Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Bảo tồn, gìn giữ trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số

PV - 11:06, 13/08/2021

Thực hiện Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, 2 năm qua ngành Văn hóa Lâm Đồng đã có nhiều việc làm thiết thực nhằm gìn giữ, bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc Mạ, Cơ Ho, Chu Ru; kịp thời ngăn chặn thực trạng trang phục truyền thống của các dân tộc thiểu số đang ngày bị mai một, biến dạng, xa rời nguyên gốc.

Nghề dệt truyền thống B’Nớ C góp phần gìn giữ trang phục truyền thống của người Cơ Ho
Nghề dệt truyền thống B’Nớ C góp phần gìn giữ trang phục truyền thống của người Cơ Ho

Tạo môi trường cho trang phục truyền thống phô diễn vẻ đẹp

Trang phục không chỉ đáp ứng một trong ba nhu cầu vật chất của con người (ăn, mặc, ở) mà còn là văn hóa, phản ánh quá trình sáng tạo, óc thẩm mỹ của một cộng đồng dân tộc. Trang phục truyền thống được xem là “thẻ căn cước” của một dân tộc bởi nó thể hiện bản sắc văn hóa, nét đẹp, đặc trưng riêng để chỉ cần nhìn vào bộ trang phục là có thể nhận diện các dân tộc khác nhau. 

Trong các dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng, bản thân đồng bào Chu Ru không có nghề dệt, nhưng trang phục truyền thống của người Chu Ru rất đặt trưng, vì từ hàng trăm năm trước họ sử dụng chất liệu, các loại vải là sản phẩm dệt của người Chăm, của người  Cơ Ho, tự biến tấu theo kiểu dáng truyền thống ăn mặc của dân tộc mình. 

Với người Mạ và Cơ Ho thì nghề dệt thổ cẩm đã có từ rất lâu đời, nhưng do sự phát triển kinh tế - xã hội, những ngành nghề thủ công truyền thống trong đó có nghề dệt thổ cẩm bị mai một dần. Đồng bào dần xa rời trang phục truyền thống mà tìm đến những loại trang phục chất liệu tiện dụng hơn phù hợp với cuộc sống hàng ngày; nhu cầu sử dụng sản phẩm dệt truyền thống không còn nhiều, cho nên nghề dệt không còn đủ sức để nuôi sống bản thân và gia đình, nhiều nghệ nhân không còn mặn mà với nghề.

Trước thực trạng đó, ngành Văn hóa Lâm Đồng đã chủ động tạo ra nhiều môi trường, điều kiện, không gian để cho đồng bào các dân tộc có dịp giới thiệu nghề dệt truyền thống và những bộ trang phục truyền thống của mình. 

Ông Hoàng Mạnh Tiến, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật tỉnh cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Lâm Đồng, thời gian qua, tất cả những hoạt động của Trung tâm liên quan đến công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống đều có bảo tồn trang phục dân tộc đi đôi với bảo tồn nghề dệt thổ cẩm, trong đó có cả chất liệu, màu sắc, kiểu dáng, hoa văn. 

Trong các ngày hội văn hóa cồng chiêng, ngày hội văn hóa thể thao vùng đồng bào dân tộc thiểu số, liên hoan bảo tồn di sản văn hóa toàn tỉnh được tổ chức hàng năm, bao giờ cũng có hoạt động trình diễn, hội thi trang phục truyền thống giới thiệu trang phục truyền thống trong lễ hội và trong sinh hoạt đời thường. Trong các tiết mục văn nghệ dân gian, hát ru, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng thì một yếu tố bắt buộc là phải mặc những bộ trang phục truyền thống. Đó chính là môi trường, là điều kiện, là không gian để trang phục truyền thống phô diễn vẻ đẹp, từ đó nâng cao nhận thức của đồng bào về giá trị đích thực của nghề dệt thổ cẩm, của trang phục dân tộc, để đồng bào cảm thấy trang phục truyền thống của dân tộc mình là rất đẹp, rất quý, nếu để mất đi thì không thể làm lại, không thể lấy lại được nữa.

Khôi phục, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm

Bảo tồn trang phục truyền thống phải đi đôi với nghề dệt truyền thống, nghề dệt thổ cẩm truyền thống còn thì trang phục dân tộc còn. Không chỉ là cách thức dệt, mà để có những hoa văn, họa tiết, kiểu dáng của các loại trang phục váy áo thổ cẩm, đồng bào các dân tộc Mạ, Cơ Ho, Chu Ru đã mất hàng ngàn năm, trải qua bao nhiêu thế hệ tích lũy, chọn lọc, tích tụ kinh nghiệm, sáng tạo. Những năm qua, nghề dệt được quan tâm khôi phục, phát triển trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Đã có 5 làng nghề dệt thổ cẩm được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống như làng nghề B’Nớ C (Lạc Dương), làng nghề Đạ Nghịt (Lộc Châu - Bảo Lộc), làng nghề K’Long (Hiệp An - Đức Trọng), làng nghề Buôn Go (thị trấn Đồng Nai - Cát Tiên)...

Nghệ nhân Rơ Ông Ka Ương nhiều năm đã dành tâm sức khôi phục làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm B’Nớ C cho biết: Trong quan niệm thẩm mỹ của người Cơ Ho dưới chân núi Lang Biang, vẻ đẹp của người phụ nữ xưa được phản ánh một phần qua trang phục. Một người phụ nữ được xem là đẹp trước hết phải là người khéo tay, biết dệt thổ cẩm, phối sắc màu, tạo hình hoa văn độc đáo. 

Thế hệ trẻ người DTTS ở Lâm Đồng trong ngày hội
Thế hệ trẻ người DTTS ở Lâm Đồng trong ngày hội

Thổ cẩm của người Cơ Ho có màu chủ đạo là màu xanh đen, màu của núi rừng đại ngàn Tây Nguyên, nhưng nét đẹp ở chính tạo hình hoa văn muôn điệu như hình chữ nhật, hình vuông, hình chữ thập, hình thoi, hình xoáy, cách điệu hoa lá, chim muông... từ đôi bàn tay khéo léo, óc sáng tạo, trí tưởng tượng của các nghệ nhân. Các làng nghề dệt được khôi phục đã truyền dạy cho nhiều người trẻ tuổi, xây dựng nên ý thức trong cộng đồng để các em không phải tìm vẻ đẹp đâu xa, không phải theo mô đen Tây - Tàu, mà tìm vẻ đẹp trong chính trang phục truyền thống của mình. Muốn bảo tồn được nghề dệt thì ngoài việc sản xuất, chế tác để phục vụ cho cộng đồng, thì cần tạo đầu ra cho sản phẩm, quảng bá giới thiệu những nét đẹp, sự độc đáo của trang phục truyền thống các dân tộc để mọi người ứng dụng nó trong đời sống hiện đại. 

Hiện nay, việc tái sáng tạo, thay đổi kiểu dáng váy áo thổ cẩm đã được rất nhiều các nhà tạo mẫu quan tâm làm nên những đầm công sở, bộ váy cưới thổ cẩm kết hợp hài hòa giữa dân tộc và hiện đại, cách tân nhưng không xa rời truyền thống, không làm mất đi vẻ đẹp truyền thống; nhiều cặp đôi đã chọn váy áo thổ cẩm cách điệu trong ngày trọng đại của đời mình. Cùng với việc tất cả các trường dân tộc nội trú trong tỉnh quy định học sinh mặc trang phục truyền thống ít nhất 1 ngày/tuần... đã góp phần làm lan tỏa vẻ đẹp của trang phục truyền thống. Qua đó, đồng bào các dân tộc bản địa thấy được giá trị của bộ trang phục mình đang mặc, thêm yêu quý, trân trọng, ra sức gìn giữ, bảo tồn, làm cho trang phục truyền thống ngày càng phổ biến hơn trong cuộc sống thường ngày.

Có thể nói cùng với các phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống đặc trưng, việc nỗ lực gìn giữ, bảo tồn trang phục dân tộc, nghề dệt truyền thống các đồng bào các dân tộc bản địa Lâm Đồng đang góp phần làm cho văn hóa truyền thống của các dân tộc được phong phú hơn, trọn vẹn hơn, làm cho vườn hoa các dân tộc Việt Nam đa hương, đa sắc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023 với chủ đề “Miền di sản” đã chính thức khai mạc vào tối 30/9 tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.
Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Nguy cơ làng chài đẹp nhất thế giới trên vịnh Hạ Long “chìm dần xuống biển”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 6 phút trước
Làng chài Cửa Vạn và làng chài Vung Viêng trên vịnh Hạ Long từng được bình chọn là một trong những làng chài cổ đẹp nhất thế giới. Theo thời gian, hiện nay 2 làng chài này đang có hiện tượng xuống cấp nhiều. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng của địa phương vẫn còn đang loay hoay phương án để sửa chữa.
Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tưng bừng khai mạc Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023

Tin tức - Tào Đạt - Thúy Hồng - 15 phút trước
Lễ hội Văn hóa, Du lịch Mường Lò năm 2023 với chủ đề “Miền di sản” đã chính thức khai mạc vào tối 30/9 tại thị xã Nghĩa Lộ (tỉnh Yên Bái). Đây là một trong những sự kiện được tổ chức thường niên, đã trở thành sản phẩm văn hóa du lịch đặc trưng, mang bản sắc và thương hiệu riêng có của thị xã Nghĩa Lộ.
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội hỗ trợ người dân vùng lũ

Xã hội - Thùy Trang - Mai Hương - 22 phút trước
Công đoàn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) cùng với Công đoàn các cơ sở kịp thời có mặt để thăm hỏi, động viên, trao quà hỗ trợ đối với các xã bị thiệt hại nặng nề và hỗ trợ 3 triệu đồng đối với các gia đình có thân nhân bị mất do mưa lũ.
Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ

Tin tức - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Ngày 1/10, tại Tp. Hạ Long, Bộ Công an phối hợp với tỉnh Quảng Ninh tổ chức diễn tập phương án chữa cháy, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ cấp Bộ năm 2023. Lãnh đạo Bộ Công an, một số bộ, ban, ngành; lãnh đạo các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng tham dự buổi diễn tập.
Yên Bái: Du khách

Yên Bái: Du khách "no bụng, đã mắt" tại Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc

Sắc màu 54 - Tào Đạt - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Hàng loạt món ăn mang đậm bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc kết hợp cùng cách thức trang trí, tiểu cảnh độc đáo đã làm nhiều du khách "no bụng, đã mắt" khi đến với Hội thi ẩm thực truyền thống các dân tộc năm 2023 tại quảng trường Bông Lúa (thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái).
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi học sinh, giáo viên vùng lũ

Tin tức - Hương Trà - 1 giờ trước
Trước những thiệt hại về người, cơ sở vật chất, trường lớp, thiết bị dạy học, sách giáo khoa, làm ảnh hưởng lớn đến kế hoạch giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh do mưa lũ những ngày qua tại nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thay mặt lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo gửi thư thăm hỏi tới học sinh, giáo viên cũng như ngành giáo dục tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa.
Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Đắk Lắk: Giải cứu 2 mẹ con sau 5 năm bị bán ra nước ngoài

Pháp luật - Lê Hường - 1 giờ trước
Ngày 1/10, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị phối hợp với các lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công 2 mẹ con sau hơn 5 năm bị bán sang Trung Quốc làm vợ.
Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Mường Lò - Tinh hoa miền di sản

Media - Thuý Hồng - 5 giờ trước
Bất cứ ai đến với Nghĩa Lộ - Mường Lò thời điểm này sẽ được thăng hoa cảm xúc trước vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên và những thảm vàng lúa chín; được chiêm ngưỡng vẻ đẹp duyên dáng yêu kiều của các cô gái Thái; được hòa mình trong vòng những Xòe bất tận để cảm nhận tự trái tim những giá trị văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, với bao cung bậc cảm xúc đắm say và giá trị nhân văn sâu sắc đã và đang trường tồn, lan tỏa của Nghệ thuật Xòe Thái - tinh hoa miền di sản Mường Lò, Nghĩa Lộ.
Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Hà Giang có 3 món ẩm thực được vinh danh ẩm thực tiêu biểu Việt Nam

Sắc màu 54 - Anh Trúc - 14 giờ trước
Vừa qua, tại Hà Nội, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam đã tổ chức trao chứng nhận 121 món ẩm thực tiêu biểu giai đoạn I - 2022 và công bố giai đoạn II - 2023 Đề án “Xây dựng và phát triển Văn hóa ẩm thực Việt Nam thành thương hiệu quốc gia” với sự tham dự của trên 200 khách mời.
Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Nghệ thuật múa Xòe - Vũ điệu của tình đoàn kết

Media - Tào Đạt - Thúy Hồng - 22:52, 30/09/2023
Múa Xòe là loại hình múa truyền thống đặc sắc, gắn liền với đời sống của đồng bào Thái vùng Tây Bắc trong sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Trung tâm của những điệu múa Xòe phải kể đến là Mường Lò (Yên Bái), Mường So (Lai Châu), Mường Lay và TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Với ý nghĩa và sức sống của điệu Xòe, ngày 15/12/2021, UNESCO đã vinh danh nghệ thuật Xòe Thái là Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại.