Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Khi biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, ngoài thiệt hại về người và của, chúng ta còn đối mặt với thách thức khi rất nhiều di sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị phá huỷ.
Ngày nay, trong đời sống xã hội, văn hóa phi vật thể ngày càng được xem là yếu tố sống còn, làm thăng hoa các di sản, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển văn hóa bền vững. Từ việc khai thác di sản văn hóa trong phát triển du lịch, góp phần làm thay đổi diện mạo cuộc sống của đồng bào vùng DTTS. Tuy nhiên, công tác quản lý, khai thác những di sản thời đại 4.0 cũng đặt ra không ít thách thức...
Hơn một năm, sau khi thực hành Then được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới (19/12/2019), các cơ quan chuyên môn, các tỉnh có Then… đang tiếp tục chung tay bảo tồn và phát huy giá trị di sản bằng nhiều hành động thiết thực, góp phần nuôi dưỡng tâm hồn cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Thái và phát triển những tri thức về phong tục tốt đẹp nói chung, và Then nói riêng.
Mo trong đời sống người Mường là tên gọi một loại nghề nghiệp, một loại hình di sản văn hóa có tính nguyên hợp, là hoạt động diễn xướng văn hóa, văn nghệ dân gian chỉ thực hiện trong tang lễ và một số nghi lễ tín ngưỡng, nghi lễ vòng đời của người Mường. Nó bao gồm ba lĩnh vực chính cấu thành: Lời Mo, môi trường diễn xướng, con người thực hành diễn xướng Mo tức là Nghệ nhân Mo. Trong đó lời Mo gắn liền với Nghệ nhân Mo chiếm vị trí quan trọng nhất.
Cứ mỗi độ Xuân về, đặc biệt là vào dịp Lễ hội Lồng tồng của đồng bào dân tộc Tày, Nùng xứ Lạng thường không thể thiếu một loại hình văn hóa đặc sắc, tiêu biểu, đó là múa ky lằn.
Nền văn hóa Óc Eo, biểu trưng cho một vương quốc mang tên Phù Nam xưa tại Đồng bằng sông Cửu Long luôn là điều bí ẩn, kỳ lạ đang được các nhà chuyên môn khám phá, giải mã. Tại xã Lương Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh có một di tích khảo cổ đã được các nhà khảo cổ khai quật và lên phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích để phát triển du lịch, đó là di tích Bờ Lũy - chùa Lò Gạch.
Tại vùng đất Lạng Sơn, đồng bào dân tộc Nùng với 3 nhóm địa phương là Inh, Phàn Slình và Cháo sinh sống đan xen cùng với các dân tộc khác. Từ xưa, người Nùng ở Lạng Sơn có tục thờ cúng Mè Nàng chứa đựng nhiều ý nghĩa, biểu tượng văn hóa sâu sắc.
Tượng Ganesha và tượng Gajasimha đang được lưu giữ tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia