Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Làm sao giữ được nghệ thuật rối cạn của dân tộc Tày?

Thiên Đức - 17:08, 23/08/2021

Suốt một thời gian dài, múa rối cạn của người Tày huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên vắng bóng trong đời sống của cộng đồng. Phải đến năm 2012, loại hình nghệ thuật này mới được khôi phục. Tiếc rằng, khi rối cạn mới hồi sinh lại đối mặt với nguy cơ mai một…


Nghệ nhân tập luyện điều khiển con rối tại phường rối Thẩm Rộc
Nghệ nhân tập luyện điều khiển con rối tại phường rối Thẩm Rộc

Bước đầu hồi sinh

Ông Ma Quang Nhanh, Trưởng tộc dòng họ Ma thôn Thẩm Rộc cho biết, lịch sử rối cạn nơi đây có khoảng 200 năm về trước. Từ khi già làng Ma Công Bằng, ông tổ 9 đời của dòng họ Ma mang con rối về. Múa rối cạn một thời đã có chỗ đứng quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào Tày. Phường rối cạn đi nhiều nơi để biểu diễn và ở đâu họ cũng được chào đón nồng nhiệt.

Nghệ thuật rối cạn của người Tày độc đáo là vậy, thế nhưng suốt một thời gian dài do nhiều biến động, loại hình này gần như vắng bóng. Phải đến năm 2012, múa rối cạn mới được phục hồi.

Là người trực tiếp thực hiện công tác khôi phục múa rối cạn, ông Nguyễn Văn Thụy, cán bộ Phòng Văn hóa Thông tin huyện Định Hóa cho biết, múa rối cạn là loại hình văn hóa đặc sắc của người Tày 2 xóm Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh và xóm Thẩm Rộc, xã Bình Yên. Tuy nhiên, trước đây vì nhiều lý do nên loại hình nghệ thuật này gần như biến mất.

Đến năm 2011, Phòng Văn hóa Thông tin huyện Định Hóa thực hiện đề án về "Tiếp tục khôi phục, bảo tồn và phát huy những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa" giai đoạn 2011-2015, Phòng Văn hóa huyện đã kết hợp với nhân dân Ru Nghệ và Thẩm Rộc nghiên cứu và phục hồi nghệ thuật đặc sắc này. Qua một thời gian phường rối đã tổ chức các buổi tập luyện, khán giả đến chật cả nhà văn hóa thôn. Từ đó, phường rối thường xuyên biểu diễn, được nhân dân đón nhận nồng nhiệt.

Ghi nhận giá trị của loại hình rối cạn ở Thẩm Rộc, xã Bình Yên và Ru Nghệ, xã Đồng Thịnh, huyện Định Hóa, năm 2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận đây này là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sau khi được công nhận rối cạn của người Tày thường xuyên được biểu diễn trong cộng đồng. Không những vậy, các nghệ nhân của phường rối còn từng đi biểu diễn ở khắp nơi như phố đi bộ Hà Nội, Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây… Ngành Văn hóa cũng tích cực nỗ lực bảo tồn di sản văn hóa này thông qua việc mở lớp truyền dạy trong câu lạc bộ, trong trường học, hỗ trợ nghệ nhân…

Các nghệ nhân đang sắp xếp “sân khấu” rối cạn
Các nghệ nhân đang sắp xếp “sân khấu” rối cạn

Nguy cơ mai một…

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực phục hồi, song trong giai đoạn hiện nay, múa rối cạn của người Tày - Định Hóa lại đối mặt nhiều thách thức bị mai một. Bà Trần Thị Nhiên, Trưởng phòng Quản lý di sản văn hóa, Sở Văn hóa Thể thao và Du Lịch tỉnh Thái Nguyên cho biết, phải mất rất nhiều thời gian, công sức những người làm công tác văn hóa tỉnh Thái Nguyên mới phục dựng được rối cạn của người Tày Định Hóa. Tuy nhiên, hiện nay loại hình này lại phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức.

Khó khăn đầu tiên phải tính đến đó là nghệ thuật rối cạn từ bao đời nay lưu truyền theo hình thức cha truyền con nối. Người dân cho rằng, con rối là hình tượng rất linh thiêng, cho nên khi người chết đi thường mang theo vì sợ ma hát (ma bắt); do đó những người ngoài phường, ngoài dòng họ dù muốn cũng không dám học. Bên cạnh đó, những nghệ nhân tài hoa, tâm huyết đã cao tuổi, trong khi lớp trẻ không có điều kiện hoặc không mặn mà với rối.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch Covid -19 nên hơn 2 năm qua, các phường rối gần như không thể tập luyện hay biểu diễn. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý các nghệ nhân cũng như cộng đồng.

Trong công tác hỗ trợ nghệ nhân cũng vấp phải khó khăn. Ví dụ, tại phường rối thôn Thẩm Rộc có nghệ nhân Ma Quang Chóng rất tâm huyết với nghề, bản thân ông lại không có nghề gì khác nên không có thu nhập. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên rất mong muốn đề xuất cho ông Ma Quang Chóng hưởng hỗ trợ theo Nghị định số 109/2015/NĐ-CP của Chính phủ để ông yên tâm hơn với rối cạn. Tuy nhiên, theo quy định của Nghị định 109 lại ràng buộc tính mức thu nhập cho cả gia đình nên ông Chóng không đủ điều kiện thụ hưởng chính sách.

Để nghệ thuật rối cạn của dân tộc Tày tiếp tục được duy trì và phát triển, bên cạnh nỗ lực của những nghệ nhân, những người tiếp nối trong dòng họ và ngành văn hóa địa phương, rất cần sự quan tâm hơn nữa của các cơ quan chức năng và những người tâm huyết, góp phần gìn giữ và phát huy giá trị một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc. Nhất là chính quyền cần có sự quan tâm để làm sao nghệ nhân vẫn giữ được lửa nghề tiếp tục biểu diễn./.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

Làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng là một trong những bản làng tiêu biểu ở miền núi Quảng Ngãi. Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ qua đời, 100% người Cor trong làng đã tự nguyện mang họ Hồ để tưởng nhớ Bác. Từ đó đến nay, bao thế hệ người Cor nơi đây luôn nhắc nhở nhau sống, học tập và làm theo di chúc Bác Hồ để lại. Tiêu biểu trong phong trào này là anh Hồ Văn Nam, con trai của già làng Hồ Văn Thuận.
Tin nổi bật trang chủ
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại TP. Cần Thơ

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung chúc Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây tại TP. Cần Thơ

Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết Hội Đoàn kết sư sãi yêu nước TP. Cần Thơ và chùa Muni Răngsây.
Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Tăng cường hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và hai viện của Uzbekistan

Thời sự - PV - 20 phút trước
Ngày 8/4, tại Trụ sở Quốc hội Uzbekistan, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Uzbekistan và tham dự Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới lần thứ 150 (IPU-150), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội đàm với Chủ tịch Viện Lập pháp (Hạ viện) Quốc hội Uzbekistan Nuriddinjon Ismailov.
Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Triển lãm chuyên đề “50 năm vang mãi bản hùng ca” mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc

Tin tức - Minh Nhật - 40 phút trước
Triển lãm diễn ra tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm giới thiệu đến công chúng khoảng 500 hình ảnh, tư liệu, hiện vật lịch sử liên quan đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Gia Lai: Trên 9,4 tỷ đồng đầu tư xây dựng công trình du lịch tiêu biểu làng Ia Gri

Trang địa phương - Ngọc Thu - 1 giờ trước
Ngày 8/7, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Chư Păh (Gia Lai) đã triển khai di dời nhà rông làng Ia Gri (xã Chư Đang Ya) để giải phóng mặt bằng xây dựng công trình du lịch.
Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung thăm, chúc Tết Chôl Chnăm Thmây tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer

Thời sự - Như Tâm - Tào Đạt - 1 giờ trước
Tiếp tục chuyến công tác tại Tây Nam Bộ, nhân dịp Tết Chôl Chnăm Thmây năm 2025 của đồng bào dân tộc Khmer, ngày 8/4, Đoàn công tác của Bộ Dân tộc và Tôn giáo do Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung làm Trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các vị sư sãi tại Học viện Phật giáo Nam tông Khmer và Người có uy tín và đồng bào Khmer có hoàn cảnh khó khăn tại các quận/huyện Ô Môn, Thới Lai, Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ).

"Giữ lửa” văn hóa giữa đại ngàn Trà Bồng

Sắc màu 54 - Đình Quang - 1 giờ trước
Làng Trà Dòn, thôn 2, xã Trà Thủy, huyện Trà Bồng là một trong những bản làng tiêu biểu ở miền núi Quảng Ngãi. Năm 1969, khi nghe tin Bác Hồ qua đời, 100% người Cor trong làng đã tự nguyện mang họ Hồ để tưởng nhớ Bác. Từ đó đến nay, bao thế hệ người Cor nơi đây luôn nhắc nhở nhau sống, học tập và làm theo di chúc Bác Hồ để lại. Tiêu biểu trong phong trào này là anh Hồ Văn Nam, con trai của già làng Hồ Văn Thuận.
Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 5/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Hành trang Văn hóa truyền thống. Ngôi chùa trên đỉnh núi, giữ 4 kỷ lục Việt Nam. Chuỗi hạt cườm và bản sắc văn hóa người Co. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Đoàn tàu Thống nhất thiết kế đặc biệt sẽ lăn bánh dịp 30/4

Du lịch - H. Phúc - 1 giờ trước
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức chạy đôi tàu thiết kế riêng mang tên "Đoàn tàu Thống nhất" dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam 30/4.
Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Bình Định: Chuẩn bị xây dựng Bảo tàng tỉnh hơn 700 tỷ đồng

Xã hội - T.Nhân-N.Triều - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa có thông báo chính thức về việc di dời Nhà Văn hóa Lao động tỉnh tại số 86 đường Lê Duẩn, Tp. Quy Nhơn, để nhường đất triển khai dự án xây dựng Bảo tàng tỉnh Bình Định, với tổng mức đầu tư lên đến 700 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước.
Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Lễ cúng bản của Dân tộc Si La

Media - BDT - 1 giờ trước
Dân tộc Si La là một trong những DTTS rất ít người, cư trú ở miền núi phía Tây Bắc và chỉ sinh sống ở hai tỉnh Điện Biên và Lai Châu. Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng những chính sách cụ thể, người Si La đang nỗ lực duy trì, phát huy những nghi lễ, nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình. Cúng bản là một trong những nghi lễ tín ngưỡng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp, phản ánh khát vọng vươn lên, mong ước một cuộc sống ấm no, hạnh phúc của đồng bào Si La.
Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Những ngôi nhà nghĩa tình với đồng bào Tây nguyên

Media - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Các tỉnh Tây Nguyên đang tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, giúp người dân, đặc biệt là đồng bào DTTS có chỗ ở kiên cố. Bộ Công an là đơn vị luôn đồng hành cùng các địa phương và đi đầu trong việc triển khai thực hiện chương trình từ hỗ trợ kinh phí đến huy động lực lượng cùng tham gia.
Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Lợi ích của vị thuốc xáo tam phân trong hỗ trợ trị ung thư

Media - BDT - 1 giờ trước
Cùng với xạ đen, nấm linh chi, nghệ vàng... xáo tam phân là dược liệu chứa nhiều hoạt chất có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư. Vậy cách sử dụng loại thảo dược này như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất?