Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Để Then hòa vào dòng chảy cuộc sống hiện đại

Hoàng Thị Hiền - 10:05, 18/12/2020

Then là một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then do các thầy Then thực hiện trong các lễ cấp sắc, giải hạn, cầu phúc, tang ma… Hiện nay việc bảo tồn, phát huy giá trị của Then trong đời sống hiện đại đang có nhiều khởi sắc.

Một tiết mục hát Then nghi lễ tại Liên hoan nghệ thuật hát Then - đàn Tính các dân tộc Tày- Nùng- Thái toàn quốc lần thứ VI. Ảnh Ngọc Ánh
Một tiết mục hát Then nghi lễ tại Liên hoan nghệ thuật hát Then - đàn Tính các dân tộc Tày- Nùng- Thái toàn quốc lần thứ VI. Ảnh Ngọc Ánh

Then “xuất ngoại”

Cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng rất có ý thức bảo tồn nghi lễ Then, thể hiện ở việc bà con vẫn mời thầy Then về nhà thực hiện các nghi lễ như: lễ cầu con, đầy tháng, cưới, hỏi, chúc thọ ...

Nghệ nhân Nguyễn Văn Thọ, một thầy Then trẻ tuổi ở tỉnh Lạng Sơn chia sẻ: “Sách về Then thì có ít, nếu có cũng chỉ viết bằng chữ Nôm, chữ Tày, không có sách cổ viết bằng chữ quốc ngữ. Bây giờ các nhà nghiên cứu văn hóa về ghi âm và dịch ra chữ quốc ngữ thì thế hệ trẻ mới tiếp cận Then dễ dàng hơn. Nếu muốn học hát Then - đàn Tính thì phải hiểu tiếng Tày và nói được tiếng Tày. Bảo tồn phát triển nghi lễ Then cần song song với việc bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, phong tục, tập quán của người Tày, người Nùng thì mới hiệu quả”.

Thầy Then Nguyễn Văn Thọ đang làm lễ.
Thầy Then Nguyễn Văn Thọ đang làm lễ.

Tháng 10/2017, Nghệ sĩ Nhân dân Triệu Thủy Tiên, nghệ sĩ Xuân Bách, Nghệ nhân Ưu tú Nông Thị Lìm và các nghệ nhân Nguyễn Văn Thọ, Chu Văn Minh, Nông Công Nam được tham gia biểu diễn Then tại Nhà hát Mandapa trong Chương trình “Le then des Tày et Nùng” trong Lễ hội Âm nhạc thế giới, do Viện Văn hóa thế giới Paris (Cộng hòa Pháp) tổ chức.

Theo yêu cầu của Nhà hát, các nghệ nhân, nghệ sĩ đã thiết kế sân khấu biểu diễn theo không gian thờ tự truyền thống của các thầy Then. Thủ đô Paris cách vùng Then Việt Bắc gần nửa vòng trái đất, nên tất cả phương tiện phục vụ đêm diễn, từ nén nhang đến bát gạo, các nghệ nhân, nghệ sĩ đều phải chuẩn bị từ Việt Nam. Chính điều này đã tạo nên một sân khấu biểu diễn đậm chất Then, khiến người xem như đang đắm chìm trong Then Việt Bắc tại chính xứ sở người Tày, Nùng.

Then được sân khấu hóa để đến gần hơn với đông đảo khán giả. (Ảnh Ngọc Ánh)
Then được sân khấu hóa để đến gần hơn với đông đảo khán giả. (Ảnh Ngọc Ánh)

Quảng bá Then bằng sân khấu hóa

Nghệ sĩ Xuân Bách, giảng viên Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc cho rằng: Việc đưa Then lên sân khấu đã được các nghệ nhân, nghệ sĩ cao tuổi thực hiện từ rất lâu. Từ những năm 1950-1960, đã có nhiều bài Then của các nhạc sĩ Hoa Cương, Đinh Quang Khải được phát trên sóng Đài Phát thanh khu Tự trị Việt Bắc qua giọng hát của nhiều nghệ nhân, nghệ sĩ như Bích Thu, Hà Bời, Kim Hân, Thu Hà… Đưa Then lên sân khấu là đưa những điều tốt đẹp nhất, dễ đi vào lòng người nhất để tất cả chúng ta cùng bè bạn khắp bốn phương biết được những điều đặc sắc của hát Then. Chính vì thế, Then mới được bay cao, bay xa khắp mọi miền và để các thế hệ gìn giữ và bảo tồn Then.

Tái hiện một phân cảnh Then nghi lễ trên sân khấu
Tái hiện một phân cảnh Then nghi lễ trên sân khấu

Thầy giáo Doãn Long, người đã gắn bó nhiều năm với mảnh đất đậm nét văn hóa Tày ở huyện Định Hóa (Thái Nguyên) nhận xét: Khi nghe các nghệ nhân biểu diễn, tôi biết có hai loại Then cổ và Then mới. Then cổ thể hiện rõ nét văn hóa cổ xưa của đồng bào Tày, Nùng. Vì thế người nghe phải thực sự am hiểu văn hóa của người Tày, người Nùng mới cảm nhận được sự sâu sắc của làn điệu cũng như cách thể hiện.  Còn Then mới mang nhiều màu sắc sân khấu hơn, người nghe cảm thấy vui nhộn, dễ nghe hơn. Cả hai dòng Then đều đậm đà, đều có nét riêng, để hòa mình vào cuộc sống hiện đại.

Then vẫn tồn tại trong mỗi bản của người Tày Nùng từ đời này sang đời khác trong lễ đầy tháng, cưới hỏi, ma chay, đoạn tang, giải hạn... Then được người xa quê đem theo đến vùng đất mới làm ăn. Then được đưa vào nhà trường dạy học, biểu diễn ở cơ quan, khu du lịch, lễ hội, từ trung ương đến địa phương, thậm chí sang cả nước ngoài. Then mới hay Then cổ vẫn tồn tại song hành, bổ sung cho nhau, vừa bảo tồn, vừa quảng bá văn hóa dân tộc. Đặc biệt khi Thực hành Then được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại ngày 12/12/2019 càng mở ra cơ hội để Then hòa vào dòng chảy cuộc sống hiện đại.

Nghệ nhân Ưu tú Nông Thị Lìm (áo xanh, ngồi giữa) và các để tự thể hiện một trích đoạn Then nghi lễ tại phố cổ- Hà Nội. Ảnh : Ngọc Ánh
Nghệ nhân Ưu tú Nông Thị Lìm (áo xanh, ngồi giữa) và các để tự thể hiện một trích đoạn Then nghi lễ tại phố cổ- Hà Nội. Ảnh : Ngọc Ánh
Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.