nô và Thượng toạ Lý Đức, ông Lâm Văn Mẫn, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng nhiều lần nhấn mạnh, từ các hoạt động Phật sự và thế sự, các vị sư, Người uy tín đang đóng góp rất nhiều công sức và vật chất để giúp cộng đồng. Các vị là những tấm gương tiêu biểu được nhiều người suy tôn, kính trọng...
Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Trồng dược liệu giúp đồng bào DTTS ở Con Cuông vươn lên thoát nghèo

Từ những kết quả đã đạt được qua mô hình phát triển cây dược liệu đã cho thấy đây là một hướng đi đúng đắn, tạo thu nhập, sinh kế ổn định cho bà con DTTS trên địa bàn huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An.
Bạc Liêu: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Bạc Liêu: Tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động các hợp tác xã nông nghiệp

Kinh tế - Minh Đạt - 28 phút trước
Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tham gia vào các chuỗi liên kết, là đầu mối thực hiện ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm, mang lại lợi ích thiết thực cho thành viên và nông dân. Tại tỉnh Bạc Liêu trong những năm gần đây, các HTX đã phát huy vai trò của kinh tế tập thể, góp phần nâng cao thu nhập cho nông dân, đồng thời tạo ra những thay đổi căn bản diện mạo nông thôn của tỉnh.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 48): Xoá bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS – Còn nhiều gian nan!

Thưa quý vị, bạo lực gia đình trong cả nước, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS là câu chuyện chưa bao giờ cũ. Vấn nạn này đang đẩy một bộ phận phụ nữ DTTS ngày càng trở nên bị tách biệt, tụt hậu trong bối cảnh xã hội phát triển như hiện nay. Chương trình Vấn đề sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về: Xóa bỏ vấn nạn bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS - -Còn nhiều gian nan!
Lạng Sơn: Tăng cường đối thoại, gỡ khó cho các hợp tác xã nông nghiệp

Lạng Sơn: Tăng cường đối thoại, gỡ khó cho các hợp tác xã nông nghiệp

Kinh tế - Ngọc Hân - 31 phút trước
Những năm gần đây, các cấp, ngành liên quan trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã tăng cường công tác gặp gỡ, đối thoại với các hợp tác xã (HTX), trong đó chủ yếu là các HTX nông nghiệp. Từ đó, kịp thời tháo gỡ vướng mắc, giúp HTX từng bước vươn lên phát triển.
Kray Sức với những nổ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Kray Sức với những nổ lực bảo tồn văn hóa Pa Cô

Ở tuổi 62, nhưng Kray Sức, Nghệ nhân ưu tú ở thôn A Liêng, xã Tà Rụt, huyện Đakrông (ỉnh Quảng Trị) sức khỏe có vẻ như vẫn như tên của mình, tràn đầy năng lượng và khí chất. Chúng tôi cũng đã bị cuốn theo niềm mạnh mẽ, hứng khởi ấy khi nghe ông đánh đàn Ta lư, hát điệu Cha chấp; nghe ông kể về tiếng cồng chiêng, tiếng khèn… mang âm hưởng của đại ngàn Trường Sơn.
Khánh Hòa tăng cường thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Khánh Hòa tăng cường thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Công tác Dân tộc - Hoàng Thanh - CTV - 1 giờ trước
Khánh Hòa có 35 dân tộc thiểu số (DTTS) với 72.000 người đang sinh sống ở hai huyện miền núi (MN) Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và một số xã miền núi thuộc huyện Cam Lâm, Diên Khánh, thị xã Ninh Hòa, TP Cam Ranh, chiếm 5,8% dân số toàn tỉnh. Trong giai đoạn 2021 - 2025, Khánh Hòa có 28 xã thuộc vùng đồng bào DTTS và MN, trong đó có 66 thôn đặc biệt khó khăn; 03 dân tộc gặp nhiều khó khăn gồm: Dân tộc Raglai, dân tộc Ê-đê và dân tộc Cơ Ho (T’rin). Để tạo động lực cho vùng đồng bào DTTS phát triển, Khánh Hòa đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư cho vùng đồng bào DTTS.
Hà Nội: Giáng sinh gõ cửa sớm tại phố Hàng Mã

Hà Nội: Giáng sinh gõ cửa sớm tại phố Hàng Mã

Photo - Vàng Ni - 1 giờ trước
Không khi nhộn nhịp trước mùa Giáng sinh tại phố Hàng Mã, cũng chính là lúc Thủ đô Hà Nội đang cận kề những ngày cuối năm. Nơi đây khoác trên mình những bộ áo lung linh sắc màu của những đồ vật trang trí nhân dịp Lễ Giáng sinh
Sắc màu biên cương nơi thượng nguồn sông Đà

Sắc màu biên cương nơi thượng nguồn sông Đà

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 1 giờ trước
Sự kiện Tuần Văn hóa, thể thao và du lịch huyện Mường Tè (Lai Châu) diễn ra từ ngày 8 - 11/12, mang tới những trải nghiệm thú vị, hấp dẫn về miền đất nơi thượng nguồn sông Đà.