Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhà sàn đá độc đáo của người Tày nơi biên cương

PV - 15:10, 12/08/2021

Đến miền biên cương Cao Bằng, dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi nhà sàn bằng đá của người Tày. Đây chính là điểm nổi bật và khác biệt so với những ngôi nhà sàn của đồng bào dân tộc ở vùng, miền khác trong cả nước. Trải qua sự thăng trầm của lịch sử và thời gian, những ngôi nhà sàn đá vẫn trường tồn, vững chãi, chở che cho những cư dân hiền lành, chất phác nơi miền biên cương.

Nhà cộng đồng của dân làng Khuổi Ky là nhà sàn bằng đá, đã được đưa vào làm dịch vụ homestay của làng. Ảnh: Thanh Thuận
Nhà cộng đồng của dân làng Khuổi Ky là nhà sàn bằng đá, đã được đưa vào làm dịch vụ homestay của làng. Ảnh: Thanh Thuận

Phong tục linh thiêng nơi biên cương Cao Bằng

Cao Bằng là tỉnh miền núi, biên giới, địa hình là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, nhiều núi non trùng điệp, nên từ xa xưa, người Tày ở đây đã coi đá là khởi nguồn của sự sống, là trung tâm của vũ trụ. Họ tin có thần trú ngụ trong đá. Người Tày quan niệm: Con người sống cùng với thế giới hiện hữu còn có một thế giới vô hình, ở đó, có các thần linh khắp mọi nơi dõi theo và phù trợ cho thế giới của người sống. Do đó, ngoài thờ các vị thần như thổ công, thần cây, thần sông..., người Tày còn thờ thần đá.

Trong những ngôi nhà của nhiều gia đình người Tày, thần đá được thờ cúng như một vị thần và có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống sinh hoạt của họ. Khi người nhà bị ốm, trẻ con giật mình quấy khóc hoặc khóc về đêm..., bà con cho rằng, vía họ quá nhẹ nên nhờ thần đá giữ hộ. Đá vững vàng trong mưa gió không suy chuyển nên hồn vía dựa vào đá sẽ vững vàng.

Có thể thấy, đá hiện diện khắp nơi trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày của người Tày. Đó là những hàng rào đá được xếp rất khéo léo, chắc chắn trên các con đường dẫn vào làng, ngõ xóm, phía trước nhiều ngôi nhà, ngoài ruộng nương. Người ta còn dùng đá làm các vật dụng như ang chứa nước, cối xay, cối giã gạo, bếp... và dùng để bao quanh các ngôi mộ. Trong tâm thức của người Tày, đá gắn bó với con người từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi.

Theo bà Hoàng Thị Liễu, dân tộc Tày, ở xã Cô Ngân, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, thần đá còn giúp con người che chở những khắc nghiệt của thiên nhiên. Thờ thần đá hộ mệnh và giữ rừng thiêng thì được thần và rừng bảo vệ. Những khi trời mưa như trút, nước đổ ầm ào nhưng lúa, ngô trên nương rẫy không bị trôi vì bên trên có rừng ngăn nước, có hàng rào đá giữ đất... Bởi thế, những bức tường đá vẫn vững chắc tồn tại qua thời gian.

Việc thờ cúng thần đá của người Tày khá đơn giản, có thể chỉ là một mâm cúng gồm rượu, gà hoặc vịt, tiền âm phủ, thậm chí, chỉ cần một vài nhánh hương trầm cũng được. Vào các ngày rằm và mùng 1 hằng tháng hay ngày trọng đại của gia đình, “thần đá” được quan tâm đặc biệt. Đây là dịp người dân tỏ lòng thành kính và biết ơn với vị thần đá mà họ tôn sùng. Trải qua quá trình phát triển của đời sống xã hội, niềm tin vào vai trò giữ yên cửa nhà của thần đá, đá như một linh hồn sống, mãi mãi gắn bó với con người đã trở thành tín ngưỡng thờ cúng của người Tày, chứa đựng trong đó nhiều yếu tố văn hóa đặc sắc của cộng đồng dân tộc.

Độc đáo nhà sàn đá miền sơn cước

Rong ruổi nhiều nơi ở Cao Bằng, có thể bắt gặp nhiều ngôi nhà được xây dựng bằng đá, dù đã nhuốm màu thời gian vẫn trường tồn vững chãi. Có ngôi nhà được xây bằng đá đã hơn 100 tuổi. Lịch sử còn ghi, vào những năm cuối thế kỷ XVI, khi nhà Mạc lên vùng đất Cao Bằng xây dựng thành quách để bảo vệ biên cương, những ngôi nhà sàn bằng đá đã được dựng lên dành riêng cho những bậc quyền quý. Cứ thế, những đời sau đều giữ việc dựng nhà sàn đá của cha ông.

Theo chân Thượng tá Mê Văn Đạt, cán bộ Biên phòng tăng cường giữ chức danh Bí thư Đảng ủy xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng tôi được biết đến một ngôi làng của người Tày, đẹp như tranh vẽ, cách thác Bản Giốc chỉ hơn 1km. Đó là ngôi làng Khuổi Ky ở xã Đàm Thủy. Điểm đặc biệt là tất cả những ngôi nhà sàn trong làng đều được làm bằng đá. Khi chúng tôi đến nơi đã là chiều muộn, khói bếp từ những ngôi nhà sàn đá bay ra, bảng lảng bên sườn núi, khiến bản làng trở nên cổ kính, nhuốm màu huyền thoại miền biên viễn.

Làng Khuổi Ky trải rộng trên diện tích khoảng 1ha, với 14 nóc nhà sàn đá, lưng tựa vào núi, mặt hướng về dòng suối Khuổi Ky quanh năm róc rách tiếng suối chảy. Có thể thấy, nhà sàn ở làng Khuổi Ky được tạo tác khá đẹp mắt với tường và cầu thang dẫn lên nhà sàn được làm bằng đá rất chắc chắn. Ngôi nhà thường cao từ 7 đến 8m. Nhà sàn có 2 mái, được lợp ngói âm dương, cột nhà được tạo nên từ các khối gỗ lim, bên dưới là các phiến đá được đẽo tròn kê chân cột. Bên trong nhà, được chia thành các ngăn tương ứng với không gian sinh hoạt của gia đình như gian bếp lửa, gian thờ cúng tổ tiên, phòng ngủ cho các thành viên trong gia đình. Bên dưới sàn có độ cao khoảng 2m là nơi để nông cụ. Trước cửa hoặc bên hiên nhà có sàn phơi ngô, thóc...

Chúng tôi dừng chân tại nhà cụ Nông Văn Tâm (72 tuổi) khi cụ đang treo những bó lúa nếp tròn mẩy lên cái sào dài trước hiên nhà. Cụ Tâm cho biết: “Để hoàn thành một ngôi nhà sàn bằng đá phải mất từ 2-3 năm. Sau khi đã chọn được vị trí làm nhà, người thợ sẽ đo, đếm vị trí xếp từng viên đá. Trước đây, người thợ thường dùng vôi đã tôi hòa với nước và mật mía, cát để làm vật liệu dính các viên đá với nhau. Vì những viên đá có kích thước, trọng lượng khác nhau nên việc xếp những hòn đá thành tường khi xây nhà vô cùng khó khăn. Khó khăn nhất trong việc xếp đá là làm sao để độ dày hai bên của một bức tường phải thật cân đối, vuông vức. Chỉ cần lệch một chút sẽ phải gỡ đi xếp lại từ đầu. Để xếp được một bức tường bằng đá khi làm nhà, người thợ phải mất vài tháng”.

Anh Nông Văn Thơ, chủ homestay Quang Thuận chia sẻ: “Ngôi nhà sàn đá của tôi được xây dựng hơn 50 năm. Khi xã Đàm Thủy có chủ trương phát triển du lịch cộng đồng, làng Khuổi Ky được chọn làm điểm, gia đình tôi đã vay vốn, tu sửa ngôi nhà, mua sắm thêm các vật dụng để phục vụ lưu trú, ăn nghỉ cho du khách khi có dịp đến tham quan thác Bản Giốc. Rất nhiều du khách đến đây thăm phong cảnh, lưu trú đã rất thích thú khi được nghỉ trong ngôi nhà sàn bằng đá truyền thống này”.

Đến nay, dù trải qua nhiều biến cố của lịch sử và thời gian, những ngôi nhà sàn đá vẫn trường tồn vững chãi, trở thành biểu tượng văn hóa của người Tày, ẩn chứa những phong tục tập quán truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ của đồng bào Tày gắn bó, dựng xây biên giới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.
U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

U23 châu Á: Loại Hàn Quốc, Indonesia tạo ra địa trấn lớn nhất giải

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Indonesia đã khiến người hâm mộ bất ngờ, khi tạo ra địa trấn trước U23 Hàn Quốc. Trận đấu phải bước vào loạt sút luân lưu để định đoạt kết quả và chiến thắng gọi tên Indonesia.
U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

U23 châu Á: Nhật Bản dập tắt hy vọng vô địch của chủ nhà Qatar

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong vòng Tứ kết giải U23 châu Á, U23 Qatar đã thất thủ trước U23 Nhật Bản với tỷ số 2-4. Với kết quả này, U23 Qatar đã không thể thực hiện được tham vọng vô địch trên sân nhà.
Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Ngoại hạng Anh: Man City có đại thắng 4 sao trước Brighton

Thể thao - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Trong trận đá bù Vòng 29 Ngoại hang Anh, dù phải hành quân đến sân của Brighton, nhưng Man City vẫn đè bẹp đội chủ nhà với tỷ số 4-0.
CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: Ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Kinh tế - PV-Vương Minh - 1 giờ trước
Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, Công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.
Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị cung cấp thông tin cho Người có uy tín

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 1 giờ trước
Trong 4 ngày (từ 22 - 25/4/2024), Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức hội nghị tập huấn cung cấp thông tin cho 285 đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của 13 huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Tin trong ngày - 26/4/2024

Tin trong ngày - 26/4/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 26/4, có những thông tin đáng chú ý sau: 63 tỉnh, thành đã công bố lịch thi vào lớp 10 công lập. Huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình rà soát chất lượng giáo dục sau việc học sinh lớp 6 không biết đọc, viết. Thị Ai - Người “giữ lửa” văn hóa M’nông. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

SHB tăng tốc chuyển đổi, lợi nhuận quý I cao nhất lịch sử, mục tiêu 2024 tăng 22% và chia cổ tức 18%

Kinh tế - Vũ Mừng - 1 giờ trước
Năm 2024, SHB đặt kế hoạch lợi nhuận đạt 11.286 tỷ đồng, cao hơn 22% so với năm trước. Với chiến lược chuyển đổi 2024 - 2028, SHB xác lập mục tiêu TOP 1 về hiệu quả, khẳng định vị thế định chế tài chính hàng đầu, vươn tầm khu vực.
Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Thanh Hóa: Khai giảng lớp xóa mù chữ tại bản Bóng

Giáo dục - Quỳnh Trâm - 1 giờ trước
Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mường Lát tổ chức khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho hội viên phụ nữ và người dân bản Bóng, xã Mường Chanh.
Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Hội thi quốc tế về những món ăn từ sâm dây Tu Mơ Rông

Thời sự - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Sau 2 ngày diễn ra sôi nổi, 21 đội đã mang đến Hội thi ẩm thực quốc tế và Xác lập kỷ lục Việt Nam về các món ăn độc đáo, mang hương vị riêng được chế biến từ sâm dây của núi rừng Ngọc Linh. Các hoạt động, sự kiện diễn ra tại Hội thi mang ý nghĩa thiết thực, góp phần nâng tầm giá trị cây sâm dây, hướng đến sinh kế bền vững cho đồng bào Xơ Đăng từ việc phát triển diện tích cây sâm dây, loại dược liệu đặc trưng ở huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum).
Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Đại học Luật Hà Nội tham gia ngày hội tư vấn tuyển sinh- hướng nghiệp

Giáo dục - Khánh Sơn - 1 giờ trước
Vừa qua, Ban tư vấn tuyển sinh của trường Đại học Luật Hà Nội đã tham gia Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2024 do báo Tuổi Trẻ phối hợp Vụ Giáo dục ĐH (Bộ Giáo dục và Đào tạo), Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức với sự đồng hành của Tập đoàn Vingroup.
Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Hai người phụ nữ DTTS ở Lai Châu bị sát hại do mâu thuẫn tình cảm

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Cơ quan điều tra xác định, do mâu thuẫn tình cảm nên đối tượng Hàng A Hồ (Lai Châu) dùng dao nhọn đâm tử vong hai mẹ con chị L.