Người Chăm Hroi có nhiều lễ hội độc đáo như lễ cầu mưa, lễ cúng mừng sức khỏe, lễ mừng mùa bội thu... trong đó phải kể đến những nghi lễ cưới xin.
Người Lô Lô đen cư trú chủ yếu ở các huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm (Cao Bằng). Đồng bào có ý thức, tự tôn dân tộc và tinh thần đoàn kết cao, thể hiện rõ nét trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.
Người Kinh có câu "ăn trông nồi, ngồi trông hướng", còn với người Chăm, ăn uống hàng ngày hay ngày đình đám đều phải tuân theo các phép ứng xử có từ lâu đời.
Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê-đê, làm bằng thân cây gỗ, đặt trong nhà dài, làm chỗ ngồi của đội cồng chiêng trong các dịp lễ hội. Người Ê-đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực, vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới có ghế Kpan. Và khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại.
Dân ca của người M’nông ở Đắk Nông (còn gọi là Nau M’pring), là hình thức diễn xướng dân gian (không có nhạc đệm) được người M’nông sáng tác, sản sinh từ lao động sản xuất, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và được cộng đồng coi là tài sản chung của tộc người.
Lễ hội kết bạn là một hoạt động tín ngưỡng dân gian, mang tính nhân văn sâu sắc của đồng bào các dân tộc trên đại ngàn Tây Nguyên nói chung, đồng bào dân tộc Mạ ở Lâm Đồng nói riêng.
Khi mô tả về trang phục truyền thống của phụ nữ dân tộc Mường, Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Từ Chi đã từng viết: "Họ không khắc lên gỗ, lên đá, lên đồ gốm, lên kim loại, không tạc tượng gỗ, tượng đá, không nặn tượng đất, không đúc tượng đồng mà họ dệt cái quan niệm thẩm mỹ của mình lên cạp váy phụ nữ! Cạp váy ở đây, là như tượng, như tranh!”. Quả thật cái hay, cái đẹp, tinh túy và thâm sâu nhất đã được khắc họa trên bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Mường.
“Khau cút” là một biểu tượng trang trí trên nóc nhà sàn, nơi hai đầu hồi nhà của đồng bào Thái-Tây Bắc. “Khau cút” không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà, mà còn ẩn chứa những ý nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Dân tộc Giẻ Triêng có một nền văn hóa dân gian khá đặc sắc và bảo lưu được nhiều yếu tố văn hóa truyền thống của cư dân khu vực Bắc Tây Nguyên ở Việt Nam. Đặc biệt, trang phục của người dân tộc Giẻ Triêng thể hiện cá tính riêng trong phong cách tạo hình và cách ăn vận.
Những cổ vật ở chốn tâm linh không cánh mà bay, là hiện trạng nhiều năm nay ở các địa phương. Nhưng đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính thức của cấp có thẩm quyền, hay lực lượng liên quan nào là đến bao giờ mới chấm dứt thực trạng này.
Tại Quyết định số 1008/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt An toàn khu (ATK) Định Hóa gắn với phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên.
Người Gia Rai quan niệm, thóc do Yàng ban tặng nên người và thóc không được “ở” cùng nhau. Bởi lẽ đó, sự tồn tại của kho thóc còn thể hiện sâu sắc triết lý và tín ngưỡng của người Gia Rai.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã hoàn thành việc xây dựng hồ sơ gửi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch xem xét cho ý kiến trước khi đệ trình UNESCO công nhận Cửu đỉnh là Di sản tư liệu thế giới.
Người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn được biết đến với nhiều bản sắc phong tục, tập quán được lưu giữ từ ngàn đời. Từ xa xưa, nhà trình tường bằng đất của người Mông được biết đến là lối kiến trúc mang nhiều điểm khác biệt so với quần thể chung của các dân tộc khác nơi miền đá này. Du khách đến với Đồng Văn không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp trước sự tài tình của “kiến trúc sư” người Mông, tạo ra những kiệt tác nhà trình tường đầy độc đáo, vững bền theo năm tháng.
Từ thực tế có thể thấy, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên hiện nay đang đi đúng hướng, tức là đang thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều công trình nghiên cứu, nhiều chương trình, đề án đã và đang được tiến hành. Nhưng đánh giá một cách khách quan là hiệu quả chưa thực sự cao…
Đam mê làn điệu then từ khi còn nhỏ, ông Đàm Xuân Hòa đã tự học và trở thành người làm đàn tính gần 50 năm nay.
Thực trạng di tích cổ, trong đó, có nhiều di tích cổ ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi, bị xuống cấp đã và đang tiếp diễn. Câu hỏi đặt ra là, đến bao giờ di tích ngừng “kêu cứu”?.
Cho tới bây giờ, phụ nữ Dao Tiền vẫn giữ thói quen tự may quần áo cho bản thân và người thân trong gia đình. Phục trang của họ không chỉ đơn giản là đồ để mặc mà nó còn ẩn chứa những trầm tích văn hóa của người Dao, phản ánh quá trình hình thành, tập tục, thậm chí lịch sử tộc người của cộng đồng người Dao ở Việt Nam.
Trong bối cảnh xã hội đương đại với sự giao lưu, tiếp biến về văn hóa, múa dân tộc cũng được giao lưu và phát triển phù hợp với thẩm mỹ đương đại. Tuy nhiên, chính sự tiếp biến mà múa dân tộc đang dần mất đi hồn cốt, bản sắc văn hóa truyền thống.
Văn hóa Chăm, với nhiều loại hình nghệ thuật độc đáo cùng hệ thống kiến trúc đền tháp đang trở thành sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách đến với các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Bình Định...