Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Góp tiếng nói bảo tồn, phát triển then

PV - 19:05, 21/07/2021

Sau nhiều năm nghiên cứu, tìm tòi, sưu tầm, nhóm tác giả Nguyễn Văn Bách (chủ biên), Nông Thị Cúc, Nguyễn Thị Thắm đã cho ra mắt cuốn sách “Tàng pựt mừa đẳm” (Đường then về tổ) - Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, phát hành năm 2021. Công trình này được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn trực tiếp chỉ đạo biên soạn.

Chủ biên của cuốn sách - Nghệ nhân Nguyễn Văn Bách (đứng giữa) thực hiện nghi lễ trong diễn xướng then. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Chủ biên của cuốn sách - Nghệ nhân Nguyễn Văn Bách (đứng giữa) thực hiện nghi lễ trong diễn xướng then. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Cuốn sách dày hơn 300 trang được thiết kế theo 2 phần rõ ràng, mạch lạc. Phần thứ nhất: “Diễn xướng then trong đời sống người Tày” đã giúp độc giả có cái nhìn khái quát về giá trị của then trong đời sống người Tày, đó là các giá trị về âm nhạc, múa, mỹ thuật, tư tưởng, ngữ văn, phong tục tập quán và lễ nghi truyền thống. Phần thứ hai: “Tàng pựt mừa đẳm” giới thiệu 20 văn bản then cùng với 2 phiên bản nguyên bản tiếng Tày và dịch tiếng Việt mà ở đó chúng ta có thể bắt gặp những bài hát rất thú vị gắn với đời sống sinh hoạt thường ngày của người Tày, như: “Tức Pi-a” (đánh cá), “Thấu nạn” (săn nai), “Tò mạy” (chặt cây), “Pắt Mèng Ngoảng” (bắt ve sầu), “Slự vài” (mua trâu)... Đặc biệt, ở phần dịch nghĩa tiếng Việt, nhóm tác giả đã có những nghiên cứu chuyên sâu để giải thích cặn kẽ, chi tiết về từng hoạt động gắn liền với các bài hát để người đọc có thể hình dung được cuộc sống của người Tày cũng như mối liên hệ giữa cuộc sống của họ với các bài hát then.

Cuốn sách là sản phẩm của quá trình nghiên cứu khoa học và dịch thuật một cách nghiêm túc, chỉn chu từ văn bản được dùng trong đại lễ “Lẩu then” của đồng bào Tày vùng cánh đồng các xã Tri Phương, Quốc Khánh của huyện Tràng Định (Lạng Sơn). So với các vùng khác, vùng Tràng Định gọi diễn xướng then là “pựt”, do vậy nhóm tác giả đã đề “Tàng pựt” thay cho “Tàng then” để thể hiện sự tôn trọng đối với ngôn ngữ địa phương.

Như chúng ta đã biết, từ lâu, Tràng Định được biết đến là địa danh có nghệ thuật diễn xướng then Tày truyền thống lâu đời và được thừa nhận là vùng then quan trọng không chỉ của tỉnh Lạng Sơn mà còn của cả vùng Việt Bắc rộng lớn.

Từ những năm đầu thế kỷ XX, nghệ thuật diễn xướng then Tày của xã Thất Khê (nay là thị trấn Thất Khê, huyện Tràng Định) đã được các nhiếp ảnh gia người Pháp chụp lưu lại trên các bưu ảnh và phát hành cả ở Việt Nam cũng như tận nước Pháp xa xôi.

Năm 1967, Đoàn Ca múa dân gian khu tự trị Việt Bắc (nay là Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc - Thái Nguyên) đã cử đoàn cán bộ đến xã Đại Đồng (huyện Tràng Định) để sưu tầm then “Tò mạy” từ nghệ nhân Nguyễn Thị Bình. Điệu then này hiện đã phổ biến trên khắp các sân khấu chuyên nghiệp cũng như quần chúng và được sử dụng để làm nhạc múa đệm cho công tác giảng dạy múa dân gian dân tộc Tày trong các trường nghệ thuật chuyên nghiệp. Đặc biệt, năm 2017, Tràng Định có 2 nghệ nhân hát then là Nguyễn Văn Thọ và Nguyễn Văn Bách được Viện Văn hóa thế giới Paris (Pháp) mời sang trình diễn then phục vụ công chúng tại “kinh đô ánh sáng”.

Tiếp nối truyền thống lịch sử ấy mà trong cuốn sách “Tàng pựt mừa đẳm”, nhóm tác giả - những người con tâm huyết với nghệ thuật then truyền thống của mảnh đất Tràng Định đã sưu tầm, giới thiệu 20 văn bản then quý từ nghệ nhân thực hành then tâm linh Nông Thị Cúc (sinh năm 1933, nguyên quán xã Quốc Khánh, huyện Tràng Định). Nghệ nhân Nông Thị Cúc chính thức tham gia thực hành nghi lễ then từ năm 14 tuổi và là truyền nhân cuối cùng của dòng then “khách” ở xã Quốc Khánh - một dòng then có màu sắc âm nhạc vui tươi, mạnh mẽ và lời ca thấm đẫm chất tự sự. Do được tiếp xúc và học hỏi từ các nghệ nhân tiền bối đã hành nghề từ thế kỷ trước nên nghệ nhân Nông Thị Cúc vẫn giữ được những lề lối cổ chưa bị pha tạp, thay đổi.

Điều đáng quý là trong các văn bản của nghệ nhân Nông Thị Cúc mang nhiều giá trị về ngôn ngữ vì hàm chứa rất nhiều từ ngữ Tày cổ mà cho đến nay không còn hiện diện trong đời sống thường ngày. Ngoài ra, ở những văn bản này còn có rất nhiều ngôn ngữ tiếng Việt đan xen. Tất nhiên, điều đó đã gây không ít khó dễ cho nhóm tác giả trong công tác dịch thuật nhưng lại là bằng chứng rõ nét cho sự giao lưu văn hóa Tày - Việt và là hướng mở cho công tác nghiên cứu lịch sử, nguồn gốc hình thành và phát triển tộc người. Điều đặc biệt nhằm đưa đến độc giả cái nhìn thực tế và sâu sắc về văn bản nên nhóm tác giả đã lựa chọn phương pháp dịch nghĩa và dịch ý thay vì dịch theo thơ sẽ bị phụ thuộc vào thơ.

Bìa cuốn sách “Tàng pựt mừa đẳm”. Ảnh: Ngô Khiêm
Bìa cuốn sách “Tàng pựt mừa đẳm”. Ảnh: Ngô Khiêm

Trong cuốn sách này, nhóm tác giả cũng đã có những phân tích, dẫn chứng hết sức tâm huyết để “hiến kế” cho công tác bảo tồn và phát huy then trong đời sống đương đại, như: Nhanh chóng nghiên cứu, ghi chép, ghi âm vốn then cổ trong dân gian; đẩy mạnh giảng dạy hát then trong các trường học; cải biên, nâng cao và đặt lời để đưa then lên sân khấu chuyên nghiệp...

Từ những ý kiến đó, nhóm tác giả cũng đã mạnh dạn khẳng định: “Những tiết mục hát then đã cải biên sẽ trở thành điểm nhấn cho các chương trình nghệ thuật, trở thành “đặc sản văn hóa” rất quý giá để các tỉnh miền núi phía Bắc đem “khoe” với bạn bè bốn phương. Những bài then đã cải biên theo các chủ đề, các chương trình của Đảng và Nhà nước còn là nguồn tư liệu “cổ động” rất sinh động và thiết thực khi tuyên truyền tại các vùng dân tộc thiểu số, miền núi”.

Chủ biên của cuốn sách - nghệ nhân trẻ Nguyễn Văn Bách nhấn mạnh: “Then là tài sản vô giá không chỉ của người Tày - Nùng mà còn là của chung của nền văn hóa Việt Nam - một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Việc bảo tồn và phát huy hát then không chỉ là của riêng ngành văn hóa mà nó còn là nhiệm vụ chung của toàn xã hội, đặc biệt là ở những người con của quê hương Việt Bắc, những người con của dân tộc Tày - Nùng. Nếu chúng ta không bảo vệ được hát then thì chúng ta đã mắc tội với ông bà, tổ tiên và con cháu đời sau vì đã làm mất đi “kho báu” vô cùng quý giá mà phải rất lâu nữa chúng ta cũng ko thể gây dựng được”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Phục dựng Lễ tỉa lúa trong đời sống đồng bào Ba Na

Phục dựng Lễ tỉa lúa trong đời sống đồng bào Ba Na

Từ lâu Lễ tỉa lúa đã gắn liền với đời sống của đồng bào Ba Na ở Gia Lai. Vào tháng 3 hằng năm, trước mỗi mùa gieo trồng, cộng đồng người Ba Na họp lại, cùng nhau làm Lễ tỉa lúa để cầu mong mưa thuận, gió hoà, mùa màng tươi tốt. Đây cũng là dịp tạ ơn Thần lúa đã giúp bà con có mùa bội thu, thóc lúa đầy kho.
Tin nổi bật trang chủ
Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tạm ngừng khai thác tại 4 sân bay do bão TRAMI từ sáng 27/10

Tin tức - Hương Trà - 18:16, 26/10/2024
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản gửi Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam; Cảng Hàng không quốc tế: Đà Nẵng, Phú Bài; Cảng hàng không: Đồng Hới, Chu Lai; Cảng vụ Hàng không miền Bắc và miền Trung về việc tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay do ảnh hưởng cơn bão TRAMI.
Thừa Thiên Huế: Lợi ích

Thừa Thiên Huế: Lợi ích "kép" từ chợ phiên vùng cao

Kinh tế - Phạm Tiến - 18:16, 26/10/2024
Để thúc đẩy việc tiêu thụ hàng nông sản, thủ công mỹ nghệ của đồng bào các dân tộc, hai huyện Nam Đông và A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã duy trì chợ phiên vùng cao vào dịp cuối tuần, cuối tháng. Chợ phiên không chỉ là nơi đồng bào trao đổi, mua bán hàng hóa, mà còn là điểm nhấn trong phát triển du lịch của địa phương.
Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Điều đọng lại từ Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An

Phóng sự - An Yên - 18:11, 26/10/2024
Chương trình Liên hoan nghệ thuật trình diễn dân gian các DTTS Nghệ An năm 2024 đã khép lại. Cộng đồng không bàn nhiều đến danh hiệu mà các đội đã đạt được từ sự đánh giá của Ban Tổ chức; điều đọng lại trong cảm nhận mỗi người chứng kiến, chính là bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc ngày càng tỏa sáng; được gìn giữ, phát huy tốt hơn; trở thành di sản thiêng liêng cho hậu thế mai sau. Đó cũng là mạch nguồn văn hóa chảy mãi cùng sự trường tồn phát triển của mỗi dân tộc trên mảnh đất xứ Nghệ.
Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Huyện Bình Chánh (TP. Hồ Chí Minh): Ra mắt Tổ bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở trên địa bàn xã Phong Phú

Tin tức - Tạ Tùng - 17:22, 26/10/2024
31 công dân xã Phong Phú, huyện Bình Chánh vừa được chính quyền xã trao quyết định công nhận là thành viên chính thức của Tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn xã.
Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Ninh Thuận: Trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Raglay

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 16:55, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại xã Phước Thành, huyện Bác Ái, Đài Phát thanh- Truyền hình Ninh Thuận phối hợp Nhóm thiện nguyện Hương Từ Bi tổ chức Chương trình trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nguyễn Huệ.
Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Đức Cơ (Gia Lai): Nỗ lực xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS

Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.
Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Nguồn lực Chương trình MTQG thúc đẩy vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận khởi sắc

Chương trình 1719 - Minh Thu - 16:53, 26/10/2024
Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận.
Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Bắc Giang tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật cho đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 16:13, 26/10/2024
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.
Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Đêm 26/10, bão số 6 ảnh hưởng tới vùng biển từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi

Tin tức - Hương Trà - 15:48, 26/10/2024
Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.
Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Phú Thọ quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mạnh Cường - 14:39, 26/10/2024
Nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo các xóm, bản vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Thọ đã có bước chuyển mạnh mẽ.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Phó Chủ tịch Quân ủy Trung Quốc

Thời sự - PV - 13:03, 26/10/2024
Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.