Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Dân tộc Tày đang đứng trước nguy cơ không bảo tồn được chữ viết

Nga Anh (T/h) - 13:28, 22/08/2021

Đó là thông tin đáng chú ý trong kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng do UBND tỉnh Cao Bằng thực hiện. Kết quả này mới được thông báo bằng văn bản ban hành ngày 29/7/2021

Then Bế Sơn Trung, xóm Bản Co, xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa (Cao Bằng) là một trong những thầy then biết chữ Nôm Tày
Then Bế Sơn Trung, xóm Bản Co, xã Triệu Ẩu, huyện Phục Hòa (Cao Bằng) là một trong những thầy then biết chữ Nôm Tày (Ảnh Ngọc Ánh)

Cao Bằng là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới, thuộc phía Đông Bắc của Tổ quốc với nhiều dân tộc cùng sinh sống, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 94,87%. Trong đó, dân tộc Tày đông nhất chiếm 40,83%, tiếp sau là dân tộc Nùng 29,81%, Mông 11,65%, Dao 10,36%...

Kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay, dân tộc Tày cơ bản vẫn bảo tồn tốt tiếng nói riêng của dân tộc mình. 80% người Tày thường xuyên sử dụng tiếng Tày làm ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, xu hướng ở hầu hết các địa phương có dân tộc Tày sinh sống, đặc biệt trong các gia đình ở khu vực thị trấn, thành phố, các gia đình trẻ và gia đình có bố mẹ là cán bộ, công chức, viên chức nhà nước chủ yếu giao tiếp trong gia đình bằng tiếng phổ thông (tiếng Việt).

Chính vì vậy ở những khu vực này, trẻ em dân tộc Tày ít nói tiếng dân tộc, chủ yếu sử dụng tiếng phổ thông và điều này đã làm cho tiếng Tày tự mai một chính trong nội bộ con em dân tộc Tày.

Riêng tại hai địa phương Hòa An và thành phố Cao Bằng, thế hệ trẻ dân tộc Tày hầu như ít người biết nói tiếng mẹ đẻ, những người biết cũng ít sử dụng tiếng nói của dân tộc Tày trong giao tiếp.

Về chữ viết, dân tộc Tày có chữ Nôm Tày, nhưng hiện nay không còn duy trì chữ viết riêng, chỉ còn một phần nhỏ trong hệ thống sách cúng, sách Then, sách của thầy cúng và một số người hành nghề thầy cúng. Số người biết về chữ Nôm Tày hầu như không còn. Trong các nghi lễ như: tang ma, giải hạn, thượng thọ, xem ngày giờ..., đa số các thầy tào dân tộc Tày vẫn sử dụng chữ Hán.

Các thầy tào biết viết chữ Hán, tuy nhiên chỉ học theo lối chép lại văn bản chứ không được truyền dạy bài bản. Một số sách chữ Nôm Tày, chữ Hán hiện vẫn đang được lưu giữ trong các gia đình làm nghề thầy Tào.

Về ngữ văn dân gian, dân tộc Tày vẫn còn lưu giữ, tuy nhiên chỉ một số ít nghệ nhân cao tuổi mới nắm được nên nguy cơ mai một cao.

Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Ảnh chụp trang đầu và trang cuối)
Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng nói, chữ viết các dân tộc thiểu số (Tày, Thái, Dao) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng (Ảnh chụp trang đầu và trang cuối)

Trong khi đó, người Dao sinh sống ở Cao Bằng có khoảng gần 55.000 người, có hai nhóm Dao đỏ và Dao Tiền cư trú tập trung tại các huyện: Bảo Lâm, Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An.

Hiện nay, dân tộc Dao vẫn giữ được tiếng nói của dân tộc mình và sử dụng giao tiếp hàng ngày; chỉ có một số ít các gia đình người Dao ở thị trấn, thành phố có bố mẹ là công chức, viên chức nhà nước hoặc kết hôn với người dân tộc khác ít biết hoặc ít sử dụng tiếng nói dân tộc Dao. Trẻ em người Dao trên địa bàn tỉnh được cha ông truyền dạy tiếng mẹ đẻ và sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình trong giao tiếp hàng ngày.

Người Dao cũng có chữ viết là một hệ thống ký tự chữ Hán được phiên âm ra tiếng Dao (hay nói cách khác, người Dao mượn chữ Hán để ghi chép tiếng nói của mình). Hệ thống chữ viết này được các bậc trí thức người Dao trước đây sử dụng trong mọi văn tự, từ phản ánh mọi mặt đời sống vật chất, tinh thần, sách lịch sử, các bài hát, bài cúng đến ghi chép ngày, tháng, thơ văn...

Hiện nay, ở hầu hết các gia đình dân tộc Dao có người cao tuổi (từ 70 tuổi trở lên) còn giữ được nhiều cuốn sách cổ do ông cha để lại. Những người nắm giữ tri thức chữ viết của người Dao chủ yếu là những người thực hành nghi lễ tín ngưỡng trong cộng đồng người Dao như Thầy mo, thầy tào.

Các sách viết tay ghi chép về các nghi thức cúng tế hiện nay còn được các thầy mo, thầy tào lưu giữ. Ngoài thầy mo và thầy tào, trong cộng đồng người Dao rất hiếm người biết đọc các cuốn sách cổ của người Dao, thậm chí nhiều thầy mo chỉ biết đọc chữ nhưng lại không dịch được nội dung...

Theo kết quả khảo sát của UBND tỉnh Cao Bằng, các bản sách dạy chữ của người Dao đều được viết tay trên giấy dó. Hiện, chữ viết của người Dao hiện nay đang có nguy cơ bị mai một cao, do vậy cần phải có những biện pháp bảo tồn, lưu giữ chữ viết.

Thực hiện công tác sưu tầm, bảo tồn, Bảo tàng tỉnh Cao Bằng hiện đang lưu giữ 39 đầu sách chữ Hán và Nôm Tày sử dụng trong nghi lễ của thầy tào dân tộc Tày và 22 đầu sách sưu tầm được trong cộng đồng người Dao.

Từ năm 2013 đến năm 2020, tỉnh Cao Bằng đã tổ chức bồi dưỡng tiếng Tày cho cán bộ, công chức, viên chức được 78 lớp với 5.284 lượt người tham gia. Ngoài ra, bằng các nguồn xã hội hóa, tại các huyện đã mở các lớp hát then, đàn tính (tiếng Tày) hoặc thông qua các câu lạc bộ để truyền dạy cho con em các dân tộc trong huyện, nhằm bồi dưỡng, phát huy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Người có uy tín bảo tồn văn hóa Raglay

Người có uy tín bảo tồn văn hóa Raglay

Người có uy tín - Nghệ nhân Ưu tú Pi Năng Trách ở thôn Ma Oai được đồng bào Raglay huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận ví như “báu vật sống” của bản làng. Ông dày công nghiên cứu và “nằm lòng” các nghi lễ truyền thống của đồng bào Raglay như bỏ mả, báo hiếu, cưới hỏi. Ông cùng các nghệ nhân dân gian xã Phước Thắng đã tái hiện thành công Lễ cưới Raglay tại Lễ hội Văn hóa Raglay 2025, nhận được sự tán thưởng nồng nhiệt từ cán bộ, Nhân dân và du khách.
Hướng đi giúp đồng bào DTTS ở huyện Phú Lộc thoát nghèo

Hướng đi giúp đồng bào DTTS ở huyện Phú Lộc thoát nghèo

Kinh tế - Phạm Tiến - 3 giờ trước
Thời gian gần đây, nhiều lao động người DTTS ở huyện Phú Lộc, Thành phố Huế chọn con đường xuất khẩu lao động, theo đó đã có nhiều hộ thoát được nghèo bền vững.
Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2025: Thế kỷ vươn mình

Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2025: Thế kỷ vươn mình

Du lịch - Minh Ngọc - 3 giờ trước
Với nhiều điểm mới, Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2025 thể hiện khát vọng phát triển thịnh vượng và năng động của Đà Nẵng trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình phát triển.
Khai mạc Chuyến xe Hướng nghiệp Đức tại Ninh Thuận

Khai mạc Chuyến xe Hướng nghiệp Đức tại Ninh Thuận

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 3 giờ trước
Ngày 25/5, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp Tổng lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ khai mạc Chuyến xe Hướng nghiệp Đức tại Ninh Thuận. Đến dự có ông Nguyễn Long Biên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận; bà Josefine Wallat Tổng Lãnh sự quán Cộng hòa Liên bang Đức tại Thành phố Hồ Chí Minh. Cùng có mặt trên 200 học sinh, sinh viên các đơn vị trường học tỉnh Ninh Thuận.
Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật về Cung Trúc Lâm Yên Tử

Linh thiêng Lễ cung rước Xá lợi Đức Phật về Cung Trúc Lâm Yên Tử

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Mỹ Dung - 21:27, 25/05/2025
Kết thúc thời gian chiêm bái tại chùa Phúc Sơn, huyện Tân Yên (tỉnh Bắc Giang), Xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Quốc bảo của Ấn Độ, đã được cung thỉnh về tôn trí tại Cung Trúc Lâm Yên Tử, xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh) từ ngày 25 - 28/5.
Lào Cai: Bắt giữ vụ vận chuyển số lượng lớn ngoại tệ qua biên giới

Lào Cai: Bắt giữ vụ vận chuyển số lượng lớn ngoại tệ qua biên giới

Pháp luật - Minh Nhật - 21:25, 25/05/2025
Ngày 25/5, theo thông tin từ Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lào Cai cho biết, đơn vị vừa bắt giữ nhóm đối tượng vận chuyển trái phép 30 vạn nhân dân tệ qua biên giới.
Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Ươm mầm Bố chính trên đất chè

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 24/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Cuộc sống mới ở thôn Bác Hồ. Chùa Hang Tuyên Quang. Ươm mầm Bố chính trên đất chè. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Malaysia

Thời sự - PV - 21:25, 25/05/2025
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan, chiều 25/5, ngay sau Lễ đón trọng thể tại Phủ Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim.
Tạm giữ hình sự đối tượng có hành vi cố ý làm hư hỏng Bảo vật quốc gia

Tạm giữ hình sự đối tượng có hành vi cố ý làm hư hỏng Bảo vật quốc gia

Pháp luật - Minh Nhật - 21:21, 25/05/2025
Ngày 25/5, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an TP. Huế cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Hồ Văn Phương Tâm, sinh ngày 10/02/1983, trú tại TP. Hồ Chí Minh, để điều tra làm rõ hành vi “Cố ý làm hư hỏng tài sản” xảy ra tại Điện Thái Hòa - Đại Nội Huế.
Malaysia đề nghị Việt Nam hỗ trợ phát triển nông nghiệp, hợp tác bảo đảm an ninh lương thực

Malaysia đề nghị Việt Nam hỗ trợ phát triển nông nghiệp, hợp tác bảo đảm an ninh lương thực

Thời sự - PV - 20:55, 25/05/2025
Ngày 25/5, tại Trụ sở Quốc hội ở Kuala Lumpur, Malaysia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến với Chủ tịch Hạ viện Malaysia Dato' Johari Bin Abdul trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Malaysia, tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các Hội nghị Cấp cao liên quan khác.
Thủ tướng Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Malaysia

Thủ tướng Anwar Ibrahim chủ trì Lễ đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Malaysia

Thời sự - PV - 16:00, 25/05/2025
Chiều 25/5, Thủ tướng Chính phủ Malaysia Anwar Ibrahim và Phu nhân đã chủ trì Lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân, cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Malaysia và tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 46 và các hội nghị cấp cao liên quan, từ ngày 24 đến 28/5.
428 đoàn đã đến viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

428 đoàn đã đến viếng nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương tại TP. Hồ Chí Minh

Thời sự - Tào Đạt - 15:14, 25/05/2025
Trong thời gian tổ chức Lễ viếng tại Hội trường Thống Nhất (TP. Hồ Chí Minh), Ban Tổ chức đã ghi nhận 428 đoàn, với 3.604 lượt người, đến viếng tang và chia buồn cùng gia quyến nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương.