Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Ái: “Cánh chim rừng” không mỏi

Thúy Hồng - 09:47, 24/08/2020

Năm nay 60 tuổi đời, Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Xuân Ái đã có hơn 40 năm gắn bó với những làn điệu hát Then, hát Sli, hát Lượn của dân tộc Tày, Nùng… Những câu hát, điệu Then đã ngấm sâu vào máu thịt, là mạch nguồn sống để ông cống hiến hết mình đối với nghệ thuật của dân tộc, làm nên tên tuổi NSND của núi rừng Việt Bắc.

Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Ái chụp ảnh lưu niệm với các nghệ sĩ nước ngoài.
Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Ái chụp ảnh lưu niệm với các nghệ sĩ nước ngoài.

Giọng ca vàng của núi rừng

NSND Xuân Ái sinh ra và lớn lên trong một gia đình dân tộc Tày ở xã Lương Can, huyện Thông Nông (Cao Bằng). Từ nhỏ, ông đã được sống trong những lời hát Then, tiếng đàn Tính ngọt ngào của mẹ. Tiếng đàn, giọng hát cứ thế thấm vào tâm trí và đưa ông vào thế giới nghệ thuật với niềm đam mê.

Ông kể, ngày còn bé ông thường lấy trộm cây tính tẩu của mẹ để tập đánh đàn. Sợ mẹ phát hiện, ông còn trốn vào trong màn để đánh. Một lần, mẹ ông đi làm về và bắt gặp cậu con trai ngồi trong màn để học chơi đàn. Từ đó, ông chính thức được mẹ dạy chơi đàn và hát điệu hát của dân tộc mình. Hằng ngày, ông được mẹ đưa đi làm cùng, cho chơi đàn và hát cho người thân quen nghe...

Năm 1977, ông nhập ngũ vào Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng. Trong chiến tranh biên giới năm 1979, ông bị thương nên giải ngũ, chuyển sang làm diễn viên của Đoàn Nghệ thuật tỉnh Cao Bằng. Năm 1993, ông chuyển công tác về Đoàn Ca múa dân gian Việt Bắc (nay là Nhà hát Ca, múa, nhạc dân gian Việt Bắc).

Với chất giọng trữ tình, truyền cảm, từng làn điệu Then được NSND Nông Xuân Ái cất lên cùng tiếng đàn Tính thiết tha, ngọt ngào đã trở thành người bạn tâm giao chia sẻ niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống với những người dân ở núi rừng Việt Bắc.

Bồi đắp cho nghệ thuật dân tộc

NSND Nông Xuân Ái chia sẻ: Các chương trình nghệ thuật phải thực sự đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng cũng phải chắt lọc, nâng cao và phát triển bồi đắp cho nghệ thuật mang hơi thở hiện đại, phù hợp với nhịp sống hôm nay. Mỗi một tác phẩm phải đi vào chuỗi nghệ thuật, xuyên suốt bằng câu chuyện âm nhạc, hình ảnh, ngôn ngữ múa, lời hát, lời thoại… để đưa khán giả hiểu biết về các vùng văn hóa khác nhau, tạo nên cảm giác mới lạ mới cuốn hút được khán giả.

Trong cuộc đời gắn bó với sự nghiệp âm nhạc dân tộc, tên tuổi của ông đã gắn liền với những ca khúc như: Mời anh lên Cao Bằng, Gặp nhau trong rừng mơ, Tình đất, Ba Bể Pế tiên; Đợi nàng (đạt Huy chương Vàng Liên hoan ca múa nhạc dân tộc năm 1994, được tổ chức tại Lai Châu); Tiếng gọi của rừng (Giải Vàng Hội diễn ca múa nhạc chuyên nghiệp khu vực phía Bắc, năm 2004); Huy chương Bạc tiết mục Nơi ngọn nguồn núi Đợi; Huy chương Vàng tiết mục Tiếng vọng, Huy chương Bạc về sáng tác ca khúc Tiếng gọi Lủng Pảng…

Năm 2018, ông cùng Ban lãnh đạo Nhà hát đã dàn dựng thành công vở diễn “Mỵ”, được công diễn tại Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc lần I tại Cao Bằng và thu hút được sự quan tâm của đông đảo khán giả. Sau đó, vở diễn được một đơn vị tài trợ đưa vào biểu diễn phục vụ du khách trong và ngoài nước và diễn định kỳ tại Nhà hát Lớn Hà Nội, gây được tiếng vang lớn đối với truyền thông và công chúng.

 Không chỉ tạo tiếng vang đối với công chúng trong nước, Nghệ sĩ Xuân Ái còn đưa nghệ thuật dân tộc đến với công chúng thế giới thông qua các chuyến dẫn đoàn các nghệ sĩ của Nhà hát đi biểu diễn ở nhiều nước  trên thế giới như: Hàn Quốc, Thái Lan, Lào, Pháp...

Đau đáu với nghệ thuật dân tộc, trong suốt 28 năm giữ vai trò lãnh đạo Nhà hát Ca múa nhạc dân gian Việt Bắc, ông đã cùng với Ban lãnh đạo nhà hát dẫn dắt đoàn; khuyến khích và tạo mọi điều kiện để giữ chân những tài năng ở lại nhà hát, bảo đảm đời sống nghệ sĩ có thể bám trụ với nghề.

Với những cống hiến hết mình cho nghệ thuật dân tộc, năm 2003, ông được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen. Năm 2016, ông được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ Nhân dân. Ông là một trong những đại biểu tiêu biểu của Thái Nguyên sẽ tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II năm 2020 sắp tới.

Sau những năm tháng gắn bó với nghệ thuật dân tộc, từ 1/7/2020 Nghệ sĩ Nhân dân Xuân Ái đã được nghỉ theo chế độ. Nhưng với nhiệt huyết luôn cháy bỏng cùng âm nhạc dân tộc, ông vẫn chưa chịu nghỉ ngơi. Nghệ sĩ Xuân Ái vẫn tiếp tục tham gia giảng dạy tại Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Việt Bắc để tiếp tục bồi đắp tình yêu âm nhạc cho các thế hệ con em dân tộc.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời cảm ơn của Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 20:27, 26/07/2024
Ngày 26/7, ngay sau Lễ an táng, Ban Lễ tang Nhà nước và gia đình đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có Lời cảm ơn.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - BDT - 13:23, 26/07/2024
13 giờ hôm nay (26/7), Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông. Lễ an táng diễn ra lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Những tiếng chiêng buồn trên cao nguyên Tu Mơ Rông !

Thời sự - Ngọc Chí - 11:07, 26/07/2024
Mặc dù trời mưa lớn, nhưng 8 giờ sáng ngày 26/7, 86/86 thôn làng đồng bào Xơ Đăng huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum đã tổ chức lễ tưởng nhớ, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn, thể hiện tình cảm của đồng bào Xơ Đăng dành cho Tổng Bí thư, người lãnh đạo luôn một lòng vì nước, vì dân.
Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Sơn La, Điện Biên tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ

Xã hội - Minh Thu - 10:51, 26/07/2024
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, những ngày qua, tại hai tỉnh Sơn La và Điện Biên đã có mưa to đến rất to, gây lũ quét, lũ ống, làm thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hiện hai địa phương đang tập trung triển khai các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xếp hàng từ sáng sớm viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:50, 26/07/2024
Từ sáng sớm nay (26/7), hàng nghìn người dân tiếp tục xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Nhiều người bày tỏ niềm tiếc thương với Tổng Bí thư bằng những bức ảnh, bài thơ tự sáng tác.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tình cảm của lãnh đạo và Nhân dân Lào đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thời sự - PV - 10:48, 26/07/2024
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng ra đi không chỉ là mất mát to lớn của gia quyến, của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân các dân tộc Lào cũng mất đi người bạn thân thiết nhất. Đất nước Lào sẽ giữ mãi trong tim những tình cảm chân thành, tình đồng chí trân trọng đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong trái tim người dân xứ Nghệ

Thời sự - Thanh Nguyễn - 07:21, 26/07/2024
Trong suốt sự nghiệp chính trị của mình, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng đã dành những tình cảm đặc biệt cho quê hương Nghệ An. Bằng chứng là, trên cương vị người đứng đầu của Đảng, Tổng Bí thư đã 2 lần về thăm, làm việc tại tỉnh Nghệ An vào các năm 2012, 2017, đồng thời, chủ trì 3 cuộc làm việc của Bộ Chính trị về ban hành, sơ kết, tổng kết các Nghị quyết phát triển Nghệ An. Những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và làm việc của người đứng đầu Đảng đã để lại tình cảm, sự trân quý trong lòng người dân xứ Nghệ.
Vị Xuyên hôm nay...

Vị Xuyên hôm nay...

Phóng sự - Tào Đạt - 06:57, 26/07/2024
Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, mặt trận Vị Xuyên (Hà Giang) từ một địa bàn được xác định là thứ yếu, trở thành một điểm nóng ác liệt. Ở đây, những câu chuyện về sự hi sinh của người lính đã trở thành một bản anh hùng ca bất diệt. Và sự “thay da đổi thịt” ở mảnh đất này ngày hôm nay làm càng tôn lên giá trị của hòa bình, mang theo đó là những ước vọng nơi biên cương Tổ quốc.
Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Những giọt nước mắt của sự kính trọng, tiếc thương!

Thời sự - Nhóm PV - 22:31, 25/07/2024
Tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh và tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, ngày 25/7, rất đông người dân đứng xếp hàng từ sớm, lặng lẽ chờ đợi để được vào viếng Tổng Bí thư trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn. Càng về đêm, dòng người hướng về Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội càng đông. Mọi người xếp hàng ngay ngắn, thành kính chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Đồng bào cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong niềm tiếc thương vô hạn

Thời sự - Thúy Hồng - 21:51, 25/07/2024
Ngay từ sáng sớm ngày 25/7, dòng người từ TP. Hà Nội và các tỉnh, thành lân cận trong cả nước đã đến xếp hàng dọc các con phố dẫn tới Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội và quê hương của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội để chờ được vào thắp nén tâm hương tỏ lòng thành kính đối với vị lãnh đạo hết lòng vì nước, vì dân, dành trọn cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước.